Hoàng Long - Hoàng Lân: Vẽ bản đồ Tổ quốc bằng âm nhạc

Trong lĩnh vực âm nhạc thiếu nhi, Hoàng Long - Hoàng Lân là tác giả của rất nhiều ca khúc thiếu nhi nổi tiếng, trong đó có 1 ca khúc rất trẻ thơ và trẻ thơ vẫn hát vang vang khi ca khúc ấy đã lên tuổi ông tuổi bà. Đó là bài Đi học về viết năm 1961 và có trong chương trình các trường mầm non.
09/12/2020 10:01

(Thethaovanhoa.vn) - Trong lĩnh vực âm nhạc thiếu nhi, Hoàng Long - Hoàng Lân là tác giả của rất nhiều ca khúc thiếu nhi nổi tiếng, trong đó có 1 ca khúc rất trẻ thơ và trẻ thơ vẫn hát vang vang khi ca khúc ấy đã lên tuổi ông tuổi bà. Đó là bài Đi học về viết năm 1961 và có trong chương trình các trường mầm non.

Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK (kỳ 16): Nhạc sĩ Khánh Vinh - từ 'Tia nắng hạt mưa'...

Gặp lại các tác giả được đưa vào SGK (kỳ 16): Nhạc sĩ Khánh Vinh - từ 'Tia nắng hạt mưa'...

Khánh Vinh từng được giải Nhất cuộc thi viết cho tuổi hồng (năm 1992) với bài "Tia nắng hạt mưa", giải Nhất giải thưởng thường niên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (2008) với bài "Cổ tích viết trên cát", giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc vì nạn nhân chất độc da cam, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức (2011) với bài "Lời ru"…

“Đi học về là đi học về/ Em vào nhà em chào cha mẹ/ Cha em khen rằng con rất ngoan/ Mẹ âu yếm hôn đôi má em”. Đó là ca từ của giai điệu mà hầu như ai đã từng qua trường mẫu giáo đều thuộc nằm lòng.

Bài hát vươn ra ngoài biên giới Việt

Chỉ với 31 nốt nhạc, 31 chữ của ca từ, người hát giúp người nghe nhìn thấy trường học xa xa đâu đó, nơi em mới từ đấy trở về cùng một ứng xử lễ phép vừa học được, đi "thưa" về "trình". Và chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy nốt, nhưng có kể, có thoại, để hình tượng âm nhạc đăng đối, cân xứng, giữa lịch sự giao tiếp, với ấm áp gia đình, đặng mà có bền vững xã hội! Đạt được sự sâu sắc, lại đơn giản dễ hát, Đi học về của Hoàng Long- Hoàng Lân lan tỏa rất xa.

Nhạc sĩ Hoàng Lân kể, một lần sang thăm nước Đức, trong một trường học, ông được nghe học sinh hát tiếng Đức bài Đi học về và ông mua được tập bài hát tiếng Đức, có in bài này, được “Đức hóa” bằng cách chuyển giọng từ Fa trưởng lên La trưởng và có phối bè.

Ngoài ra, Hoàng Long - Hoàng Lân còn một bài hát khác, cũng lan tỏa rộng rãi không kém bài Đi học về, đó là bài Em đi thăm miền Nam, sáng tác năm 1959 khi Hoàng Long - Hoàng Lân còn là học sinh phổ thông trung học: “Kìa nắng sớm mai chiếu soi ngàn muôn tia sáng/ Chúng em vây quanh cô giáo trong giờ chơi/ Từng đôi mắt xinh nhìn lên bản đồ Việt Nam/ Lắng tai em nghe lời nói sao dịu hiền/ Đây miền Nam đồng ruộng mênh mông/ Với lúa thơm vàng gạo trắng nước trong/ Cửu Long đắp bồi nên quê hương nhà/ Lúa xanh Tháp Mười tươi tốt vì phù sa”.

Tác giả nhớ lại: “Tháng 2/1959, chúng tôi nhận được được giấy báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (khi đó là kênh duy nhất đưa tin tức và âm nhạc đến công chúng) gửi tới số nhà 24 phố Đệ Nhị, thị xã Sơn Tây nơi chúng tôi cư trú báo tin - bài hát của 2 bạn đã thu và sẽ phát sóng ngày 1/11/1959 vào hồi 20h30, xin mời tác giả đón nghe”.

Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Hoàng Long (phải) và Hoàng Lân

Đã “đi thăm miền Nam” trên 5 dòng kẻ nhạc từ thuở ấy, nhưng tới 1975, mãi 17 năm sau, Hoàng Long - Hoàng Lân mới thật sự được đặt chân tới miền Nam. Về bài hát này, nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Mùa thu 1959, khi tôi phụ trách âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam thì nhận được Em đi thăm miền Nam. Âm nhạc của bài hát không có gì phức tạp, nhưng hấp dẫn bởi sự chân thành qua những lời ca gợi cho các em nhỏ hình ảnh về miền Nam lúc đó đang ở vào giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ và ác liệt. Chúng tôi cho dàn dựng ngay… Và thật thú vị là qua giọng hát trong sáng của Diệu Thúy, bài hát đã nhanh chóng được đông đảo các em thiếu nhi hồi đó yêu thích và phổ biến rộng rãi”.

Tác giả bài viết này, năm 10 tuổi đã hát lời chính thức và cả lời chế bài Em đi thăm miền Nam: “Kìa nắng sớm mai chúng em cùng đi chơi phố/ Bốn cô phi-dê đi bốn xe đạp con/… Chiếc vành xe thành hình số 8, khi ấy không còn là hình chữ o…”. Tới năm 27 tuổi, khi vào dạy học ở miền Nam, lại được các giáo sinh sư phạm lớp mình chủ nhiệm, hát cho nghe lời chế mới: “Kia nắng sớm mai chúng ta cùng chung tổ ấm/ Biết bao thân yêu trong tiếng hát đầu tiên/ Tình ta lớn mau ngày thêm đậm đà hơn lên/ Sớm trưa đi về cả lớp chung một nhà…”.

Khi yêu thích Em đi thăm miền Nam, những người hát đã cùng ca khúc này đi xa hơn những nơi tác giả dẫn họ tới.

Bản đồ 63 tỉnh thành với 121 "cột cây số" âm nhạc

Xin dùng hình ảnh này để nói về tập sách nhạc mới nhất của Hoàng Lân - Hoàng Long, tập Bài ca trên những nẻo đường đất nước (NXB Thanh Niên 2019). Với 121 ca khúc viết từ, viết về 63 tỉnh thành của nước Việt Nam. Có thể nói, bằng sự từng trải bền bỉ, bằng lòng yêu nước và trách nhiệm công dân Hoàng Long - Hoàng Lân là nhạc sĩ vẽ được bản đồ tổ quốc bằng âm nhạc.

Đọc sách này và nhất là hát sách này, người đọc được nhìn ngắm, suy ngẫm, chiêm nghiệm từ Những mầm xanh Kim Liên ở Nghệ An, qua Mùa măng mọc ở Lai Châu, để rồi tới Cây dã hương nghìn tuổi còn xanh ở quê Bắc Giang: “Chẳng vì cây đã già mà lá không xanh tươi/ Cây ngàn tuổi trải bao mùa mưa nắng/ Miền đất ấy cùng thời gian năm tháng/ Sừng sững vươn cao giữa trời đất...

Là một tuyển tập ca khúc được hình thành như một du ký, một ký sự âm nhạc, tác giả có ý thức dùng đường nhạc dẫn người hát thâm nhập địa lý Việt, lịch sử Việt cho nên, bên bản nhạc Cây dã hương nghìn tuổi tác giả viết thêm trang văn xuôi, như là lời nói lối, trước khi hát, như là phần dẫn ngôn bắc cầu giữa 2 lần hát: “Cây dã hương nghìn tuổi ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một đại cổ thụ quý hiếm,… Người dân ở đây sống yên ấm, thanh bình, có sức khỏe tốt. Họ truyền nhau kể lại: “Cứ mỗi khi có một cành cây gãy là y như rằng, đất nước có một sự kiện lớn lao xảy ra”.

