Các dòng tranh dân gian trứ danh hội tụ đón Xuân ở phố cổ Hà Nội

Chiều ngày 29/1, tại Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh dân gian “Nét xuân – di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam” của nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa.
29/01/2016 22:48

(Thethaovanhoa.vn) - Chiều ngày 29/1, tại Trung tâm giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ) đã khai mạc triển lãm tranh dân gian “Nét xuân – di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam”.

Đây là sự kiện do Bảo tàng gốm sứ tư nhân Hà Nội phối hợp cùng Ban quản lý phố cổ tổ chức để đón xuân Bính Thân 2016. Triển lãm diễn ra từ 29/1 tới 16/2 (mùng 7 tết Nguyên đán), với hơn 200 tranh dân gian và hiện vật thuộc các dòng tranh dân gian nổi tiếng của nước ta trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, làng Sình, tranh Kiếng Nam Bộ….


Lễ cắt băng khai mạc triển lãm

Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh dân gian quen thuộc với người dân Bắc Bộ mang tính biểu trưng, trang trí nhưng vẫn giữ được những nét mộc mạc gần gũi. Các bức tranh ghi lại tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống đời thường cũng như các mối quan hệ xã hội ở nông thôn Bắc Bộ. Đây là một trong những dạng tư liệu lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Chọi trâu (tranh Đông Hồ)

Thày đồ Cóc (tranh Đông Hồ)

Các bức tranh Đông Hồ như Mẹ con lợn, Đám cưới chuột, Thày đồ Cóc, Chọi trâu… vốn đã vô cùng quen thuộc với khán giả. Ra đời từ khoảng thế kỷ 16, 17, dòng tranh này là nghề truyền thống của làng Đông Hồ (Bắc Ninh) và được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia vào năm 2012.


Một số bức tranh Đông Hồ trưng bày ở triển lãm.

Tranh Hàng Trống xưa kia được làm ra chủ yếu để phục vụ thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp thị dân, quý tộc Thăng Long. Tranh hàng Trống có hai loại tranh chính đó là: tranh thờ và tranh Tết. Tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo, Đạo Mẫu. Tranh Tết có nhiều đề tài như chúc phúc, tứ quý... 

Tranh Hàng Trống là dòng tranh dân gian nổi bật tại Hà Nội và có thời kỳ phát triển cực thịnh vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là dòng tranh sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, dùng màu thuốc nước và tô bằng bút lông. Hiện tại, dòng tranh này chỉ còn một xưởng vẽ của dòng họ nghệ nhân Lê Đình Liệu ở phố Cửa Đông, với trên 50 khuôn ván in còn giữ được.

Nghệ nhân tranh hàng Trống – Lê Đình Nghiên chia sẻ “Khác với tranh Đông Hồ, tranh hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ. Nếu như các bức tranh Đông Hồ được in từ các bản khắc gỗ thì tranh hàng Trống có những tác phẩm phải vẽ tay từ những nét đầu tiên”.

Mẹ con (tranh Hàng Trống)

Ngũ hổ (tranh Hàng Trống)


"Cô Bơ"


"Đức thánh Trần Hưng Đạo"


Có rất nhiều tác phẩm tranh hàng Trống khác được trung bày ở triển lãm.

Tranh dân gian làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, thành phố Huế, là dòng tranh thờ theo các tín ngưỡng cổ. Tranh Sình chỉ có một ván in nét lấy hình và các máng đen, in đen và đôi khi có điểm xuyết những vạch màu. 

Điểm khác biệt của tranh làng Sình với các dòng tranh Đông Hồ, hàng Trống, Kim Hoàng đó là tranh làng Sình được dùng để thờ cúng, cúng xong sẽ đốt. Duy nhất chỉ có bức tranh “Tượng Bà” là được thờ suốt một năm, sang năm sau mới thay tranh mới.

Tranh lợn Kim Hoàng (được phục chế từ bản khắc còn lưu giữ)

Một số bức tranh Kim Hoàng được phục chế theo tranh tư liệu của Pháp



Tố nữ (tranh làng Sình)

Táo quân (tranh làng Sình)

Tranh Đồ Thế Nam Bộ xuất hiện ở nhiều nơi thuộc miền Trung và Nam bộ cũng là tranh thờ cúng giống như tranh làng Sình nhưng thường là những bức tranh nhỏ, chỉ tin trên nền giấy đỏ với những đường nét mộc mạc, tạo hình đơn giản. Hình in trên tranh chủ yếu là hình các vị thần, đồ dùng của thần 12 con giáp. Tranh chủ yếu được người dân mua về để cúng giải hạn, cúng cho người bệnh, sau khi cúng sẽ đốt.

Tại triển lãm có trưng bày khá nhiều các bản khắc gỗ của tranh làng Sình và tranh Đồ Thế Nam Bộ. Tuy nhiên, dưới các bản khắc gỗ có ký hiệu khuyến nghị khách tham quan không chụp ảnh nên chúng tôi xin phép không đưa hình ảnh.

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức – Hà Nội) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Thời đó, người dân nơi đây nhận thấy rằng tranh Đông Hồ và tranh hàng Trống không phù hợp lắm về gu thẩm mỹ và túi tiền. Bởi vậy, tranh Kim Hoàng được ra đời từ đây. Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy sau đó sẽ tùy ý sáng tạo, tự do chấm phá tạo nên những tác phẩm khác nhau. Mỗi bức tranh lại có những nét đẹp rất riêng. Đây là một trong những điểm được yêu thích nhất của tranh Kim Hoàng.

Hiện nay, tranh Kim Hoàng chỉ còn lại một vài bức tranh, trong đó có những bức in trong tài liệu xuất bản của người Pháp.


Tranh Kim Hoàng “Gà” , “Lợn”phục chế theo mẫu của Pháp

Tranh kiếng Nam Bộ có mặt ở cung đình Huế từ thời Nguyễn, đó là các sản phẩm mỹ nghệ ký kiểu đặt hàng, nhập khẩu. Phải đến thế kỷ 20, dòng tranh kiếng Nam bộ - dòng tranh kiếng chợ lớn mới ra đời. 

Tranh kiếng khá đa dạng: Tranh thờ tổ tiên, tranh Thần, Phật, tranh cảnh vật trang trí nội thất, tranh chúc tụng... đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và mĩ thuật của công chúng khắp vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, tranh kiếng ngày nay đang mất dần sự quan tâm của đông đảo người dân, cần có những biện pháp để bảo tồn.

Một bức tranh Kiếng tại Gò Công, vẽ cách đây gần 100 năm

Một bức tranh Kiếng của đồng bào Khơ me, vẽ các ngôi chùa.


Tranh kiếng Bát Tiên


Tranh kiếng Bao Công – Ngũ hổ tướng quân – Thiên cửu nương nương


Triển lãm thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.

Triển lãm “Nét xuân – di sản văn hóa tranh dân gian Việt Nam” sẽ kết thúc vào ngày 16/2/2016.

Sơn Tùng - Mỹ Anh

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Triển lãm tranh "Nét vẽ tình thân" tại Ga Hà Nội

Vào lúc 10h ngày 21/12 tại tầng 2 của Ga Hà Nội sẽ khai mạc triển lãm "Nét vẽ tình thân", bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật Rừng Xòe đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

100 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Thi: Tưởng nhớ và tôn vinh một người nghệ sỹ, một nhà văn hóa

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024). Đông đảo văn nghệ sĩ trí thức và đại diện gia đình nhà văn tham dự.

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.