Văn Thị Thanh trải lòng về sự nghiệp, 13 tuổi đã đặt mục tiêu phải trở thành tuyển thủ quốc gia Việt Nam
Xin nói rõ với các bạn mục đích tôi viết tự truyện này không phải thể hiện bản thân, mà chỉ truyền đi thông điệp về tình yêu bóng đá nữ trên khắp cả nước, chia sẻ về thực tế cuộc sống của cầu thủ chuyên nghiệp để các bậc phụ huynh an tâm cho con đi đá bóng. Đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam này đều những em gái có hoàn cảnh khó khăn nhưng có niềm say mê với trái bóng tròn. Tôi thực sự muốn kết nối tình yêu đó.
Văn Thị Thanh và hành trình trở thành cầu thủ chuyên nghiệp
Nếu các em có năng khiếu về thể thao hơn là học tập thì bóng đá hoặc các môn thể thao khác là những lựa chon không tồi. Vì tôi muốn chia sẻ những bí quyết hay tư duy đúng và hành động để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, đó là điều tôi luôn ấp ủ, cũng như trăn trở về thế hệ tương lai của bóng đá nữ, còn tôi không thể qua mặt các bậc tiền bối,bạn không cần coi tôi là tấm gương vì tôi chỉ là người bình thường.
Chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ bé để xây dựng nền bóng đá nữ Việt Nam. Có rất nhiều tấm gương về bóng đá hoặc các lĩnh vực khác, là những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí và nghị lực phi thường hơn tôi rất nhiều. Nếu có thời gian hoặc được cho phép của họ tôi sẽ kể cho các bạn.Tôi chỉ là người thay lời muốn nói cho các bạn. Gửi thế hệ tương lai!
Năm 1998 có một người thầy của Tỉnh Hà Nam một con người đặc biệt vì muốn đưa bóng đá đến cho phái nữ, đó là điều rất khó vì lúc đó đa số tư tưởng của bố mẹ kiểu như"con gái bóng bánh làm gì, lấy làm sao được chồng".
Nhưng ông ấy đã chứng minh một điều ngược lại, để đem đến thành công cho bóng đá nữ Hà Nam lên một tầm cao mới. Phải là người tâm huyết lắm, và luôn tin tưởng vào bản thân thì mới thấu hiểu được những cô gái yêu bóng đá, đầu tiên chỉ muốn được chơi bóng sau là cống hiến cho bóng đá tỉnh nhà cũng như quốc gia.
Trong khi nhiều tỉnh thành không tha thiết với việc làm bóng đá nữ thì Hà Nam đã tạo nên sự khác biệt, sự chỉ đạo của ban lãnh đạo. Cũng như người thầy hết lòng cùng với tình yêu bóng đá nữ Phạm Hải Anh, một người thầy luôn đau đáu, canh cánh trong lòng tạo một sân chơi bóng đá nữ cho tỉnh Hà Nam .
''Vâng tự đáy lòng con và các bạn bóng đá nữ trong đội Duy Tiên muốn gửi một lời cám ơn sâu sắc đến thầy ,một người cha, đã dìu dắt bọn con suốt thời thơ ấu,để chúng con có được thành công và thỏa lòng đam mê ,cống hiến cho tỉnh nhà và đất nước như ngày hôm nay,chúc thầy những điều tốt đẹp nhất,chúng con xin hứa sẽ viết tiếp giấc mơ của thầy còn dang dở nếu co cơ hội sẽ giúp bóng đá nữ Hà Nam và việt Nam vươn ra thế giới".
Và chính người thầy đặc biệt đó đã phát hiện ra tôi Văn Thị Thanh. Một cô gái nhỏ bé lúc đó chỉ cao khoảng 1m44, thấp nhất đội gọi là anh Ba kiểng vì có đôi chân đặc biệt giống cầu thủ Garincha của Braxin chân cao chân thấp, hoặc anh Thành Lương của đội tuyển Việt Nam chân phải chấm phẩy thì nó mới dị, mình thì chân vòng kiềng.