Chú thích ảnh
Bài “Bác Hồ - Người cho em tất cả” trong sách “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành cho trẻ 5-6 tuổi”

Hai anh em sinh đôi tài hoa

Hoàng Long và Hoàng Lân là 2 anh em sinh đôi ngày 18/6/1942 mà Hoàng Long là anh. 2 anh em có một “liên danh bút hiệu” Hoàng Long - Hoàng Lân theo cách, có những bài 2 người cùng viết, ngay từ nhịp đầu, có những bài, 1 trong 2 người hình thành chủ đề âm nhạc đầu tiên, rồi người kia tiếp tục phát triển cho hoàn chỉnh, có những bài, người kia viết gần như hoàn chỉnh, người này chỉ góp ý sửa vài nốt, vài chữ… và ký tên chung Hoàng Long - Hoàng Lân.

Dù vậy, vẫn có những ca khúc của riêng Hoàng Long hay Hoàng Lân. Nhưng dù lao động sáng tạo chung hay riêng, 2 anh em cùng hoàn thành xuất sắc những việc đến tay 2 thầy giáo nghệ sĩ.

Hoàng Long - Hoàng Lân đứng lớp, đào tạo giáo viên âm nhạc. Hoàng Long từng dạy ở Nhạc viện Hà Nội nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Hoàng Lân từng dạy Trường Cao đẳng nhạc họa Trung ương nay là Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương.

Hoàng Long - Hoàng Lân viết giáo khoa âm nhạc cho trường phổ thông, viết giáo trình âm nhạc cho các trường sư phạm. Số trang biên soạn này làm nên hơn 60 đầu sách. Có thể kể bộ giáo khoa âm nhạc tiểu học 5 quyển, từ lớp 1 tới lớp 5 do NXB Giáo Dục ấn hành; Phương pháp dạy học âm nhạc (NXB ĐHSP Hà Nội 2007) Thực hành sư phạm âm nhạc (NXB ĐHSP Hà Nội 2007)…

Hoàng Long - Hoàng Lân chuyển ngữ, mở cửa số để trẻ em Việt nhìn ra âm nhạc thế giới, có thể kể tuyển tập Những đĩa nhạc hay diễn giải cho trẻ em dịch từ tiếng Pháp, giới thiệu những tiểu phẩm của Chopin, Schumann, Tchaikovsky…

Ngoài ca khúc viết cho thiếu nhi, Hoàng Long - Hoàng Lân còn viết ca khúc cho người lớn và nhiều thể loại âm nhạc khác như: Hợp xướng, ca cảnh, nhạc cảnh, nhạc phim và khí nhạc. Nhưng nếu được chọn một sáng tác tiêu biểu nhất, một đóng góp tích cực nhất, của Hoàng Long - Hoàng Lân vào đời sống âm nhạc, người viết bài này xin chọn: “Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh. Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh. Cây cho trái và cho hoa. Sông cho tôm và cho cá. Đồng ruộng cho bông lúa chín vàng lời reo ca… Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh” (Bác Hồ, người cho em tất cả - phổ thơ Phong Thu).

Ca từ đầy hình ảnh tiêu biểu cho cho thiên nhiên và con người Việt. Giai điệu âm nhạc khéo dẫn dắt, gắn bó, tất cả nhuần nhuyễn và chặt chẽ. Đặc biệt, giai điệu âm nhạc bất ngờ xuất hiện nốt Fa thăng (ở chữ “cô” trong câu “cô giáo cho bài giảng”) để chuyển điệu từ Đô trưởng sang Sol trưởng, như là một đốn ngộ, một bừng sáng, tránh được sự đơn điệu, nếu cứ kể lể một chiều.

Sinh thời, giáo sư Văn Như Cương, khi nghe ca sĩ Hồng Nhung hát bài này trong chương trình “Giai điệu tự hào” tháng 6/2015 cùng tốp ca thiếu nhi, ông đã xúc động nhận xét: Một bài hát cho trẻ mà có đủ cả, thiên, địa, nhân…

Với nhiều đóng góp trong việc giáo dục, nâng cao dân trí âm nhạc, ngày 27/5/2012 nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

(Còn tiếp)

Lê Ngọc Lý

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.