Võ sĩ Flores về Canada vẫn chưa thôi đánh bóng tên tuổi (Tiếp theo và hết)
(Thethaovanhoa.vn) - … Những hình ảnh video sau đó mời người xem "Cất cánh bay về Việt Nam theo chân của Pierre Francois Flores (P.F.F) để bảo vệ danh dự của Thiếu Lâm" và cho biết "sẽ có hàng loạt trận giao đấu trong đó có trận giao lưu kỹ thuật với võ sư Karate Đoàn Bảo Châu được diễn ra ngày 12/07/2017. Tất cả sự kiện đã được thực hiện phù hợp với tinh thần võ thuật cổ truyền và được công bố một cách hiệu lực trên kênh truyền thông cộng đồng võ thuật Việt".
- Võ sĩ Pierre Francois Flores chưa thôi đánh bóng tên tuổi!
- Flores nói lời cảm ơn Việt Nam, tạm khép lại những ồn ào
- Cao thủ Vịnh Xuân Flores: 'Tôi sẽ bái sư nếu ông Huỳnh Tuấn Kiệt có thể phóng điện'
P.F.F tiếp tục giải thích: "Vì sao tôi đến Việt Nam? Chủ yếu là tôi muốn lột mặt nạ "võ sư xẹt điện" đang làm ô danh làng võ cao đẹp. Lý do thứ hai là tôi muốn làm sống lại truyền thuyết hào hùng của các cuộc giao lưu võ thuật, sự thách đấu, giải luân lưu; Đó là một phần không thể thiếu của võ thuật. Thách đấu cho ta thấy trình độ tiến bộ của bản thân, chỉ giản dị vậy thôi; một cách để kiểm chứng đòn thế phù hợp với sự tiến hóa của mình".
P.F.F nói tiếp: "Trong võ cổ truyền, có ba chặng đường đến thực chiến: Giai đoạn một là giao lưu giữ đồng môn (có thể có bất trắc nhưng không nhiều vì đòn thế sẽ được kìm hãm). Nhưng có một sự thật làm ta đau lòng: Đó là nhiều lò võ cổ truyền trở thành CLB thể thao, đồng nghĩa với giai đoạn hai. Và trong giai đoạn ba khi phải đấu võ tự do, ta mới khám phá ta đang ở đâu trong thế trận từ kỹ thuật qua cảm súc đến tinh thần.
Đối phương là một ẩn số đối với ta và ngược lại cũng thế. Bài học đó là vô giá, sẽ để lộ những góc ẩn của chính bản thân ta và là bài học xương máu. Trong quá khứ, thực chiến được khuyến khích, đáng được trân trọng nhưng than ôi thực chiến hiện tại được coi gần như là tuyệt chủng ngoại trừ ở những giải MMA".
Để minh họa cuộc phỏng vấn, video cho thấy hình ảnh HTK và P.F.F, kế đến võ sư Đoàn Bảo Châu bị hạ knock-out trên sàn nhà, cuộc giao đấu với võ sư Tuấn "Hạc" (cuộc đấu này lại bị cắt xén dẫn đến điều ta không có cơ hội thấy võ sư Việt chiếm thế thượng phong và giành phần thắng), cuộc giao lưu võ thuật với vô địch toàn quốc Việt Nam Pencak Silat năm 2009 và rất nhiều hình ảnh người dân Việt hiếu kỳ...
Điều đáng kinh ngạc cần nói, có rất nhiều hình ảnh thực tế, "tài liệu sống" của Cung Lê thực chiến trên sàn đấu, khi với P.F.F ở Việt Nam, giữa hai người chỉ là một cuộc "khẩu chiến"! Và P.F.F đem phim Thiếu Lâm với Lý Liên Kiệt và những phim nói về Diệp Vấn như là ví dụ của thực chiến và tình huynh đệ.
Sau khi xem tập 2 (Zanshin:Tinh thần Võ Đạo: Truyền Thống và Hiện Đại), dài hơn 12 phút, ta thấy rõ hơn cách thực hiện mưu tính của P.F.F là muốn đề cập đến vấn đề võ cổ truyền để mai một sứ mệnh thiêng liêng truyền dạy cho các môn đồ nghệ thuật thực chiến. Còn vì sao Việt Nam được chọn là điểm thí nghiệm nghệ thuật thực chiến? Có lẽ có nhiều lý do:
Thứ nhất, ông ta thừa biết phản ứng chậm của Liên đoàn Võ Thuật Việt Nam và các cơ quan quản lý. Mặt khác, các sparring partner/ Bạn tập "dể ăn" và hiếu khách hơn các nước khác. Còn gì dễ "tỏa sáng" hơn khi đối thủ chêch lệch thể trạng quá nhiều như võ sư Đoàn Bảo Châu, trong khi ông Châu chấp nhận "trò chơi"?
Hơn thế nữa, đất nước và con người Việt, nhất là võ học là nơi ông đã hiểu phần nào sau nhiều chuyến giao lưu, học hỏi Võ cổ truyền.
Gérard Chapuis nhấn mạnh: “Hè 2017 nằm giữa tập 1 (02/2017) và tập 2 (20.07.2017) khi P.F.F chưa đặt chân trở lại Montréal sau cuộc "giao đấu" tại Việt Nam đã nóng lòng chuyển tải hình ảnh về Canada. P.F.F hành động nhằm minh họa trang mạng giáo khoa, để P.R võ đường Vịnh Xuân Thiếu Lâm Nam Anh chính thống phái cùng các võ đường khác (karatedo, taekwondo) nằm chung hệ thống quảng cáo.
Còn gì bằng khi nói võ truyền thống đi lạc đường không còn biết thực chiến là gì thì đúng lúc Đoàn Bảo Châu “đưa mặt cho đá” vào. Nếu Flores gặp được Huynh Tuấn Kiệt thì tập 2 giáo khoa của anh ta trở nên "giá trị" vô cùng mà võ sư Việt Nam sẽ là bàn đạp cho anh ta thẳng tiến!
Nhà văn Trần Trung Sáng