Nhưng lúc đó bị bạn trêu chọc vì cái chân vòng kiềng,thì xấu hổ lắm chỉ muốn về nhà ,nhưng trong thâm tâm thì không muốn vì điều kiện ở đây tốt hơn. Người ta luôn mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân,nhưng đôi khi nó lại chính là điểm mạnh của bạn.
Đùa cho vui thôi nhé xin lỗi anh Thành Lương, được mỗi cái mặt xinh kéo lại.Viết thêm chỗ anh Thành Lương: Thành Lương và Nghiêm Xuân Tú là hai trường hợp đặc biệt của bóng đá nam đó là xuất phát từ bóng đá phủi và Nghiêm Xuân Tú còn đấu tranh với bệnh ung thư đại tràng mà vẫn vô cùng nghị lực và ý chí, một con người đáng được khâm phục, học tập và trân trọng về nghị lực ý chí và tinh thần lạc quan vượt qua mọi hoàn cảnh.
Để có được ngày hôm nay tôi xin cảm ơn thầy phạm Hải Anh người đã phát hiện ra tôi,ban lãnh đạo sở thể dục thể thao Tỉnh Hà Nam, cũng như nhà tài phong phú Hà Nam tạo đào kiện cho tôi và đồng đội bay cao và xa. Nhà thì có bốn anh em toàn trai mỗi mình là nữ xinh gái nhất, nên chẳng có trò chơi gì nhà thì lại nghèo ,nên ông anh với hai đứa em cùng lôi tôi ra chơi bóng đá chắc là trò chơi duy nhất của tuổi thơ, cảm ơn anh trai và hai đứa em nhé đã là đối thủ của mình.
Cá tính mạnh mẽ của mình chắc là được hưởng từ 3 anh em trai, đôi khi thấy mình mạnh mẽ muốn yếu đuối một chút muốn nữ tính một chút, thành ra lại hơi khó. Thầy Hải Anh lúc đó đi tuyển chọn đội bóng dự bị, ở thị trấn vĩnh Trụ quê hương tôi, thấy mấy đứa con gái đá bóng hay hay cũng muốn nhảy vào chơi cho vui chứ lúc đó cũng chẳng toan tính gì,nào ngờ thấy mình tò mò thầy gọi vào đá thử, thế là oke luôn.
Thầy bảo có lên CLB đá không? Trong đầu đứa trẻ 13 tuổi lúc đó thấy thú vị,muốn được đi,nhưng về xin phép bố mẹ được cái bố đồng ý, thế là xách va li lên đường, bước vào cuộc sống tự lập xa gia đình ở tuổi 13.
Cuộc sống mới bắt đầu chỉ ăn và chơi bóng, học thì ít vì mình chuyên về chơi bóng mà, nếu các bạn bảo mình học kém thì cũng phải chấp nhận thôi,lúc đó ở cùng toàn các bạn nữ cùng tuổi, xa nhà cái gì cũng lạ, bạn cũng lạ, thầy cô mới, lạ nhà lạ cửa các thứ,đôi lúc chỉ muốn tập bóng xong là bay về với mẹ ngay,được xà vào lòng mẹ,và muốn khóc cái này thì con gái này.
Nhưng nói chung được vài hôm thì cũng quen và cũng thấy nó thú vị nhưng tập thì hơi vất vả quá. Muốn bỏ cuộc để về với mẹ,mặc dù giáo án của thầy thì vẫn theo kịp,thầy phân ra từng nhóm để luyện tập kĩ thuật,tâng bóng, cách sút bóng rồi ban bật và khoái nhất là được thi đấu và ghi bàn,khi thầy cho thi đấu phân công vị trí để tìm ra điểm mạnh của từng người.Tôi không viết nhiều vì thời bây giờ giới trẻ không còn đọc nhiều mà chỉ thích xem video cho nhanh, nhưng ngôn ngữ nó cũng có ma lực hấp dẫn riêng của nó,chân lí là "đọc sách là thói quen của người thành đạt"và nó đúng cho mọi thời kì.
