Nhà văn Lê Minh Hà: Viết về con để giải đáp câu hỏi của chính mình

"Chuyện mẹ chuyện con" (NXB Kim Đồng) là cuốn sách mang tính tự sự, ghi lại chuyện dạy con của một người phụ nữ Việt trên đất Đức. Tưởng như vụn vặt, nhưng ẩn sau những ghi chép ấy lại là những suy nghĩ, băn khoăn và tự vấn rất nghiêm túc của tác giả Lê Minh Hà.
20/03/2020 14:30

(Thethaovanhoa.vn) - Chuyện mẹ chuyện con (NXB Kim Đồng) là cuốn sách mang tính tự sự, ghi lại chuyện dạy con của một người phụ nữ Việt trên đất Đức. Tưởng như vụn vặt, nhưng ẩn sau những ghi chép ấy lại là những suy nghĩ, băn khoăn và tự vấn rất nghiêm túc của tác giả Lê Minh Hà.

Nhà văn Lê Minh Hà: Đong đầy Hà Nội bằng nỗi nhớ

Nhà văn Lê Minh Hà: Đong đầy Hà Nội bằng nỗi nhớ

Dù là tạp văn, tiểu thuyết hay truyện ngắn, những trang viết của Lê Minh Hà luôn đầy ắp hình ảnh của một Hà Nội, mảnh đất đã từng gắn bó với chị 32 năm.

Rời Việt Nam vài chục năm để định cư tại Đức, Lê Minh Hà vẫn không phải cái tên quá xa lạ với độc giả - khi những trang viết về Hà Nội của chị thường được đón nhận với sự xúc động và đồng cảm về một “Hà Nội ngày xưa”. Nhưng, cuốn sách lần này là một câu chuyện khác.

* Như lời kể, “Chuyện mẹ chuyện con” được hình thành từ những trang nhật ký chị viết về 2 cậu con trai Cục Xương và Cục Mỡ. Những trang viết ấy được bắt đầu từ cơ duyên nào?

- Cơ duyên lớn nhất là tôi được làm mẹ. Với đứa con nào tôi cũng từng có những ghi chép như vậy. Qua chữ, tôi hình dung được về con mình và về chính mình rõ hơn, phòng khi về già. Chưa kể, việc ghi chép các trải nghiệm từng ngày là một cách tôi thanh lọc mình, một cách luyện chữ – điều mà bất kể ai làm nghệ thuật thực sự chắc đều không thể không làm.

Việc ghi chép chuyện con ở nhà và ở trường, chuyện con được dạy và con ì ạch tự dạy bản thân thông qua sự hiểu biết mỗi ngày còn là một cách tôi tự giải đáp cho mình những câu hỏi: Đâu là cái đích giáo dục cần hướng tới? Giáo dục thành công là tạo ra những cá thể khác thường hay trước hết là phải tạo ra các cá thể bình thường, với những cảm xúc người bình thường nhất, với ý thức về con người bình thường của mình, với khát khao và tinh thần chịu trách nhiệm?

Hơi buồn cười khi nói điều này: Tôi chưa bao giờ tự tin là mình được giáo dục theo cách tốt nhất và biết cách giáo dục tốt nhất. Nhưng đấy là một sự thật. Bên cạnh sự đáng buồn do nó mang lại thì vẫn có cái đáng để vui: Tôi phải nhìn ngó, tự học và tự dạy.

* Có chút khác biệt nào về cảm xúc của chị không khi viết về Hà Nội - đề tài quen thuộc - và về những điều tưởng như rất vụn vặt trong “Chuyện mẹ chuyện con”?

- Tôi không biết những người viết khác thế nào. Riêng tôi, viết gì thì đầu tiên cũng là viết cho mình, viết về mình, dù hư cấu hay không hư cấu.Và bạn có tin không: Trong khi hư cấu, tôi sống cuộc sống ấy, tâm trạng ấy, tương lai ấy của nhân vật. Nó thật, hoàn toàn thật, với tôi.

Bởi thế, cũng xin được làm rõ lại một điều: Tôi không viết về Hà Nội, Hà Nội hôm qua và hôm nay chỉ là bối cảnh để tôi nhung nhăng trong đó, tự cắt nghĩa đời mình và cuộc đời nói chung thôi. Và nhung nhăng trong lịch sử thì có cái vất vả riêng và cái sướng riêng so với tấp tểnh trong nhà trong bếp, dĩ nhiên rồi.

Chú thích ảnh
Cuốn sách “Chuyện mẹ chuyện con”

* Muốn hay không, trong “Chuyện mẹ chuyện con”, sự khác biệt trong cách giáo dục của Việt Nam và Đức, nơi chị đang sống, vẫn hiện lên rất rõ. Thẳng thắn, từ những trải nghiệm ấy, chị thấy nền giáo dục của chúng ta đang thừa và thiếu những gì?

