VIDEO: Xét xử hai nguyên lãnh đạo TP Đà Nẵng và Vũ 'nhôm' gây thất thoát hơn 22.000 tỷ đồng

Sáng 2/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hai bị cáo nguyên là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và các đồng phạm về các tội: "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai".
02/01/2020 12:00

(Thethaovanhoa.vn) - Sáng 2/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hai bị cáo nguyên là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và các đồng phạm về các tội: "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai".

Xét xử hai nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến

Xét xử hai nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hai bị cáo nguyên là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và các đồng phạm thâu tóm nhà đất công sản ở thành phố Đà Nẵng từ ngày 2/1/2020 đến ngày 15/1/2020, bao gồm cả thứ Bảy và Chủ nhật.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Hầu hết các bị cáo trong vụ án là người từng giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố Đà Nẵng.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa phiên tòa. Ba kiểm sát viên tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: ông Nguyễn Mạnh Thường, ông Nguyễn Minh Đồng và ông Nguyễn Thanh Lâm.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã triệu tập 37 người và tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có các công ty: Xây dựng 79, Xây dựng Bắc Nam 79, I.V.C, Hưng Minh Phát, Nhất Gia Phúc, Du lịch Đà Nẵng, Xuất nhập khẩu Đà Nẵng…

Đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có mặt tại phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự.

Ngoài ra, tại phiên tòa cũng có mặt 7 điều tra viên của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01), Bộ Công an; giám định viên của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng định giá Trung ương.

Chú thích ảnh
Bị cáo Trần Văn Minh (sinh năm 1955, cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2006-2011) khai báo trước Hội đồng xét xử. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Hai mươi mốt bị cáo trong vụ án này gồm: Trần Văn Minh (sinh năm 1955, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2006-2011), Văn Hữu Chiến (sinh năm 1954, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2011-2014), Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, tức Vũ "Nhôm", Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc), Nguyễn Ngọc Tuấn (sinh năm 1958, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng), Phan Xuân Ít (sinh năm 1954, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Điểu (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng), Trần Văn Toán (sinh năm 1957, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng), Lê Cảnh Dương (sinh năm 1975, nguyên Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Sang (sinh năm 1957, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1957, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Văn Cán (sinh năm 1954, nguyên Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng), Đào Tấn Bằng (sinh năm 1975, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Viết Vĩnh (sinh năm 1978, nguyên chuyên viên, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị thuộc Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng; nguyên Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng), Nguyễn Đình Thống (sinh năm 1954, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng), Nguyễn Công Lang (sinh năm 1954, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng), Trần Phi (sinh năm 1955, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đà Nẵng), Phan Ngọc Thạch (sinh năm 1961, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng), Huỳnh Tấn Lộc (sinh năm 1952, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ phẩm Đà Nẵng), Lê Anh Tuấn (sinh năm 1959, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng), Nguyễn Quang Thành (sinh năm 1980, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát), Phan Minh Cương (sinh năm 1971, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng 79).

Chú thích ảnh
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79, Công ty trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Công ty cổ phần đầu tư Nhất Gia Phúc) khai báo trước Hội đồng xét xử. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Trong đó 7 bị cáo: Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Công Lang, Huỳnh Tấn Lộc, Phan Ngọc Thạch, Trần Phi và Lê Anh Tuấn bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo quy định tại Điều 219, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bảy bị cáo: Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, Lê Cảnh Dương, Nguyễn Văn Cán, Đào Tấn Bằng, Nguyễn Viết Vĩnh và Nguyễn Đình Thống bị truy tố về tội "Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai" theo quy định tại Điều 229, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bảy bị cáo còn lại gồm: Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Ngọc Tuấn, Phan Xuân Ít, Nguyễn Quang Thành và Phan Minh Cương bị truy tố về cả 2 tội danh nói trên.

Chú thích ảnh
Bị cáo Văn Hữu Chiến (sinh năm 1954, cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2011-2014) khai báo trước Hội đồng xét xử. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Trong số 21 bị cáo, có 3 bị cáo bị tạm giam, 18 bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tại phiên tòa, 20 bị cáo có mặt, riêng bị cáo Phan Ngọc Thạch có đơn xin được xét xử vắng mặt do bị ốm. Hội đồng xét xử chấp thuận cho bị cáo Phan Ngọc Thạch được xét xử vắng mặt.

Có tổng số 26 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đều có 2 luật sư bào chữa, Phan Văn Anh Vũ có 1 luật sư bào chữa… Hai bị cáo: Huỳnh Tấn Lộc và Phan Ngọc Thạch không mời luật sư bào chữa nhưng do hai bị cáo bị Viện Kiểm sát truy tố ở khung hình phạt lên đến 20 năm tù, theo quy định bắt buộc phải có người bào chữa nên Hội đồng xét xử đã chỉ định luật sư bào chữa cho 2 bị cáo này. Trong số 21 bị cáo, duy nhất bị cáo Nguyễn Viết Vĩnh không có luật sư bào chữa.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị cáo trong vụ án là người giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của UBND thành phố Đà Nẵng. Vì những động cơ khác nhau, Trần Văn Minh và các đồng phạm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2014 giúp cho Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều đất dự án, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tạo dư luận bức xúc, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.

Chú thích ảnh
Các bị cáo tại phiên xét xử. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Cụ thể, Trần Văn Minh và đồng phạm đã tạo điều kiện cho Vũ "Nhôm" trực tiếp được nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác đối với 15/22 nhà đất công sản và 6/7 dự án đất trên cơ sở tạo cơ hội cho Vũ "Nhôm" có quyền quyết định việc chuyển nhượng, khai thác, sử dụng… nhằm trục lợi.

Hậu quả, số tiền Nhà nước bị thiệt hại tại 22 nhà đất công sản là trên 2.400 tỷ đồng; tại 7 dự án là trên 19.600 tỷ đồng. Tổng số tiền nhà nước bị thiệt hại là hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó riêng Dự án 29 ha Khu đô thị Quốc tế Đa Phước số tiền Nhà nước đã thiệt hại là trên 11.200 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2014, bị cáo Trần Văn Minh và bị cáo Văn Hữu Chiến là những người đứng đầu, có trách nhiệm trong chỉ đạo quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, các bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã có hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai như: Đồng ý chủ trương, ký ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc giao đất, thu hồi, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng nhà, đất công sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; giảm giá, giảm hệ số sinh lợi, chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật đối với nhiều nhà, đất công sản và các dự án đầu tư xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho bị cáo Vũ "Nhôm" trục lợi cá nhân trong việc mua bán, chuyển nhượng các nhà đất công sản và các dự án này.

Trong đó, bị cáo Trần Văn Minh với cương vị là Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ký ban hành nhiều văn bản về chủ trương khai thác quỹ đất và bán nhà công sản, quy định cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất, chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. Từ những quy định này đã tạo điều kiện cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ thâu tóm nhiều dự án bất động sản và nhà, đất công sản tại những vị trí thuận lợi, có giá trị sinh lời cao tại thành phố Đà Nẵng không qua đấu giá quyền sử đụng đất, gây thiệt hại đặc biệt lớn đối với ngân sách Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân và gây bức xúc trong xã hội.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 2 tuần, từ ngày 2/1/2020 đến ngày 15/1/2020, bao gồm cả thứ Bảy và Chủ nhật.

Trong thời gian tại nhiệm, hai nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến đã cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai, giúp cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) thu lợi bất chính đặc biệt nghiêm trọng:

Kim Anh – Nguyễn Cúc/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.