Trong những cuộc tuyển chọn luôn có người bị loại và người được giữ lại để đi lên level cao hơn,là cầu thủ chuyên nghiệp bạn phải chấp nhận điều đó,vì khi được tuyển chọn nghĩa là bạn sẽ là đại diện cho tỉnh đó, quốc gia đó nên không thể làm mất mặt được,điều đó tạo nên một sức ép không nhỏ và mình buộc phải làm quen ,nó đúng với quy luật sinh tồn,không bao giờ có chuyện nương tay.Trong bóng đá cũng như bất kì việc gì khác những bài học về thất bại sẽ khiến ta trưởng thành hơn.
Không có thất bại chắc chắn không có thành công,việc gì cũng khó khăn cả không bao giờ có khởi đầu dễ dàng ,người thông minh có thể học nhanh hơn ,còn người kém thông minh vẫn thành công nếu kiên trì tập luyện.Luyện tập từng bước một ,để vượt qua giới hạn của bản thân. Chỉ có chiến thắng chính bản thân mình thì sẽ vượt mọi rào cản.cuộc sống, chiến thắng nỗi sợ hãi.
Đó là điều tôi cảm nhận được khi học làm cầu thủ chuyên nghiệp và nó cũng dần trở thành thói quen và tích cách của tôi sau này. Lúc đó trong tôi cô bé 13 tuổi đã hình thành hai mục tiêu là phải được thi đấu trong đội tuyển quốc gia cùng các thần tượng,và sau này trở thành giáo viên dạy thể dục nên lúc hết giờ tôi luôn luyên tập thêm để rèn kĩ năng, thầy Hải Anh thấy tôi cố gắng nên luôn có những bài tập riêng cho tôi. Những bài tập kéo lốp ô tô để tì đè và tốc độ....
Thực ra nhiều lúc nản chí lắm,tưởng không vượt qua được,về nhà được bố động viên ,trời rét bố lại lóc cóc đạp xe trở tôi lên, mua cho ổ bánh mì nóng đút vào người cho ấm ,nghĩ thương bố và lo cho tương lai của mình lại quyết tâm luyện tập và lúc đó nghĩ bóng đá là con đường duy nhất để đi.
Thực ra lúc tuyển vào đội tỉnh rồi ai cũng phải có năng khiếu có tố chất bóng đá thể lực,chạy bứt tốc cũng như khả năng bật nhảy của vận động viên điền kinh,các bạn chỉ yêu bóng đá thôi mà không có tố chất thì không thi nổi nhé,mặc dù những kĩ năng như tâng bóng hoặc nấc bóng thì không thể như những bạn trai cùng tuổi được,cũng phải mất vài tháng thì mới theo kịp được.Thể lực thì tất nhiên thua các bạn trai.
Lúc đó tôi và những cô gái tuổi 13 đó ai cũng mộng mơ về một tương lai màu hồng nhưng mọi chuyện thì không diễn ra như những gì ta mong đợi. Đầu tiên thầy chia từng giai đoạn tuổi để thi đấu sân 5,7,9 ,11 người phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi nhi đồng,thiếu niên, U15, U17, U19 phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tuổi xương, các chị em luyện tập cùng nhau trong cùng một đội thân thiết như chị em ruột.
Tuy nhiên mỗi người mỗi tính con gái mà đôi lúc cũng nhỏ nhen ích kỉ đố kị không quảng đại như con trai,cũng giận dỗi nhau chia bè phái, kiểu như bằng mặt không bằng lòng,vì ở chung mà, nhưng nhờ thầy chỉ dậy nên bỏ qua cho nhau vì mục đích chung.
Đó là bài học tiếp theo khi xa nhà trong việc sống chung,tự lập rèn kĩ năng sống ,mọi thứ đều phải tự lập không được mẹ chăm sóc như ở nhà,giờ giấc như một trại lính,cũng phải nói thêm một điều rằng đa số các bạn được tuyển lên đều là con nhà nghèo ,nên được ăn no đủ là sướng rồi,và thích nghi với hoàn cảnh cũng nhanh chứ ở đây không dành cho những tiểu thư con nhà giàu cành vàng lá ngọc,từ bé đã sinh ra trong nhung lụa thì không chịu được,nếu có chắc là ngoại lệ.
