ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào

Đại hội thể thao châu Á ASIAD 19 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc). Hơn 12.000 vận động viên (VĐV) của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ bước vào cuộc tranh tài để thể hiện tài năng, cũng như khẳng định vị thế tại ngày hội có quy mô lớn thứ 2 thế giới.
13/09/2023 18:12
VIẾT THÀNH

Đại hội thể thao châu Á ASIAD 19 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc). Hơn 12.000 vận động viên (VĐV) của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ bước vào cuộc tranh tài để thể hiện tài năng, cũng như khẳng định vị thế tại ngày hội có quy mô lớn thứ 2 thế giới.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới

ASIAD 19 ban đầu được dự kiến tổ chức vào tháng 9/2022, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nước chủ nhà Trung Quốc đã dời thời gian tổ chức 1 năm. Cụ thể, Đại hội thể thao châu Á sẽ diễn ra từ ngày 23/9 tới 8/10 tại Hàng Châu (Trung Quốc), gồm 40 môn thi đấu với 66 phân môn và 502 nội dung. Hàng Châu là thành phố thứ ba của Trung Quốc đăng cai Đại hội Thể thao châu Á, sau Bắc Kinh 1990 và Quảng Châu 2010.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào - Ảnh 2.

Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới

ASIAD năm nay có sự tham dự của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á và 5 Ủy ban Olympic quốc gia châu Đại Dương. ASIAD 19 có sự tham dự của hơn 12.000 VĐV, phá vỡ kỷ lục 11.300 VĐV tham dự kỳ Đại hội trước ở Jarkata (Indonesia) năm 2018.

Ban đầu, ASIAD 19 dự kiến được tổ chức vào tháng 9/2022. Tuy nhiên, sau khi bị hoãn lại 1 năm bởi dịch bệnh, ASIAD 19 dù diễn ra vào năm nay nhưng vẫn được tính cho năm 2022. Khẩu hiệu của ASIAD năm nay sẽ là "Heart to Heart, @Future" (Từ trái tim tới trái tim, hướng đến tương lai).

Đây là slogan mang ý nghĩa kéo các nền thể thao châu Á lại gần nhau hơn, giữ tình đoàn kết và tương trợ nhau nhiều hơn để cùng phát triển, cùng hướng tới một tương lai hưng thịnh. 

Nơi chủ nhà Trung Quốc giới thiệu nét văn hóa đặc trưng 

Việc ASIAD diễn ra tại Trung Quốc sẽ là cơ hội để nước chủ nhà mang tới nét văn hóa đặc trưng và vô cùng tiêu biểu trong các quốc gia châu Á. Trong đợt tham quan và làm việc của các phái đoàn Ủy ban Olympic quốc tế cũng như Ủy ban Olympic châu Á, các trưởng đoàn thể thao tham dự ASIAD 19 đã nhận được lời khuyến nghị của Ban tổ chức về những điều "nên và không nên" trong văn hóa Trung Quốc.

Theo đó, dù vui mừng hay phấn khởi đến mấy thì việc hôn lên má và ôm nhau là không thể chấp nhận được bởi trong trường hợp này, chỉ cần bắt tay là đủ. Ban tổ chức ASIAD 19 sẽ đánh giá cao nếu lãnh đạo các đoàn trao đổi danh thiếp trong các sự kiện.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào - Ảnh 3.

Chủ nhà Trung Quốc sẽ giới thiệu nét văn hóa đầy tự hào

Chưa hết, hơn 10.000 vận động viên tham dự Á vận hội sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về phân loại rác thải, bảo vệ môi trường và chính sách không hút thuốc ở khu vực công cộng.

Về ẩm thực, Ban tổ chức ASIAD 19 đề nghị lãnh đạo các đoàn, huấn luyện viên, chuyên gia, vận động viên sử dụng đũa trong bữa ăn để làm phong phú thêm trải nghiệm của họ về văn hóa Trung Quốc, nhưng cảnh báo mọi người không để đũa thẳng đứng trong bát cơm hoặc tô cháo theo phong tục từ xa xưa. Quy trình đúng là đặt đũa lên mép bát hoặc trong hộp đựng đũa.

Các thành viên tham dự Á vận hội lần thứ 19 cũng được nhắc về việc chấp hành nghiêm luật giao thông, đã uống rượu bia không lái xe, và đặc biệt cảnh báo hành vi quấy rối tình dục được coi là một tội hình sự nghiêm trọng ở Trung Quốc, có thể bị trừng phạt nghiêm khắc.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào - Ảnh 4.

