Vỉa hè Yangon

Đấy là một buổi trưa đi làm về chúng tôi đã rợn ngợp trước cơ man nào là chim bồ câu. Khi anh chủ tiệm bán gạo rải thóc xuống vỉa hè, lũ bồ câu bay đến rào rạt.
21/12/2013 12:23
(Thethaovanhoa.vn) - Đấy là một buổi trưa đi làm về chúng tôi đã rợn ngợp trước cơ man nào là chim bồ câu. Khi anh chủ tiệm bán gạo rải thóc xuống vỉa hè, lũ bồ câu bay rào rạt, đông đến mức nếu nhắm mắt ném một viên đá, chắc chắn phải rơi vài ba con.

1. Yangon đi đâu cũng có tiếng quạ, bồ câu và nhiều lũ chim kêu chíu chít. Chúng đậu đen cả những lùm cây cổ thụ, trĩu trịt trên các chùm dây điện như mắc cửi. Tất nhiên, chỉ một thành phố bình yên, yêu chim chóc thì mới có cảnh lũ chim “ngang nhiên” đến mức hầu như vô ưu, tự nhiên thái quá đối với con người. Đến mức ở trường bắn môn súng, tiếng nổ đùng đoàng mà lũ chim sẻ cứ bay đến đỗ đầy cả bảng điện tử.

Người Yangon yêu chim lắm! Chim ở Yangon mập ú. Trước hiên nhà hay cửa hàng, không khó để nhận ra các chùm lúa khô, hay túi đựng thóc gạo,  chỉ để dành cho chim đến ăn. Người dân Yangon coi việc tung thức ăn cho chim như là một điều tốt lành và trách nhiệm từ trong ý thức. Đó là sự khác biệt lớn nhất so với nhiều vỉa hè ở nhiều nước phương Đông. Thầm nghĩ, lũ chim này mà sang vỉa hè dân ta, chắc chắn không “có cửa” mà tồn tại.

Và sự bình yên của lũ chim hẳn nhiên phản ánh phần nào tâm thế, tính cách của người Yangon. Trái tim họ an nhiên. Khối óc của họ, về mặt kinh doanh vẫn chưa ám ảnh đến mức phải làm giàu, dù sự lam lũ đeo bám số đông.

2. Với vỉa hè, càng  phản ánh rõ nhất sự phát triển kinh tế đô thị của thành phố đó. Thậm chí, là nét văn hóa của người dân vùng đó. Ở Việt Nam, người ta đã nỗ lực định nghĩa văn hóa vỉa hè thường theo nghĩa tiêu cực, thậm chí dẹp bỏ nhưng không thể bởi những người có “văn hóa” nhất cũng mê đắm mỗi sáng sớm kiên nhẫn xếp hàng hưởng cái thú xì xụp tô phở Bát Đàn, phở Thìn siêu đẳng, nâng chén chè xanh, cốc trà đá, ly cà phê chém gió hay tối đưa bạn đi khu ẩm thực Cấm Chỉ - Đào Duy Từ, ngồi tràn cả ra đường để tận hưởng đủ thứ trên trời dưới biển. Thậm chí, cảnh buôn bán chụp giật chửi mắng có khi đã thành một phần quen thuộc…

Sở dĩ, những cảnh nghịch mắt ở vỉa hè tồn tại bất chấp các cơ quan chức năng mạnh tay, đơn giản bởi vỉa hè đã nuôi sống bao nhiêu số phận con người. Thế thì làm sao mà dẹp bỏ được, khi cô sinh viên học mấy bằng đại học, không xin đươc việc, chỉ cần “ngồi đồng” với hàng trà chanh cũng kiếm bộn tiền mỗi tháng. Vỉa hè ở ta đúng là “tấc đất tấc vàng”.

3. Trên các vỉa hè ở Yangon, trừ chút ít khu trung tâm, đa số đều buôn bán nhỏ lẻ. Hàng hóa tự cung tự cấp, chất lượng thấp, lợi nhuận hạn chế. Ngay cả SEA Games là cơ hội làm ăn nhưng chẳng thấy sự tranh thủ tối đa. Tôi chú ý trên các vỉa hè thì bán chạy nhất vẫn là... trầu! Quán trầu nhiều vô kể, khách cứ nườm nượp. Tìm quán cà phê quá khó.

Cà phê ở đây không có pha phin, là cà phê hòa tan, hương vị nhạt nhẽo, chợt thèm ly cà phê bên mình dậy mùi hương, chưa ăn sáng say váng vất nếu làm một ly đen đậm. Trên các vỉa hè, cũng có bán trà nhưng phục vụ chủ yếu khách trung niên, và nhà sư. Trà cũng nhạt, thường được pha hẳn trong ấm siêu. Sở thích của thực khách là rót một cốc trà, sau đó chế sữa và ít cà phê vào, không hiểu kiểu uống đó mang tên gì?  Tóm lại, vỉa hè bên này dân Yangon chưa coi là cái mỏ vàng lộ thiên.

