Bài 2: Chuyện của người con thợ đóng giày cho vua Bảo Đại

Người đàn ông ngồi dưới bóng cây ngô đồng bên ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người Hà Nội.
07/12/2008 11:51
(TT&VH) - Người đàn ông ngồi dưới bóng cây ngô đồng bên ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người Hà Nội.

Bởi đã 10 năm nay hình ảnh một người cần mẫn với chỉ, với da, với kéo, với dao với những mũi kim khâu để tân trang lại những đôi giày, đôi dép bị bong đế, bị đứt quai mà vì một lý do nào đó, người chủ của nó chưa muốn bỏ đi đã in đậm trong tâm trí những người dân quanh đây.

Khao làng phải bán cả mề đay

Người đàn ông có gương mặt hiền hậu và nụ cười luôn sảng khoái ấy nói:Tôi tên là Cao Xuân Vũ, năm nay 67 tuổi, nhà tôi không ở đây mà bên ngõ Khâm Đức (Khâm Thiên). Tôi là thợ sửa giày ngồi trên khuông đất có diện tích 0,9m2 trước cửa số nhà 16 Nguyễn Thượng Hiền đã hơn mười năm. Nghề khâu giày, đóng giày gia đình tôi làm cách đây cả 100 năm, từ đời ông nội… Khi ông nội tôi còn trẻ thì làm thuê cho một ông chủ ở Hàng Gai, khi cha tôi lớn lên, học nghề khâu giày từ ông nội rồi làm cho ông chủ hàng giày Bích Ký (đầu phố Tràng Thi).

Chăm chú với nghề


Còn tôi, bắt đầu học nghề khâu giày của bố từ khi 8 tuổi, đến 11 tuổi thì làm ở HTX Sông Lô (ở đầu Ô Chợ Dừa bây giờ), đến năm 16 (thời kỳ chiến tranh cuộc sống khó khăn nên nghề khâu và đóng giày không phát triển) bởi vậy mới chuyển sang làm ở Cty Xà phòng. Tôi làm ở Cty xà phòng đến năm 20 tuổi thì nhập ngũ. Vào bộ đội, tôi phục vụ trong sư đoàn 361 Bộ Tư lệnh phòng không Hà Nội suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại, đến năm 1988 tôi nghỉ hưu. Lúc ấy tôi vẫn còn trẻ, và bố tôi vẫn làm nghề đóng giày, năm 1990 tôi quyết tâm mở một cửa hàng  ở số 77 Khâm Thiên.

Lúc ấy, tôi chỉ thấy tiếc nghề đã nuôi sống cha tôi, ông tôi rồi đến tôi, việc khâu, việc sờ vào da, việc đi từng mũi kim đối với tôi bỗng trở nên rất quan trọng. Cửa hàng của tôi chỉ chuyên sửa giày nhưng thỉnh thoảng có người quen thân đặt thì tôi vẫn đóng, nhưng một đôi giày tôi đóng không như các cửa hàng bây giờ.

Có nghĩa là nó chắc chắn hơn, cẩn thận hơn, một đôi giày ấy thậm chí người ta có thể đi được năm năm, mười năm, thỉnh thoảng nó bị hỏng hóc chỗ nào đó người ta lại mang ra sửa, lại đi được thêm vài năm nữa. Tôi lấy đó làm nguồn vui, vì tôi kiếm tiền lương thiện và sống thanh thản!


Cha tôi tên là Cao Văn Lưu, đã từng được từng đóng giày cho vua Bảo Đại, hồi còn sống, cha tôi vẫn kể, trước năm 1945, mỗi năm Bảo Đại ra Hà Nội chơi vài lần. Và những lần đi chơi ấy, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ tộc quyền phong kiến Việt Nam thể nào cũng đi đóng giày và may quần áo ở Hàng Trống. Bảo Đại đến cửa hàng giày mà cha tôi làm việc nhiều lần, được cha tôi đóng cho vài đôi và năm 1942 Bảo Đại, vì sự rất ưng ý với đôi giày mà cha tôi đóng nên đã tặng cho cha tôi tấm Mề đay của một người thợ lành nghề.