Sân vận động Olympic Hàng Châu

Điểm nhấn của ASIAD 19 chắc chắn là SVĐ Olympic Hàng Châu. Đây là một quần thể thi đấu thể thao vô cùng độc đáo, ấn tượng và mang vẻ đẹp phi hình khối. Nằm tại nơi được mệnh danh là "thiên đường hạ giới" của Trung Quốc, sân vận động có sức chứa 80.000 chỗ ngồi trở thành một địa điểm quan trọng đối với những người yêu thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.

SVĐ Olympic Hàng Châu được thiết kế theo hình tượng cánh sen Á Đông. Dự án ra đời như ví dụ điển hình về sự xuất hiện của Kiến trúc Tham số (Parametric Architecture) tại Trung Quốc. Toàn bộ trung tâm thể thao này có sức chứa lên đến 90.000 người, bao gồm sân vận động chính 80.000 chỗ ngồi với kích thước chuẩn Olympic, và sân tennis 10.000 chỗ ngồi.

Với biệt danh "Bông sen lớn", SVĐ Olympic Hàng Châu sẽ tổ chức lễ khai mạc ASIAD 19 vào ngày 23/9, lễ bế mạc vào ngày 8/10 cũng như tổ chức các môn thi đấu điền kinh. Sân nằm cách làng vận động viên chỉ 4,1km nên rất thuận tiện cho việc đi lại.

Kỳ đại hội hướng tới giới trẻ

Đây sẽ là kỳ đại hội đầu tiên ra mắt một số môn thể thao phổ biến trong giới trẻ như Breakdance và Thể thao điện tử. Thậm chí, một số môn thể thao mang tính đặc thù của một số quốc gia như đua thuyền rồng, kurash hay cầu mây, dù không được công nhận thuộc nhóm môn Olympic nhưng vẫn được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của ASIAD 19, với mong muốn tạo nên nét đặc sắc riêng cho đại hội lần này.

Đáng chú ý, với môn Breakdance, đây là môn thể thao đã vượt qua nhiều rào cản để được xuất hiện ở ASIAD hay mới nhất là Olympic tại Paris năm 2024. Breakdance được xem như một trong những cột trụ của nền văn hóa hip-hop, đại diện cho sự phá cách, hướng tới những người chơi trẻ tuổi.

Breakdance bắt đầu xuất hiện tại New York vào thập niên 1970 và nhanh chóng lan tỏa khắp toàn cầu, được ưa thích không chỉ ở Mỹ, mà còn tại châu Âu và châu Á. Được xem là một môn kết hợp giữa thể thao và nghệ thuật, các cô gái hoặc chàng trai sẽ trình diễn và nhận số điểm chấm không chỉ dựa vào kỹ thuật, mà còn căn cứ theo mức sáng tạo, phong cách, sức mạnh, tốc độ, nhịp điệu và sự nhanh nhẹn.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào - Ảnh 5.

Linh vật mang màu sắc trẻ trung tại ASIAD 19

Một điểm nhấn khác ở ASIAD 19 là bộ ba linh vật được Trung Quốc giới thiệu hồi năm ngoái. Ba linh vật có tên gọi là Lianlian, Congcong và Chenchen, được lấy cảm hứng từ ba di sản văn hoá thế giới tại Hàng Châu là Di tích Văn hóa Lương Chữ, Tây Hồ và kênh đào Đại Vân Hà.

Ủy ban Olympic châu Á đánh giá cao mặt thẩm mỹ và ý nghĩa của các linh vật, thể hiện sức sống mạnh mẽ, đồng thời ẩn chứa nét văn hoá đặc trưng của Trung Quốc cũng như thành phố Hàng Châu, nêu cao tinh thần của ASIAD và châu lục.

Ban tổ chức ASIAD 19 tin tưởng, ba linh vật này sẽ nhận được sự yêu thích của mọi người, đặc biệt là giới trẻ; đồng thời hy vọng chúng sẽ mang lại niềm vui lẫn sức khỏe cho châu Á và thế giới.

Đoàn thể thao Việt Nam và ASIAD 19

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đoàn thể thao Việt Nam tham dự cả SEA Games và ASIAD trong cùng một năm. Thể thao Việt Nam đăng ký tham dự với hơn 320 VĐV, ít hơn kỳ Đại hội gần nhất vào năm 2018 (352 VĐV).

Chúng ta sẽ tranh tài ở 32 môn thể thao gồm: bơi, điền kinh, cử tạ, bắn súng, thể dục dụng cụ, bắn cung, rowing, canoeing, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, golf, cầu lông, bóng ném, thể thao điện tử e-sports, bóng mềm (soft tennis), nhảy breaking, bóng bàn, quần vợt, karate, boxing, judo, taekwondo, vật, wushu, jujitsu, kurash, đấu kiếm, roller, bóng chuyền và bóng đá. Trong đó, môn bóng đá, Việt Nam đăng kí bóng đá nam và bóng đá nữ.