- Nhiều người ca thán về sự quá tải của giáo dục Việt Nam hiện nay: Thừa lí thuyết và thiếu kĩ năng. Khi so sánh dung lượng kiến thức con mình phải nạp ở đây với dung lượng kiến thức của các cháu ở nhà, tôi thấy hình như không phải thế. Và chúng ta đừng tự tin rằng học sinh Việt Nam chỉ thiếu kĩ năng sống mà thừa lí thuyết và đến một lúc nào đó lượng đổi thành chất dễ dàng.

Nói thẳng thì thế này: Giáo dục của ta đang quá thừa những kiến thức chỉ cần để tiến thân ở Việt Nam, và thiếu hẳn sự trung thực. Cái này cứ để các bạn du học sinh nói xem mức độ thừa thiếu kia nó trầm trọng thế nào.

Xin minh định rõ: Tôi chưa bao giờ cho là nên bỏ đứt một số nội dung của các bộ môn cơ bản như nhiều người đang đòi hỏi. Tôi cho rằng kiến thức phổ thông càng đầy đặn thì khả năng chọn lựa tương lai càng rộng mở, và tôi coi trung thực là ứng xử xã hội chứ không phải dừng lại ở một vài tình huống hay quan hệ.

Chú thích ảnh
Tác giả Lê Minh Hà tại Đức...

* Trong sách, chị có nói về cảm nhận của mình: Nền giáo dục ở Đức chỉ gắn với một cái đích duy nhất là dạy đứa trẻ tự sống, tự chịu trách nhiệm về đời sống của mình ở những mức độ khác nhau, để trở thành một con người bình thường. Là một người phụ nữ Việt Nam, được nuôi dạy theo cách truyền thống của phương Đông, chị có khó khăn không để chấp nhận cách giáo dục ấy với con mình?

- Tôi là người từ bé tí đã luôn luôn phải tin rằng năng lực mình ở dưới mức bình thường ấy chứ. Và vì thế cũng hiểu rằng phải tự sống, sống là chọn lựa, là trả giá, là chịu trách nhiệm cá nhân. Thế nên, thật lòng tôi khoái cái tinh thần thực tế này của nền giáo dục mà con tôi đang tiếp thu. Chả biết các bà mẹ khác thế nào chứ tôi ngại cái cảnh đàn bà y như gà mái xoè cánh tã ra che chở cho con lắm. Ta đừng bảo thế là yêu thương. Mọi tình yêu thương đều đứng trên một cái nền giá trị chung nhất với con người chứ không thể nhân danh nó kèm với truyền thống để bất chấp tất cả.

* Chị có nghĩ rằng chia sẻ của mình sẽ ... thêm dầu vào lửa không, khi mà trong những cuộc tranh luận về giáo dục của chúng ta, có những thời điểm cơn sốt hướng ngoại đang đẩy mọi thứ đi quá xa?

- Tự ti hay tự tôn theo tôi đều đáng ngại, vì thật ra hai thái độ này chuyển hóa qua nhau rất dễ dàng. Chúng ta cần sự cọ xát giữa các giá trị, phương Đông cũng như phương Tây. Trở thành một dị biệt hay sẵn sàng tự đồng hóa có lẽ đều nên tránh. Giáo dục phương Tây không phải là hoàn hảo, và hiện nay cũng thay đổi để hoàn thiện từng ngày theo sự đổi thay chính trị xã hội ở mỗi nước. Truyền thống rất hay, nhưng rất dễ biến thành một cái bẫy cho người ta trú ẩn.

Ở góc độ cá nhân, nếu phải bày tỏ quan điểm, tôi chỉ muốn nói rằng nền giáo dục của chúng ta hãy nói ít thôi. Và nói là làm, làm cho mình, chứ không phải vừa làm vừa cao giọng phê phán nhau xa rời truyền thống hay... quốc tế. Và việc đầu tiên cần làm là không được đồng nhất giáo dục và giảng dạy, giáo dục phải định hướng, phải hoạch định được việc giảng dạy ở mọi cấp học. Một nhà giáo dục do đó không nhất thiết phải là người đứng lớp hàng ngày.

Chú thích ảnh
… và trong một buổi ra mắt sách tại Việt Nam

* Một câu hỏi ngoài lề: Trong 20 năm sống tại Đức, anh chị dạy các cháu về văn hóa Việt theo cách nào?

- Trong nhà tôi tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp. Các cháu nói, đọc và viết được tiếng Việt. Thực tế là chúng tôi không bắt ép con theo tập tục Việt dù bản thân lại giữ một vài tập tục khá kĩ. Chúng tôi coi ngôn ngữ, truyền thống Việt như là một văn hóa các cháu nên biết, và vì không áp đặt nên các cháu lại biết ít nhiều một cách nghiêm túc. Chẳng hạn, ở tuổi 11, cháu Cục Xương khi đọc xong cuốn sách bằng tiếng Việt đầu tiên thì tự in hơn trăm trang về lịch sử Việt Nam từ 1954 tới 1975 bằng tiếng Anh, đọc xong rồi đề nghị được về thăm quê.