Mấy anh em phóng viên chúng tôi từng ngồi “vắt óc” xem ai có sáng kiến xuất sắc để có thể kinh doanh thành công trên vỉa hè Myanmar nhưng khó. “A, phở. Nếu đem phở sang đây thì thắng lớn”. Một đồng nghiệp trẻ, sau khi tìm kiếm đồ ăn Yangon mấy ngày đã nêu ý kiến như thế nhưng khi hỏi mấy chị Việt kiều thì nhận được cái lắc đầu. “Mấy anh trong Đại sứ quán cũng từng hưởng ứng việc Việt kiều bán phở, nhưng rồi bán buôn không được vì người theo đạo (Hồi và Phật giáo) bên này ít ăn thịt. Khách du lịch thì còn quá ít”.

Chỉ có một chỗ mà có thể cảm nhận sự đồng điệu với vỉa hè bên ta, đấy là phố Tàu. Nhưng, như thế thì quá ít cho một  nơi từng là thủ đô của cả đất nước.

Một thành phố hấp dẫn, dĩ nhiên phải biết chiều các loại khách bằng các sản phẩm có tính mở. Người dân Yangon kinh doanh vỉa hè không theo kiểu thế. Họ cứ buôn bán nhỏ lẻ theo kiểu của mình. Tựa như Hà Nội những thập niên 70’. Dù có nhếch nhác nhưng cảnh chụp giật chèo kéo khách, đánh nhau bươu đầu mẻ trán dường như khó bắt gặp ở Yangon. Đấy là điều đáng quý, nền tảng để khi thực sự quá trình mở cửa thành công, sẽ gúp cho đô thị Yangon, trong đó có vỉa hè, văn minh hơn, nề nếp hơn.

Viết đến đây, vẫn thèm lắm được về “chém gió” vỉa hè cùng bạn bè, được nghe những tiếng rao đủ sắc màu, được ăn những món mình thích không quá khó trên vài trăm mét vỉa hè, được thấy mình bình đẳng với mọi người, và cả đất trời. Vỉa hè ta dù sao vẫn là độc đáo và thú vị, chiều được tất cả dân ta lẫn tây, có đạo cũng như không đạo. Nếu không thì báo chí lẫn khách nước ngoài đâu nhiều lần khen hơn là chê.

Hữu Quý (Từ Yangon)
Thể thao & Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

Búng vòng - Trò chơi độc đáo của nông dân Myanmar

Búng vòng - Trò chơi độc đáo của nông dân Myanmar

Chỉ cần một khoảng đất nhỏ vài mét vuông những người nông dân Myanmar đã tạo ra một sân chơi đầy sôi động cạnh nhà.

Dưới bóng 'gã khổng lồ' Wunna Theikdi

Dưới bóng 'gã khổng lồ' Wunna Theikdi

Wunna Theikdi, khu liên hợp thể thao của Myanmar tại Nay Pyi Taw dù chưa hoàn thiên nhưng vẫn thấp thoáng hình ảnh của một gã khổng lồ trong khu vực.

Ở nơi thanh bình Up Pa Ta San Ti

Ở nơi thanh bình Up Pa Ta San Ti

Anh chàng lái taxi vui vẻ trò chuyện với chúng tôi bằng thứ tiếng Anh gãy vụn, đôi lúc pha lẫn cả tiếng địa phương. Có lẽ chỉ có từ "Hello" là dễ nghe nhất. Nhưng không sao cả.

Thư SEA Games: Đêm Yangon

Thư SEA Games: Đêm Yangon

Đến Yangon, nếu chỉ dạo phố vào ban ngày mà không tìm hiểu kỹ về đêm, và ngược lại, thì coi như khó cảm nhận hết nét đặc biệt của thành phố này.

Myanmar đón khách SEA Games bằng rượu Thai Yee

Myanmar đón khách SEA Games bằng rượu Thai Yee

Ở Myanmar, bắt đầu từ tháng 12 cho đến khoảng tháng 3, người dân vào mùa uống Thai Yee. Đây là một loại rượu truyền thống của người Myanmar và được uống phổ biến như uống trà tại các nước khác.

Cuộc sống của người dân nghèo Nay Pyi Taw

Cuộc sống của người dân nghèo Nay Pyi Taw

Có một Nay Pyi Taw khác với những hình ảnh chúng ta thường thấy, một khu dân cư cách trung tâm khoảng gần 1 giờ đi xe. Một Nay Pyi Taw với những con đường đất...

Toàn cảnh lễ khai mạc: 'Bữa tiệc' màu sắc và văn hóa

Toàn cảnh lễ khai mạc: 'Bữa tiệc' màu sắc và văn hóa

Nước chủ nhà Myanmar kết hợp hoàn hảo giữa nét truyền thống của văn hóa bản địa với sự hiện đại của ánh sáng, sắc màu trong Lễ khai mạc SEA Games 27 tại SVĐ Wunna Theikdi, Nay Pyi Taw.

Thư SEA Games: Hai mặt Yangon

Thư SEA Games: Hai mặt Yangon

Trong những ngày ở Yangon, hình ảnh các nhà sư đi khất thực bao giờ cũng tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ, các nhà sư ăn mặc sạch sẽ, từ nhỏ đến già đều rất đẹp.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.