Nói thế thì cũng hơi thiên vị nhưng cơ bản những bạn con nhà nghèo đã quen với lam lũ rồi sẽ dễ thích nghi hơn và cũng còn tùy vào tư tưởng của bố mẹ nữa vì được vào đây toàn những cô yêu đá bóng có cá tính mạnh và tố chất thể thao.Việc chơi thể thao cũng như việc học. Nếu bạn học giỏi rồi thì rất thích học,nếu được thầy khen nữa thì càng thích,nhưng không phải lúc nào mình cũng học được,cũng có lúc bị thầy phạt trách mắng trẻ con mà,lại mít ướt ngay.
Điều kiện ở ngoài bắc thời tiết thất thường mùa đông rét mướt ,mùa hè oi bức,khiến những đứa trẻ 13 tuổi nhiều khi nản chí không muốn tiếp tục,nhưng chúng tôi luôn được thầy động viên tinh thần,mà đối với những đứa con nhà nghèo như chúng tôi vậy là quá tốt rồi, ăn chung ở chung cũng không sao miễn được ăn no,nói chung là cũng hơi vất vả nhưng chúng tôi đã quen với sự lam lũ khi ở nhà rồi,nhà bố mẹ đông con nên nhiều khi trưa nắng phải đi mò cua bắt ốc kiếm cái ăn nhìn gương mặt khắc khổ của bố mẹ mưu sinh để nuôi con,nên cũng quyết tâm hơn,và trong thâm tâm thầm mơ ước ngày mai cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Thầy luôn là người cha tận tụy như vậy.
Ở lò phong phú Hà Nam có một bí kíp mà thầy truyền dậy để ai cũng đá được hai chân,bí kíp này không được truyền trong nhân gian.Đó là những tính cách không lẫn vào đâu được của người dân Hà Nam Ninh chúng tôi luôn cần cù chịu khó và ham học hỏi trong cả học tập lẫn lao động chắc là chỉ thua mỗi miền Trung,thực ra ở đâu cũng có người giỏi người dốt,người chăm và người lười nhưng nói chung là như vậy khi xét về mọi khía cạnh cũng như những thành tựu đạt được.Tôi luôn tự hào vì được sinh ra ở đây,điều kiện khó khăn là thế nhưng chúng tôi luôn có những ước mơ lớn.
Mầm sống được ươm ở trong gian khó ,trên những mảnh đất cằn cỗi khô hạn sỏi đá,nếu sống được chắc chắn sẽ cứng cáp hơn những cây khác.và khi ước mơ đủ lớn thì mọi chuyện đều là nhỏ. Chúng tôi đã luyện tập hăng say ngày 7 tiếng đồng hồ, lúc ăn hay ngủ đều mơ về đá bóng, tập quên ăn quên ngủ. Những liều thuốc tinh thần của thầy khiến chúng tôi lớn dần lên như vậy.
Nhớ hồi thầy Hải Anh năm 98 đi toàn tình Hà Nam để gây dựng bóng đá nữ,chỉ là bóng đá phong trào thôi nhưng thấy các em nữ đá bóng đá nữ đá ham quá,dưới trời mưa tầm tã vẫn đá máu lửa không thua gì các bạn nam,thì thầy đã có niềm tin sắt đá sẽ gây dựng được thành công bóng đá nữ ở đây.
Đó là tầm nhìn xa trông rộng của ban lãnh đạo tỉnh Hà Nam,cùng ông Thầy nhiệt huyết,trong khi 80% các đội đã bỏ giải vì những lí do khác nhau,thì bóng đá nữ Hà Nam đứng vững và tồn tại đến ngày hôm nay.Bạn hỏi vì sao họ thành công ư? vì họ nằm trong top 20% còn lại,luôn tin tưởng vào triết lí của mình, lứa cầu thủ đầu tiên này lúc đầu chỉ có 12 em sau đó tuyển thêm 2 em nữa,trong đó có tôi.
