8 sự thay đổi đáng kinh ngạc trong nền K-pop 20 năm qua
(Thethaovanhoa.vn) - Nền K-pop đã có rất nhiều sự thay đổi kể từ năm 1990 đến nay. K-pop mà chúng ta biết ngày nay có thể được bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Dù thời gian không phải là đã quá lâu song đã nhiều thứ đã thay đổi trong 20-30 năm qua. Có điều, thuật ngữ “K-pop” không hề phổ cập cho đến những năm 2000. Cho đến lúc đó, K-Pop được gọi là Gayo, được sử dụng để mô tả nhạc pop nội địa tại Hàn Quốc.
Dưới đây là 8 sự thay đổi trong nền K-pop đã thay đổi trong thời gian qua.
1. Gậy ánh sáng từng là bóng bay
Người hâm mộ chương trình Reply 1997 có thể quen thuộc với sự thay đổi này. Trở lại những ngày đầu của K-pop, người hâm mộ thường vẫy bóng bay nhiều màu sắc trong không trung như là cách để đại diện và hỗ trợ nhóm yêu thích của họ.
- K-pop: Không thể tin nổi lại có những kiểu gậy ánh sáng cầu kỳ, ấn tượng đến thế
- 10 ca khúc K-pop hay nhất năm 2019: siêu phẩm của BTS, Blackpink và ‘tân binh’ TXT, Itzy
- Những ngôi sao nào đang ‘thống trị’ nền K-pop?
Trong những năm qua, bóng bay đã nhường chỗ cho gậy ánh sáng (lightstick), phát triển thành các “lightstick” có đèn LED như hiện nay.
Big Bang được cho là một trong những nghệ sĩ K-pop đầu tiên, nếu không nói là đầu tiên, có gậy ánh sáng chính thức của riêng họ.
2. Trước Twitter có Cyworld
Một trong những thay đổi lớn nhất trong K-pop là sự phát triển của Internet và mạng xã hội.
Trước đây, các thần tượng K-pop sử dụng các trang web của Hàn Quốc như me2day, UFO Town và Cyworld.
Cyworld là một trong những công cụ mạng xã hội đầu tiên và trang web này đã khiến rất nhiều người hâm mộ quốc tế phát điên bởi người hâm mộ chỉ có thể tham gia trang web này nếu bạn có số đăng ký thường trú tại Hàn Quốc.
3. Truy cập nội dung K-Pop phức tạp hơn hiện nay gấp 10, thậm chí là 100 lần
Trước khi iTunes và Spotify ra đời, thế giới tải nhạc giống như miền tây hoang dã: hỗn loạn, phức tạp và thậm chí hơi nguy hiểm.
Để truyền trực tiếp, nhiều người hâm mộ đã sử dụng một chương trình như TVAnt để xem các kênh Hàn Quốc trực tiếp. Nhưng phần mềm đó chỉ phát sóng được với chất lượng cực kỳ thấp, thậm chí còn bị nhiễm virus.
Nếu cố gắng tải các nội dung mới nhất xuống thì quả là một thách thức thực sự. Các tập tin âm nhạc phải được trích xuất từ đĩa CD sau đó được tải lên các diễn đàn quốc tế.
Tải video là thử nghiệm thực sự của sự kiên nhẫn.
Nó liên quan đến việc tải xuống, chia tách và ghép mọi thứ lại với nhau đồng thời đòi hỏi các bước như sau:
Bước 1: Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm tải tệp tiếng Hàn như Clubbox để truy cập video nhanh hơn.
Bước 2: Tải một số phần của một chương trình từ các trang web như MegaUpload hoặc Mediafire, để tăng tốc thời gian tải xuống. Internet đã từng chậm hơn rất nhiều so với bây giờ.
Bước 3: Tham gia các phần với một chương trình khác, như HJ Split.
4. Các thần tượng từng rất bí ẩn và riêng tư
Vào thời của H.O.T, Fin.K.L và S.E.S, các thần tượng thực sự là những người rất bí ẩn. Thần tượng giữ cuộc sống riêng tư của họ kín đến mức công chúng cho rằng họ không giống như những người bình thường.
Nhưng các thần tượng hiện nay đã “ném” thứ bí ẩn đó đi. Giờ thậm chí họ còn mời người quan sát cuộc sống hàng ngày của họ thông qua các chương trình thực tế, các chuyến lưu diễn và phát sóng trực tiếp.
Các thần tượng hiện đã trở nên đáng tin cậy hơn và đích thân kết nối với “fandom” của họ.
5. Các nhóm nhạc thần tượng không “thọ" như hiện nay
Một trong những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất trong nền K-pop có thể là tuổi thọ của các nhóm. Ngay cả những nhóm nổi tiếng nhất được thành lập vào những năm 1990 thường tan rã hoặc không hoạt động sau 2 - 5 năm.
Đối với H.O.T là 5 năm, đối với Fin.K.L là 7 năm, S.E.S là 5 năm và Sechs Kies chỉ có 3 năm.
Nhưng giờ đây hầu hết các nhóm K-Pop thành công đã sát cánh bên nhau ít nhất 7 năm và nhiều nghệ sĩ tiếp tục gia hạn hợp đồng.
6. Trở thành một thần tượng được bị coi là “hạng thấp”
Vào những năm 1990, trở thành một thần tượng bị coi là một công việc "hạng thấp" trong xã hội Hàn Quốc. Hầu hết các bậc cha mẹ kiên quyết phản đối con cái họ trở thành những nghệ sĩ K-pop chuyên nghiệp.
Hiện tượng này bắt đầu thay đổi vào những năm 2000 khi tình yêu và nhu cầu về văn hóa K-pop thực sự hình thàn.
Giờ đây, thay vì cấm con cái họ trở thành thần tượng, nhiều bậc cha mẹ làm mọi cách có thể để giúp con cái họ thâm nhập vào nền K-pop.
7. Phụ đề
Trước đây, người hâm mộ K-pop quốc tế có hai sự lựa chọn: học tiếng Hàn hoặc học tiếng Hàn.
Đến những năm 2000 người hâm mộ cực khó để tìm được những sản phẩm âm nhạc có phụ đề, đặc biệt là đối với các nhóm ít được biết đến hơn khi họ thiếu các nhóm phụ đề chuyên dụng.
8. Không được phép hẹn hò
Mặc dù nhiều người trong số các thần tượng ngày nay vẫn tuân thủ các lệnh cấm hẹn hò và vướng vào các bê bối hẹn hò nhưng cũng chẳng “thấm” gì so với những năm 1990.
Các thần tượng của thập niên 90 phải có kỹ năng cấp điệp vụ nếu như không “cầm lòng được” vào mạo hiểm lao vào các cuộc hẹn hò.
Do hầu hết các thần tượng không được phép có điện thoại, họ phải yêu cầu nhân viên gửi tin nhắn của họ một cách bí mật. Hoặc, họ đã phải sử dụng các phương pháp sáng tạo hơn, như giấu thư từ trong máy bán hàng tự động hoặc ghi thông tin liên hệ của họ dưới lon soda!
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010, Tony của nhóm H.O.T. nói rằng hẹn hò khiến anh chịu những hậu quả cực đoan trong những ngày anh còn là thần tượng. Thay vì được chúc mừng, các thần tượng sẽ bị đe dọa với axit.
Vào năm 2011, g.o.d Danny đã tiết lộ rằng các hình ảnh và cuộc sống riêng tư của thần tượng được quy định chặt chẽ đến mức để đổi các số, bạn như phải thực hiện một nhiệm vụ của điệp viên 007.
Phúc Quyên
Theo Koreaboo