Nhưng làng tôi (Phú Xuyên, Thường Tín) có tục lệ là ai có thành tích gì thì đều phải khao cả làng, nhất là cha tôi được những mề đay của đương kim hoàng thượng, nên phải khao làng to lắm, khao làng vì có vinh dự rất lớn.

Nhưng ông nội tôi nghèo, cha tôi cũng nghèo nên không có tiền, cha tôi liền bán lại tấm mề đay cho người chủ cửa hàng, họ treo lên và đó là một cửa hàng rất đông khách, vì trong cửa hàng của họ vừa có thợ lành nghề lại vừa có mề đay của vua Bảo Đại.

Đồng tiền sạch

Nghề đóng giày đối với tôi mà nói, nó là nghề có từ trong tâm thức. Nhà tôi có 6 anh chị em, nhưng không ai theo nghề, mỗi người họ đều có một việc, nhưng khi bé, chúng tôi được chơi bằng những mảnh da giày thừa mà bố tôi bỏ đi, lại cũng biết làm sao để có thể chọn được chỉ khâu bền mà nuột, lại cũng biết làm thế nào để có được những mũi khâu đều mà không lộ. Tất cả những thứ đó cứ ngấm dần vào tôi cho đến tận bây giờ.

Tôi mở cửa hàng ở 77 Khâm Thiên được 7 năm thì người ta đòi cửa hàng; chẳng còn cửa hàng để khâu nữa tôi chuyển ra đây ngồi. Trông thế thôi nhưng không phải tôi ngồi ở vỉa hè đâu, tôi phải thuê đấy, vừa một chỗ ngồi, gần 1m2 300. 000 đồng một tháng, cái giá ấy giữ như vậy đã mười năm nay rồi, đất này đã thay đổi chủ sở hữu đến 4 lần nhưng 10 năm nay chưa thay người thuê. Không rộng, nhưng vừa đủ để tôi làm nghề, vừa đủ để cho những khách hàng thân thiết nhìn thấy tôi mỗi ngày, cũng vừa đủ để không vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Tôi chỉ làm việc giờ hành chính, sang từ 8h đến 11h30 trưa, chiều từ 2h đến 5h chiều thì thôi không làm nữa, nhưng tôi vẫn ngồi đến 5h30 để chờ những công chức tan sở, những người còn phải đón con về để lấy hàng đã sửa, vì lúc đi, tiện thì họ dừng xe để lại cho tôi. Ngày chủ nhật tôi nghỉ, ngày mưa quá, nắng quá tôi cũng nghỉ, tôi không tham, vì tôi già rồi, cũng chẳng có nhu cầu gì nhiều, chỉ lấy vui là chủ yếu.

Ngồi đây tuy nhỏ, nhưng mát lắm, lại được lao động, lại thấy khoẻ người, tôi thanh thản vì kiếm được tiền tươi, mỗi ngày sau buổi đi làm về tôi cởi áo cho bà nhà tôi giặt và móc túi để tiền vào tủ và vợ tôi sẽ cất đi cho, cả hai vợ chồng già đều vui.

Tôi có 2 cô con gái, cô lớn học hết lớp 10 thì đi học may, giờ mở một tiệm may thời trang, còn cô út năm nay 30 tuổi, đã tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế, giờ làm việc ở Bộ GD&ĐT. Các con rể tôi cũng đều là công chức nhà nước, có đồng lương ổn định.

Tôi sợ mất nghề, vì giờ chả ai muốn làm một người thợ nhom nhem như tôi suốt ngày ôm những đôi giày hỏng. Các cháu trẻ bây giờ ai cũng muốn học đại học, cũng đều muốn làm công chức, thế nên làm thợ lành nghề cũng chẳng có nhiều nhất là những người trẻ. Tôi vẫn dạy cho những người muốn học, thực sự muốn kiếm tiền lương thiện từ nghề sửa chữa mà tôi đã học được từ cha và ông nội. Không nhiều thời gian đào tạo đâu, người nào chuyên tâm và yêu nghề thì mất nửa tháng, người nào kĩ càng học thì mất 3 tháng là có thể mở một cửa hàng nhỏ làm kế sinh nhai.