Và sự thực chúng tôi chứng minh sự tháo vát ,khéo léo của phụ nữ việt Nam trong mọi lĩnh vực,không phụ sự kì vọng của ban lãnh đạo.Đúng là có những điều mà tiền bạc không bao giờ mua được đó là những kí ức tuổi thơ trong sáng hồn nhiên,là tình cảm chị em sống bên nhau.
Những tháng ngày lăn lộn đó đã tôi luyện cho chúng tôi một tinh thần thép,chúng tôi ăn tập cùng nhau chơi bóng cùng nhau,bao kỉ niệm vui buồn lẫn lộn của trẻ thơ ,của những đứa xa gia đình gắn kết lại với nhau thành một khối thống nhất ,mỗi người một tư tưởng một tính cách,nhiều khi để đổi lấy thành công thì cái giá của nó không hề nhỏ chúng tôi phải làm quen với cô đơn,tập luyện chăm chỉ quên mình.
Nhiều khi không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh vì khó khăn này nọ mà không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp được.Hãy nhìn sang Triều Tiên diện tích bé hơn Việt Nam,điều kiện cũng khó khăn hơn nhưng tại sao bóng đá nữ của họ vào World cup còn chúng ta thì không?giải thích thế nào đây ta chưa gặp thời à? hay quyết tâm của ta chưa đủ lớn bằng họ ,ý chí của ta thua họ. Đúng không các ban? Tất nhiên ở tuổi lúc đó tôi chưa nghĩ được như vẫn còn mải chơi, lười tập.
Nhưng bây giờ nhìn lại thì đúng là mình đang tụt hậu,cũng giận bản thân lắm vì lúc đó không cố gắng hơn nhưng "một cánh én chẳng làm nên mùa xuân" bóng đá là môn thể thao của tập thể,Nên mình không thể trở thành cầu thủ gánh team được,trừ Ronaldo, Messi hay Maradona cả Thái Lan cũng đang vượt qua việt Nam để vào world cup.Trách ai bây giờ?hãy tự trách chính bản thân mình trước hãy học Nhật Bản họ luôn nhận lỗi về mình khi sai,không đổ lỗi quẩn quanh,và họ vô đich World Cup bóng đá nữ, bằng lối chơi tập thể và khoa học.
Tất nhiên ngồi nói phét thì ai cũng nói được,nhưng cho vào thực chiến mới biết, kết quả nói lên tất cả.Em phải xin lỗi cô giáo dạy văn vì em bị lạc đề ,cho em đúp lại năm nữa để em học lại cho chắc. Con gái mà lo làm gì lắm,đặt mục tiêu vừa mới sức của mình an phận, ngồi nói linh tinh người ta cười cho, mọi chuyện đã có các xếp lo,nhưng xem bóng đá nam thế giới hấp dẫn thật.
Panama vào World cup,rồi ireland dân số có 330n người cũng vào world cup chịu thật,còn mấy ông như muorinho thậm chí đá quả bóng còn không nổi ,mà dẫn dắt hết clb này đến CLB kia vô địch điển hình là Porto, chẳng có ngôi sao mà vô địch được Champion League 2004, không thể giải thích nổi. Cái này theo người á đông người ta gọi là số phận.
Người Việt Nam cũng có điểm mạnh riêng chứ,chắc là đen giống đội tuyển Anh truyền thông thì rất tốt, toàn cầu thủ kĩ thuật,cả thế giới xem Ngoại hạng Anh ,nhưng vào đá giải thua ngay vòng loại.Kiến thức là đại dương mênh mông ,Còn mình chỉ là hạt cát trên sa mạc.
Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tôi: Các nền bóng đá đang xích lại gần nhau,thế giới đang phẳng vì internet,mọi cầu thủ đều được học tập và rèn luyện trong những môi trường tương đồng nhau,nên mọi chuyện đều có thể xảy ra mọi đội bóng đều có thể làm nên kì tích, điều quan trọng là mỗi cá nhân và sự khác biệt đến từ ông thầy người truyền lửa, những người thầy này là những người biết nhìn ra điểm mạnh và yếu của từng cầu thủ, để làm thức dậy những tiềm năng đang ngủ quên của họ,biến họ thành những chiến binh thực sự,có ai nói bóng đá chỉ là trò chơi của thể lực và cơ bắp thì hãy xem lại vì nó như đi đánh trận có tướng và quân,những đội bóng yếu vẫn có thể thắng được những đội bóng lớn,nếu có đấu pháp hợp lí.
Trong tôi những người thầy đó là thầy Hải Anh,thầy Mai Đức Chung và một số thầy khác nữa...Bóng đá nam Malaisia lên ngôi vô địch seagame bằng lối đá đơn giản ,chuyền ra cánh và căn ngang,Myanma vào World Cup U20 cũng bằng lối đá chuyền ra cánh và căn ngang,Việt Nam U19 cũng vào world cup theo cách tương tự,lối đá đơn giản phòng ngự phản công,cần nhất là có một ông thủ môn giỏi.Từ đây rút ra bài học là chơi đơn giản mà hiệu quả là bài học thực tiễn.Phù hợp với những đội bóng nhỏ,và chiến đấu hết mình may mắn sẽ đến. Tôi tự thấy mình thành công cũng do may mắn song hành ,nhiều bạn trong cùng đội nữ Hà Nam lúc đó tập cũng cố gắng mà vẫn không gặp kết quả tốt được như tôi,có thể là chưa gặp may,mà thành tích cá nhân phải gắn với thành tích chung của cả đội,đó là điều khác biệt của bóng đá với các môn thể thao khác các vị trí phải kết nối với nhau ,thành một khối đoàn kết thì mới giành chiến thắng,còn nếu tách nhau ra thì đội hình toàn sao cũng vẫn thua cuộc.
Tôi may mắn chơi trong một tập thể các đồng đội hỗ trợ nhau hết sức,cùng nhau đi theo một hướng thành tích cá nhân có được là sợ giúp đỡ của các đồng đội,nên tôi xin chia sẻ thành tích đó với ban huấn luyện và đồng đội.Nhưng có một điều như thế này :giải thích về thành công và thất bại,thành công là đứa con của thất bại,và thất bại thực sự chỉ đến khi bạn nói bỏ cuộc còn không nó chỉ là những thử thách.
Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều đó hôm nay bạn có thể là người thành công,nhưng ngày mai có là tội đồ nếu như không có sự luyện tập trau dồi mỗi ngày, là cầu thủ chuyên nghiệp bạn phải ý thức được điều đó,thế giới cuộc sống thay đổi từng ngày và bóng đá cũng nằm trong quy luật đó.
Nếu bạn hỏi công việc bóng đá nữ đó có kiếm được nhiều tiền hay cho bạn được một công việc ổn định không,thì tôi nói với bạn tư duy của bạn sai lầm ngay từ đầu,bạn nằm trong top 80% không phải sống bởi đam mê,bạn thực dụng tôi không trách bạn,vì thời đại bây giờ chẳng có công việc bạn làm việc nhẹ nhàng mà lương cao cả,hãy làm hết sức mình khó khăn đừng bỏ cuộc thì tiền tự dưng sẽ đến với bạn,tất cả nó nằm ở quy luật giá trị phải bỏ công sức ra thì mới có kết quả.
Thành công chỉ đến với những người đi đến tận cùng ước mơ,còn nếu bạn làm việc chỉ vì tiền thì bạn sẽ là nô lệ của nó suốt đời. Có thể bạn không yêu bóng đá nhưng bạn hãy thử xem trọn vẹn một trận đấu bóng đá đỉnh cao,hoặc chơi một trận bóng phủi thôi, bạn sẽ yêu nó ngay."Hãy theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn". Khi bạn làm chủ trái bóng bạn sẽ cảm thấy thăng hoa như thế nào.Cũng như một học sinh trường chuyên thôi.