*Những năm qua, trên thị trường, các loại sách dạy con theo kiểu Âu, kiểu Á, kiểu Nhật... đang rất phổ biến. Về phần mình, chị muốn độc giả đón nhận “Chuyện mẹ chuyện con” theo tâm thế nào?

Ngay ở trong cuốn sách, tôi đã nói rõ tôi là một người mẹ, dạy con có thành công không chưa biết, nhưng biết mình có thất bại. Thế nên Chuyện mẹ chuyện con có mặt trên kệ sách hôm nay không nhằm chia sẻ gì với ai, chỉ như tôi nói rồi đấy: Thanh lọc mình, luyện chữ, và nếu được: Lưu giữ các quan sát cá nhân về một nền giáo dục khác (trong tư cách một bà mẹ và một nhà giáo dù nay không giữ nghề).

Nếu điều đó giúp được cho ai, chẳng cứ các bà mẹ, thì tôi rất mừng.

* Cám ơn chị về cuộc trò chuyện.

Cúc Đường

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo 'Giấc mơ Đức số 12': Cơ hội lớn cho bạn trẻ du học nghề tại CHLB Đức

Hội thảo 'Giấc mơ Đức số 12': Cơ hội lớn cho bạn trẻ du học nghề tại CHLB Đức

Sau 11 số phát sóng thành công, buổi hội thảo giao lưu trực tuyến giới thiệu cơ hội du học nghề Giấc mơ Đức số 12 do tập đoàn giáo dục Expertrans EI tổ chức sẽ diễn ra vào 19h ngày 11/8 trên nền tảng Zoom online.

Lương Huệ Trinh: Nếu không đi, âm nhạc của tôi sẽ nhàm chán!

Lương Huệ Trinh: Nếu không đi, âm nhạc của tôi sẽ nhàm chán!

Đang ở tận Ghana (Châu Phi), nhưng Lương Huệ Trinh vẫn là “chủ trò” của “bữa tiệc” âm thanh: hòa nhạc "Những khoảng trôi" sẽ diễn ra trực tuyến giữa các đầu cầu: Việt Nam, Pháp, Đức và châu Phi vào 19h ngày 17/7.

'Những khoảng trôi' của Lương Huệ Trinh và những người bạn

'Những khoảng trôi' của Lương Huệ Trinh và những người bạn

Chương trình âm nhạc thể nghiệm "Những khoảng trôi" do Lương Huệ Trinh khởi xướng cùng với 4 nữ nghệ sĩ Eva Zöllner, Séverine Ballon, Ute Wassermann và Ngô Trà My sẽ diễn ra vào 19h ngày 17/7 tại Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Đưa nàng Kiều đến với công chúng Đức từ góc nhìn mới

Đưa nàng Kiều đến với công chúng Đức từ góc nhìn mới

Ngày 1/6, Bộ Văn hóa bang Sachsen-Anhalt và Quỹ Nghệ thuật bang Sachsen-Anhalt của Đức đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về triển lãm "Nàng K" tại trung tâm triển lãm Quỹ Nghệ thuật bang Sachsen-Anhalt.

Các trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: Chương trình ít đi, khán giả nhiều hơn

Các trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: Chương trình ít đi, khán giả nhiều hơn

Trước đây, mỗi năm Viện Pháp tại Hà Nội (L’Espace) có khoảng trên dưới 300 chương trình, Viện Goethe là 200, Trung tâm văn hóa Nhật Bản là 20 và Trung tâm văn hóa Hàn Quốc là 60 chương trình.

Sách ảnh 'Hà Nội 1967 -1975' của Thomas Billhardt: Có một Hà Nội thời chiến như thế…

Sách ảnh 'Hà Nội 1967 -1975' của Thomas Billhardt: Có một Hà Nội thời chiến như thế…

Lật giở từng bức ảnh của Thomas Billhardt trong cuốn sách ảnh Hà Nội 1967 - 1975, ta có thể thấy một Hà Nội chân thực, bình dị, đầy cảm xúc trong thời chiến.

'Nàng Kiều là hình ảnh rất 'thời thượng' ở mọi thời đại'

'Nàng Kiều là hình ảnh rất 'thời thượng' ở mọi thời đại'

Chắc chắn mới đầu ai cũng sẽ cảm thấy bất ngờ khi nghe một “ông Tây chính hiệu” như Wilfried Eckstein, Giám đốc Viện Goethe tại Hà Nội, bình giảng về Truyện Kiều và cách mà con người hiện đại hôm nay có thể đối thoại với nàng Kiều.

'Quán thanh xuân' tháng 12: Kỷ niệm ở Đông Âu của người Việt suốt 3 thập kỷ

'Quán thanh xuân' tháng 12: Kỷ niệm ở Đông Âu của người Việt suốt 3 thập kỷ

Quán thanh xuân tháng 12 với chủ đề Đường xa tuyết trắng là một chuỗi những kỷ niệm về Đông Âu của thế hệ những người Việt Nam đi học đi làm trong 3 thập kỷ vừa qua.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.