Việt Nam, Singapore, Indonesia... giúp thể thao Đông Nam Á trỗi dậy ở Olympic Rio
(Thethaovanhoa.vn)- Không chiếm thứ hạng cao trên BXH huy chương nhưng thành tích mà thể thao Đông Nam Á đạt được tại Olympic Rio rất đáng để ngưỡng mộ.
- Thể thao Việt Nam sau Olympic Rio 2016: Sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ
- TRỰC TIẾP Bế mạc Olympic Rio 2016: Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản hóa thân thành Super Mario
- Lễ bế mạc Olympic Rio 2016 diễn ra lúc nào? Việt Nam xếp hạng bao nhiêu?
Tuy nhiên, sau 2 tuần cạnh tranh ở Rio, bộ mặt của thể thao Đông Nam Á đã hoàn toàn đổi khác. Ngày 6/8, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành HCV Olympic đầu tiên cho đất nước mình ở nội dung súng ngắn 10m. Anh đánh bại hàng loạt xạ thủ xuất sắc, trong đó có ĐKVĐ Jin Jong-oh để xác lập nên kỷ lục Olympic với 202,5 điểm. Trước anh, thể thao Việt Nam chỉ đoạt 2 HCB của võ sĩ taekwondo Trần Hiếu Ngân (Olympic 2000) và VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn (Olympic 2008).
Sáu ngày sau, Joseph Schooling của Singapore đã vượt qua huyền thoại Michael Phelps để cán đích đầu tiên ở nội dung bơi bướm 100m. Việc Schooling đem về chiếc HCV bơi lội Olympic đầu tiên trong lịch sử đã giúp Singapore vươn lên trên BXH.
Bảng thống kê thành tích của Đông Nam Á tại các kỳ Olympic
Tổng cộng, các VĐV Đông Nam Á đã có 18 huy chương tại Rio, bao gồm cử tạ (7), cầu lông (4), bắn súng (2), taekwondo (2), bơi lội, đạp xe và lặn (1). Thành tích này giúp Đông Nam Á xua tan đi nỗi thất vọng tại Olympic 2012. Khi đó, thể thao Đông Nam Á chỉ có 9 huy chương (không có HCV nào).
Trong số 18 huy chương giành được có 5 HCV, 10 HCB, 3 HCĐ, đánh bật thành tích tốt nhất của thể thao khu vực tại Athens 2004 với 4 HCV, 2 HCB và 6 HCĐ.
Thành tích tại Thế vận hội Rio năm nay cũng cho thấy sự trỗi dậy của một số quốc gia tại Đông Nam Á. Trong bảng thống kê thành tích Olympic của khu vực kể từ năm 1928, 2/3 số huy chương thuộc về Indonesia và Thái Lan. Tại Rio, Việt Nam, Singapore, Malaysia… có đóng góp không nhỏ trong bảng thống kê này.
Xét về bộ môn thi đấu, 3/4 số huy chương đến từ cầu lông, boxing và cử tạ. Trong đó, cử tạ cho thấy sự tiến bộ vượt bậc nhất. Nếu như năm 2012, cử tạ Đông Nam Á chỉ có 2 HCB và 2 HCĐ thì năm nay giành tới 2 HCV, 4 HCB và 1 HCĐ.
K.Đ
Tổng hợp