Họ học giỏi họ sẽ yêu công việc của họ,người học dốt thì bảo học chẳng có gì thú vì chán ngắt.Sẽ có lúc bạn hỏi tôi chị thần tượng cầu thủ nào ở việt Nam, bóng đá nữ .thủa còn nhỏ khi được xem tivi ước sau này mình được trở cầu thủ quốc gia chơi bên cạnh: chị Hiền Lương, chị Kim Chi, chị Thúy Nga, Lưu Ngọc Mai.... con trai thì có Công Vinh ..Còn trên thế giới thì thần tượng Iniesta, Juan Mata, tại sao ai cũng thần tượng Ronaldo,Messi, còn tôi lại thần tượng cầu thủ này vì ngoài bóng đá ngoài đời họ còn rất chăm đọc sách, học đại học và không hề tai tiếng, lối sống chuẩn mực.Tôi rất thần tượng những người như vậy vì trong thời đại công nghiệp 4.0 này, không cần bạn xuất phát điểm thế nào nếu bạn có tri thức, bạn hoàn toàn có thể làm việc ở bất cứ đâu.
Đó là lí do vì sao ngoài bóng đá ra tôi rất thích học tập và thử sức mình trong các lĩnh vực mới,tôi thật sự khâm phục những cô cậu bé con nhà nghèo hiếu học và bố mẹ họ hết lòng nuôi họ ăn học dù sống dưới gầm cầu,những hình đó luôn khiến tôi xúc động vì nó giống cuộc sống của tôi.
Tôi muốn mượn tự truyện của những người nổi tiếng như Ronaldo hay Ibrahimmovic của bóng đá nam để đẩy tự truyện của mình lên, chứ thực ra câu chuyện của mình cũng chẳng có gì hấp dẫn vì bóng đá nữ việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới.
Đến Mỹ, cường quốc số một về bóng đá nữ đầu tiên năm 1991 cũng chẳng ai để ý cho đến khi họ vô địch thế giới, mới có chiến lược đầu tư dài hạn, còn ngay cả bây giờ bạn hỏi mọi người bạn đang xem gì đấy ""bóng đá nữ việt Nam""hoặc xem bóng đá nữ".
Chuyển kênh luôn ,hoặc đến trận chung kết mới xem,cảm thấy chạnh lòng,mặc dù phấn đấu nhưng "em viết tự truyện để làm gì"bóng đá nữ đang chỉ nằm trong cái ao làng,có lúc hơn hoặc thua Thái Lan,Tôi biết mình đang làm những "nhiệm vụ bất khả thi" nhưng vẫn phải làm vì đam mê cũng như trách nhiệm và tình yêu và những gì có được ngày hôm nay do bóng đá đem lại.Thôi thì cứ cống hiến thầm lặng và làm hết khả năng.Mình thuộc nhạc trầm buồn mà.Việc không ai làm thì mình làm,và ai muốn tôi thêm vào tự truyện tôi thêm thôi.
Và chuyện bóng đá là chuyện của người yêu bóng đá Tôi sẽ hết mình để nối tiếp truyền thống của các thầy trong đội phong phú Hà Nam, tiếp lửa đam mê cho các em trong đội. Hi vọng một ngày không xa bóng đá nữ Việt Nam vào worldcup bóng đá nữ. Chỉ có kết quả mới chứng minh được tất cả. Tôi luôn có một ước muốn là làm sao bóng đá nam và nữ được lan rộng trong khắp các tỉnh thành, để làm sao cho tất cả những đứa trẻ yêu đá bóng được chơi đùa thỏa lòng đam mê,nhưng thực sự làm bóng đá không có lãi,đất nước còn nghèo nên những đam mê nên gác lại"liệu cơm và gắp mắm".