ASIAD 19: Sự kiện thể thao quy mô lớn thứ hai thế giới, nơi Trung Quốc gửi gắm niềm tự hào - Ảnh 6.

Đoàn thể thao Việt Nam hướng tới ASIAD 19

Đội Olympic Việt Nam với nòng cốt là các cầu thủ U20 dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn được VFF giao nhiệm vụ tranh tài tại Asiad 19. Còn môn bóng chuyền chỉ tham dự nội dung bóng chuyền nữ trong nhà.

Tại ASIAD 18 tổ chức vào năm 2018 ở Indonesia, thể thao Việt Nam đã giành tổng 5 HCV, 15 HCB và 19 HCĐ. Những tấm HCV của thể thao Việt Nam giành được bởi môn Đua thuyền rowing bốn nữ (Hồ Thị Lý/Lường Thị Thảo/Phạm Thị Thảo/Tạ Thanh Huyền); Pencak silat (Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Trí); Điền kinh: Bùi Thị Thu Thảo (nhảy xa), Quách Thị Lan (400m rào nữ).

Theo đánh giá của các nhà quản lý và chuyên gia, mục tiêu giành từ 3 đến 5 HCV của đoàn thể thao Việt Nam sẽ là không dễ dàng. Người được kỳ vọng 1 số lúc này là Nguyễn Thị Oanh, nhà vô địch SEA Games 32 với 4 tấm HCV nhưng không thể giành huy chương tại Giải vô địch điền kinh châu Á 2023 sau đó tại Thái Lan.

Vì thế, mục tiêu dành cho Nguyễn Thị Oanh đặt ra vẫn là kì vọng đạt được thành tích tốt nhất. Trong khi đó, đội tuyển bơi hướng trọng tâm vào ba gương mặt quan trọng là Nguyễn Huy Hoàng, Trần Hưng Nguyên, Phạm Thanh Bảo...

Ngoài những môn trọng điểm như: bơi, điền kinh… thể thao Việt Nam tiếp tục kỳ vọng giành HCV ở các môn rowing, võ, cử tạ, cờ vua, cờ tướng... Đặc biệt, môn cờ vua được trở lại chương trình thi đấu chính thức của Đại hội sẽ là cơ hội để thể thao Việt Nam kỳ vọng vào tấm HCV từ đại kiện tướng Lê Quang Liêm, người có kinh nghiệm thi đấu ở nhiều giải đấu lớn.

Tin cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Năm 2023, thể thao Việt Nam (TTVN) dẫn đầu trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 nhưng không thành công tại ASIAD 19. Thực trạng này đặt ra bài toán cho ngành chức năng là cần tạo sức bật mới để thể thao thành tích cao Việt Nam phát triển đúng kỳ vọng.

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Với 985 điểm, xạ thủ Phạm Quang Huy, người giành tấm HCV đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 đã vượt qua 9 VĐV khác để dẫn đầu cuộc bầu chọn vận động viên, huấn luyện viên, đội thể thao tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Thông tin đáng chú ý nhất trong làng bóng chuyền Việt Nam tuần qua là việc ngôi sao Trần Thị Thanh Thúy sẽ trở về khoác áo VTV Bình Điền Long An từ tháng 4-2024.

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Chiều 21/12, hội nghị "Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030" với chủ đề “Nâng tầm Asiad – Khát vọng Olympic” do Bộ VH, TT&DL tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam đã gặt hái những thành công lớn trong năm 2023. Đó không chỉ là động lực, là bàn đạp để tiến lên mà còn là “kim chỉ nam” cho các cô gái thêm bước tiến trước thềm năm mới 2024.

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Thành công với tấm huy chương đồng ở ASIAD 19 vừa qua đã giúp VĐV Phạm Ngọc Châm nhận học bổng 4 năm Đại học từ Quỹ phát triển tài năng Việt. Một cái tên khác cũng có niềm vui này là cầu thủ Phạm Thành Long.

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Khép lại 1 tuần tranh tài đầy nghị lực, quyết tâm và khát vọng chiến thắng, các thành viên Đoàn Thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã kết thúc Asian Para Games 4 tại Hàng Châu (Trung Quốc) với 1 HCV, 10 HCB và 9 HCĐ, đứng thứ 22 trên bảng tổng sắp huy chương của Đại hội.

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

Phạm Nguyễn Khánh Minh đã đoạt huy chương bạc nội dung chạy 100m nam hạng thương tật T12 trong buổi thi đấu sáng nay 28/20. Đây cũng là huy chương đầu tiên của môn điền kinh mà Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam có được tại ASIAN Para Games 4.

Tin mới nhất

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.