Tôi ngồi đây, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, có người hỏi, bác nhiều việc thế sao không thuê thêm thợ, nhưng tôi nghĩ, thuê thêm thợ thì có vẻ như người ta phụ thuộc mình nhưng thực ra mình lại phụ thuộc người ta, mình phải chia việc cho người ta làm, rồi lại mất công kiểm tra lại xem làm như thế đã tốt chưa, nếu người ta làm ẩu mình sẽ mất khách, rồi lại phải lo lắng, lại buồn phiền, nghĩ ngợi… vậy nên tôi vẫn làm một mình, khi nào khoẻ thì làm, mệt thì nghỉ.

Cha và con – người nối nghiệp


Con rể học nghề nối nghiệp

Năm ngoái (cuối tháng 12.2007) tôi bị một cái u ở cổ, phải đi phẫu thuật, nghỉ mất 6 tháng, đến tháng 6 năm nay mới mở hàng lại. Đi làm được vài hôm thì có một khách quen mang đến 5 đôi giày, người ta bảo đã chờ tôi lâu lắm rồi, đến đây cả 10 lần không thấy tôi nhưng người ta không đi sửa chỗ khác mà vẫn chờ, vì họ tin tôi sẽ vẫn sửa giày.

Có những khách trẻ, mang những đôi giày có giá cả vài triệu bạc đến sửa, họ tin tưởng mà để giày ở đấy cả tuần nếu việc sửa sang thực sự khó khăn, bao nhiêu năm nay rồi, tôi đã quen biết bao nhiêu gương mặt, bởi ai cũng phải đi giày, đi dép.

Tôi có lương hưu, bà nhà tôi cũng thế, đủ để hai vợ chồng sống lúc tuổi già, nhưng tôi yêu nghề của bố mình nên vẫn muốn sửa giày, hơn nữa, lại có tiền. Ngày bình thường thế này trung bình tôi kiếm được 150.000 đồng, đấy là khiêm tốn, còn mấy tháng mùa đông, mỗi ngày kiếm 300 - 400.0000 đồng là chuyện bình thường. Vợ tôi hiền hậu, tảo tần và dịu dàng, gần 40 năm làm bạn với bà ấy chưa bao giờ tôi thấy bà ấy cáu, chúng tôi cũng chưa bao giờ giận dỗi hay to tiếng với nhau. Tôi kiếm được tiền nhưng chưa bao giờ bỏ một đồng nào ra để tiêu riêng, tôi muốn ăn gì, muốn mua gì thì bảo vợ là bà ấy sẽ mua. Tôi không tụ tập, cũng không thích ăn hàng, bà ấy cũng vậy. Tôi nghỉ hưu làm tổ trưởng tổ dân phố số 3, khu 1 phường Trung Phụng, lại tham gia cả ở Hội cựu chiến của phường, với bà con lối xóm tôi tận tình, nên tôi thấy thoải mái. Giờ chúng tôi cũng chẳng có mơ ước gì lớn, thế nên tiền tôi đi sửa giày, gom tiền để rủ bà ấy đi du lịch. Tôi đã đi hết các địa danh du lịch ở Việt Nam rồi, tháng trước tôi vừa đi Nha Trang và Mũi Né.

Tôi vẫn khoẻ, vẫn tiếp tục làm nghề khâu giày đến khi nào không thể làm được nữa thì thôi, như cha tôi chẳng hạn, ông cụ làm đến năm 80 tuổi mới nghỉ, mà 80 tuổi mắt cha tôi vẫn tinh, vẫn đọc báo không cần kính.

Cha tôi được vua Bảo Đại thưởng mề đay, đó là vinh dự lớn với người thợ, còn tôi, phần thưởng lớn hơn đó là những nụ cười hài lòng của mỗi người khách cầm lên sản phẩm mà tôi vừa sửa xong.

Tôi không có con trai, nên con rể cũng tiếc nghề của bố vợ, thỉnh thoảng vào ngày nghỉ lại đến để học khâu giày, con rể tôi 33 tuổi, làm công chức ở một cơ quan nhà nước. Anh ấy không nề hà vì đây là nghề thấp kém, con tôi cũng nghĩ như tôi, chúng tôi kiếm tiền sạch. Thật may tôi có một đứa con rể cũng yêu nghề.

(Còn nữa)

Hoàng Điệp

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.