Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2): 'Hoa' cho ngày thầy thuốc

Những ngày qua, liên tiếp nhiều bệnh viện, cơ sở y tế thông báo không tổ chức lễ, không nhận hoa, quà vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
27/02/2021 10:15

(Thethaovanhoa.vn) - Những ngày qua, liên tiếp nhiều bệnh viện, cơ sở y tế thông báo không tổ chức lễ, không nhận hoa, quà vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.

Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19

Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam: Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19

“Chiến sĩ áo trắng nỗ lực chống dịch COVID-19” là tọa đàm truyền hình trực tuyến do Báo Lao Động tổ chức ngày 26/2 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2020) nhằm tôn vinh đội ngũ thầy thuốc – những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu của cuộc chiến chống dịch COVID- 19.

Đây là năm thứ 2 nhiều đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt hủy bỏ các nghi thức kỷ niệm ngày tôn vinh chính họ, thay vào đó, các chiến sỹ áo trắng âm thầm lên tuyến đầu, vào tâm dịch, đẩy lùi dịch bệnh…

Với họ, nụ cười của người dân, khúc khải hoàn của dân tộc khi chiến thắng dịch COVID-19 mới là bó hoa đẹp, trân quý nhất trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Chú thích ảnh
Các bác sĩ, y tá... - những chiến binh thầm lặng

Quả thật như vậy, suốt 365 ngày của năm 2020 các thầy thuốc, nhân viên y tế, nhất là những người trên tuyến đầu đã sống và làm việc như những chiến binh quả cảm khi dịch COVID-19 xâm nhập và gây ra sự xáo trộn chưa từng có. Những ngày đầu năm 2021, một lần nữa dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước khiến cho nhiều nhân viên y tế phải tạm xa gia đình lên đường làm nhiệm vụ.

Ngày Thầy thuốc, Covid-19, Thầy thuốc Việt Nam
Bệnh viện dã chiến phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 của Thành phố Hồ Chí Minh tại huyện Củ Chi. Ảnh: medinet.gov.vn

Không cần bất cứ lời hiệu triệu nào, nhiều người đã xung phong lên tuyến đầu, tiến vào tâm dịch. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hàng trăm bác sỹ khắp các bệnh viện đã luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ, các khu cách ly tập trung... Đến khi dịch bệnh lây lan mạnh tại một số địa phương khác như Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Ninh..., thì khắp các bệnh viện từ Nam chí Bắc như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Nhiệt đới, Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh... hàng trăm y, bác sỹ không ngần ngại xung phong lên đường, "chia lửa" với các đồng nghiệp ở vùng dịch.

“Chỉ cần có lệnh là chúng tôi lên đường", đó là tâm sự của không riêng Tiến sỹ, bác sỹ Phùng Mạnh Thắng, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy trước khi lên đường tiến vào tâm dịch mà cũng là quyết tâm của rất nhiều y, bác sỹ trên khắp cả nước. Có người đã phải hoãn lại đám cưới, có người không thể trở về khi người thân trong cơn “thập tử nhất sinh”, họ lựa chọn ở lại chiến đấu cùng đồng đội nơi tâm dịch với lời hứa “bao giờ hết dịch mới trở về”. Họ lên đường và chiến đấu trong tâm thế của một "chiến binh" như cách mà thế hệ cha anh từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thuở nào.

Ngày Thầy thuốc, Covid-19, Thầy thuốc Việt Nam
Nhân viên Trung tâm Y tế Thành phố Thủ Đức lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương chợ đầu mối Thủ Đức tối Mùng 1 Tết. Ảnh: TTXVN

Không chỉ sẵn sàng lên tuyến đầu, cứu chữa cho người mắc COVID-19, những cán bộ y tế dự phòng đã rong ruổi khắp các “hang cùng ngõ hẻm” truy vết, điều tra dịch tễ để không bỏ sót, bỏ lọt bất cứ một nguy cơ dịch bệnh nào, dù là nhỏ nhất. Trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ở các địa phương có dịch như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai... cán bộ y vẫn lặng lẽ đi lấy mẫu xét nghiệm “thần tốc” trong đêm, điều tra, truy vết. Khi cởi bỏ được bộ đồ bảo hộ cũng là lúc mặt trời đã ló dạng, năm mới đã bắt đầu. Nhờ thế, dịch bệnh đã được chặn đứng tại nhiều địa phương. Dù bỏ lỡ phút giây đón năm mới thiêng liêng bên gia đình người thân nhưng họ lại có một niềm vui khác cao cả hơn, đó là mang đến sự bình an cho hàng triệu gia đình.

Sau những vất vả, hi sinh, thứ mà những chiến binh áo trắng nhận lại là cảm xúc đẹp khi được trở lại một thời dấn thân của tuổi trẻ ở thời điểm đất nước còn khó khăn với nhiều hoạt động xung kích, tình nguyện thiết thực vì cộng đồng. Đó là cảm xúc hạnh phúc khi chứng kiến niềm vui vỡ òa của người bệnh và thân nhân nhận kết quả xét nghiệm âm tính, đủ tiêu chuẩn để xuất viện sau những ngày cách ly, điều trị. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc tuôn rơi, vỡ òa trong khoảnh khắc lá cờ Tổ quốc tung bay trong niềm hân hoan của người dân khu vực được dỡ bỏ phong tỏa.

Chia sẻ về nỗi niềm của những người trong cuộc, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, ở mỗi người thầy thuốc, dù ở các vị trí công tác khác nhau sẽ không còn cảm giác “lạ”, hẫng hụt khi không tổ chức ngày lễ tôn vinh chính  mình nhưng nhưng bù lại họ có đến 365 ngày của năm 2021 để cả thế giới tôn vinh những chiến sỹ áo trắng không mệt mỏi trong cuộc chiến với COVID-19. Bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn năm 2021 là "Năm Quốc tế của nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc" (Year of the Health and Care Workers 2021- WHO).  Do đó, năm 2021 chính là năm tôn vinh những cống hiến không mệt mỏi của lực lượng thầy thuốc trên toàn cầu thời gian qua và tưởng niệm những chiến sỹ áo trắng đã ra đi mãi mãi trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Ngày Thầy thuốc, Covid-19, Thầy thuốc Việt Nam
Triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng tại Hải Dương. Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN

Ngày tôn vinh những người thầy thuốc, một bác sỹ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh đã ước ao chỉ cần được tắt điện thoại và yên tâm ngủ một giấc thật ngon sau chuỗi ngày truy vết, điều tra, xét nghiệm. Có lẽ món quà ý nghĩa nhất đối với họ ngay lúc này là dịch bệnh được đẩy lùi, tất cả người dân được an toàn, cả thế giới cùng nắm tay nhau bước qua đại dịch.

Tôn vinh ngày thầy thuốc, những buổi lễ tri ân, bó hoa tươi thắm xin được gác lại, mà thay vào đó, cộng đồng hãy hướng về họ bằng những hành động thiết thực, đó là tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch của chính quyền địa phương, thực hiện nguyên tắc 5K mà Bộ Y tế khuyến cáo. Xin hãy tri ân họ bằng cách khai báo y tế trung thực, bớt đi những chuyến đi không cấp thiết, giảm đi những cuộc họp mặt, vui chơi, tụ tập không cần thiết để các em thơ được đến trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh, văn hóa, giải trí được tiếp diễn trong trạng thái bình thường mới.  

Và hơn thế nữa là để cho đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế có được một giấc ngủ ngon hay vài phút giây quây quần đầm ấm bên gia đình, người thân. Đó là những “bông hoa” thiết thực nhất, ý nghĩa nhất cho ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay.

Đinh Hằng/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.