Thế hệ chúng tôi vẫn có thể thành công vì đá bóng chủ yếu bởi yếu tố tinh thần,còn bây giờ điều kiện tốt hơn nhiều,mong rằng sân chơi sẽ lan rộng ,để sẽ có nhiều nhân lực cung cấp cho đôi tuyển quốc gia.Bạn không thể hiểu cảm giác vinh dự hay tự hào như thế nào khi chơi bóng cho đội tuyển quốc gia,nó là cái đích mà bất cứ vận động viên nào cũng mong đợi. Thi đấu cho đội tuyển tỉnh đã tự hào rồi ,đại diện cho đội tuyển quốc gia nó thiêng liêng cao cả hơn gấp bội.
Nó là những nấc thang phấn đấu gian khổ mà không giá trị vật chất nào có thể đổi được khi được cống hiến cho đội tuyển quốc gia và người hâm mộ.Mỗi lò bóng đá mà cho ra đời nhiều cầu thủ giỏi,thì lò đó trở thành thương hiệu,vì phải có thầy giỏi mới có trò hay,và sẽ nhiều người theo học.Tôi đã được vinh dự được học ở lò bóng đá nữ Hà Nam,từ một cầu thủ chỉ có tiềm năng, lứa đầu tiện chỉ có 14 cầu thủ và sinh sau đẻ muộn nhưng với sự trèo lái của các thuyền trưởng tài ba, những nhà quản lí những chuyên gia dinh dưỡng, tâm lí chúng tôi đã thành công ở cấp độ câu lạc bộ ,cũng như rất nhiều cấu thủ được gọi lên tuyển.
Liên hệ với bóng đá Bồ Đào Nha một chút,mọi sự so sánh đều là khập khiễng nên so sánh cho vui thôi, không khuyến cáo những người sử dụng làm theo,một Đất Nước trên 10 triệu dân,chủ yếu làm bóng đá nam họ có toàn những hlv giỏi nhưng không phải là cầu thủ như Mourinho, Fernaldo Santos, họ đều là những người có xuất thân bình thường thậm chí nghèo khổ, nhưng lại làm được điều phi thường.
Theo người á đông ở đây là phong thủy tốt hoặc số phận.Bạn hãy đọc sách để giải thích kĩ từ số phận hoặc phong thủy sẽ tìm được câu trả lời.Còn tôi muốn nói hãy chuyển sang kênh bóng đá nữ,đến với nước Mĩ và Nhật Bản hai cường quốc số 1 và số 3 về kinh tế,bóng đá họ cũng làm rất khoa học hợp lí và rất bài bản,kết quả thể hiện hết ở thành tích. Mặc dù chúng tôi đá tốt và có thành tích nhưng công nhận xem bóng đá nam thích mắt,rất mạnh mẽ, nhanh nhẹn.
Chẳng ai lên mạng mà search từ khóa bóng đá nữ mà xem cả ai cũng tìm Messi hay Ronaldo,chẳng ai tìm từ khóa #Hiền Lương,#kim Chi,#Thúy Nga,#Lưu Ngọc Mai.....để xem, hoặc có cũng là số ít. Đó chính là gam màu trầm của bóng đá nữ, ngay cả trên thế giới.
Nhưng chúng tôi chấp nhận điều đó vì chúng tôi là phụ nữ là phái yếu,còn đàn ông là trụ cột đất nước,gia đình để những người phụ nữ dựa vào.'Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu'. Vì vậy chúng tôi chỉ có những mong ước hết sức giản dị,là có được công ăn việc làm ổn định, không phải lo nghĩ,sinh con đẻ cái đã mệt lắm rồi. Nhưng chốt lại bóng đá vẫn phải yêu hết mình.
Đi đến phần kết của Hành trình trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, 14 cầu thủ lứa đầu tiên của lò bóng đá Hà Nam đã thi đấu thành công ở câu lạc bộ rồi được gọi lên đội tuyển quốc gia năm 2003: Vũ Thị Lành, Nguyễn Thị Hương, Đỗ Thị Hải Anh, Nguyễn Thị Thanh Huyền,Văn Thị Thanh....