loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Tựa cằm, sờ, nắn…các tác phẩm tượng, điêu khắc, trèo qua rào chắn để check-in, giẫm lên gương kính để chụp ảnh, hay thậm chí là chụp ảnh quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm ngay tại vị trí trưng bày hiện vật. Đây là loạt hành vi xấu xí của một bộ phận khách tham quan, chủ yếu là người trẻ, khi tham dự triển lãm mới nhất tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA
Tượng mất, tranh bị rạch xước...những sự cố hư hỏng của nhiều tác phẩm gửi dự thi khiến dư luận đặt câu hỏi về sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức, vận chuyển, bảo quản tác phẩm của BTC triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2020!
Mặc dù ban tổ chức triển lãm đã cẩn thận đặt biển cảnh báo không sờ vào hiện vật hoặc không vượt quá rào chắn ở khắp gian phòng, nhưng có vẻ một bộ phận giới trẻ không mấy quan tâm đến điều đó.
Người trẻ xem triển lãm: Thưởng thức nghệ thuật hay check in sống ảo
Không riêng gì triển lãm tại VCCA, hầu hết triển lãm hiện nay đều miễn phí vé vào cửa. Điều này cũng góp phần thu hút nhiều người đến tham quan. Và trong số ấy, không ít người, đặc biệt là giới trẻ, đến với mục đích chính không phải để thưởng thức nghệ thuật, mà chủ yếu để chụp hình "sống ảo". Vô tình, nhiều triển lãm giống như một studio sống ảo, để lại không ít hình ảnh vô duyên.
Có thể nói, thưởng lãm nghệ thuật và cách thưởng thức nghệ thuật là quyền riêng của mỗi người. Tuy nhiên, việc các tác phẩm bị xâm hại, phá vỡ sự toàn vẹn, thực sự là một việc làm vô cùng phản cảm, khiến nghệ sĩ - người đã dành bao tâm huyết để sáng tạo ra tác phẩm, cảm thấy tổn thương.
Thưởng thức nghệ thuật và tôn trong nghệ thuật luôn phải song hành cùng nhau. Xê dịch, sờ, tựa, phá hoại tác phẩm đều là những hành động cấm kị ở bất kỳ triển lãm hay không gian nghệ thuật nào. Từ vụ việc xảy ra tại trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA, một lần nữa, câu chuyện về ý thức của người trẻ ở nơi công cộng lại được đặt ra.
Kim Phượng - Mộng Thìn
loading...