Vẫn còn đây, một Trịnh Công Sơn!

Dịch Covid-19 ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Ngồi nhà viết mà chẳng hiểu sao tôi lại nhớ nhiều về Trịnh Công Sơn. Nhớ ngày 1/4/2001. Ngày ấy là ngày “nói dối thế giới” mà ta hay gọi là ngày “cá tháng Tư”. Nhưng riêng năm 2001, bên cạnh bao tin đùa cợt theo ngày này, có một tin thật mà không ai có thể chối bỏ, đó là tin Trịnh Công Sơn từ trần.
01/04/2020 08:00

(Thethaovanhoa.vn) - Dịch Covid-19 ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp. Ngồi nhà viết mà chẳng hiểu sao tôi lại nhớ nhiều về Trịnh Công Sơn. Nhớ ngày 1/4/2001. Ngày ấy là ngày “nói dối thế giới” mà ta hay gọi là ngày “cá tháng Tư”. Nhưng riêng năm 2001, bên cạnh bao tin đùa cợt theo ngày này, có một tin thật mà không ai có thể chối bỏ, đó là tin Trịnh Công Sơn từ trần.

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Em còn nhớ hay em đã quên” kỷ niệm 18 năm ngày người nhạc sĩ qua đời, vào ngày 31/3/2019 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

1. Bây giờ, dịch Covid-19 đang hạn chế đi lại (chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết), nhưng ngày 1/4/2001, có một dòng người đổ về căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM (nơi Trịnh Công Sơn trút hơi thở cuối cùng).

Nhớ hôm 22/2/2020 tại Quán Ngon 70 Nguyễn Du, Hà Nội đã có cuộc ra mắt tập ảnh chân dung của nhiếp ảnh gia Hà Tường do “họa sĩ tối giản” Lê Thiết Cương đầu tư và thực hiện. Ông Hà Tường năm nay đã 80 tuổi. Ông là nhiếp ảnh gia thứ hai sau ông Trần Văn Lưu chụp ảnh nghệ sĩ Việt Nam. Sau ông, chắc là nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán.

Tập ảnh mang tên Những người muôn năm cũ nhưng bìa tập ảnh là bức ảnh chụp tại căn gác nhà tôi ở 60 Hàng Bông, Hà Nội. Đấy là bức ảnh chụp một cuộc gặp gỡ giữa văn nghệ sĩ ở Hà Nội với Trịnh Công Sơn. Ngày đó, Trịnh Công Sơn được mời ra dự Đại hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ III. Sau đại hội, ông ở lại lãng du cùng bạn bè. Căn gác nhà tôi được chọn làm nơi hội ngộ một đêm của Trịnh Công Sơn. Hôm ấy, tôi nhớ có vợ chồng Văn Cao, nhà thơ Thu Bồn, nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng (tác giả Lời chào đi trước phổ thơ Nguyễn Hoàng Sơn - viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng) và nhà phê bình văn học Ngô Thảo (láng giềng của tôi).

Chú thích ảnh
Diễn viên điện ảnh Phương Thanh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn năm 1983. Ảnh: Hà Tường

Lát sau thì nhạc sĩ Hồng Đăng cùng diễn viên Phương Thanh và Trịnh Công Sơn nhập cuộc. Mọi người vui vẻ cạn chén. Nhiếp ảnh gia Hà Tường ở Tô Tịch cũng vừa sang. Lại cạn chén. Trịnh Công Sơn được ngồi cạnh Phương Thanh. Cô là diễn viên chính trong phim Tội lỗi cuối cùng với vai Hiền Cá Sấu và âm nhạc phim của Trịnh Công Sơn.

Rượu ngà say, Trịnh Công Sơn ôm cây đàn guitar của tôi bắt đầu cất giọng ca khúc Đời gọi em biết bao lần ông viết cho bộ phim này: “Đi về đâu hỡi em/ Khi trong lòng không chút nắng/ Giấc mơ đời xa vắng/ Bước chân không chờ ai đón …”. Ông Sơn càng hát càng nồng, Hà Tường bắt đầu xua tay ngọ nguậy máy. Căn gác chật, biết thế, tôi nháy Ngô Thảo luồn ra sau tốp đang ngồi. Đứng chưa vững đã nghe tách. Vậy là bức ảnh kỷ niệm đã ăn hình. Tôi nhớ hình như lúc đó, Trịnh Công Sơn đang hát đoạn cao trào: “Đời gọi em về giữa yêu thương/ Để trả em ngày tháng êm đềm/ Trả lại nắng trong tim/ Trả lại thoáng hương thơm…”. Sau đó, Hà Tường còn chụp riêng Trịnh Công Sơn với Phương Thanh.

Trước khi quây quần ở căn gác này, Hà Tường cũng đã chụp một bức có vợ chồng Văn Cao, nhạc sĩ Hồng Đăng và tôi đứng cụng ly với Trịnh Công Sơn ở khách sạn Đồng Lợi (ngã ba Lê Duẩn - Lý Thường Kiệt phía Nam Ngư).

Còn một chiều, họa sĩ Trịnh Tú lại đưa Trịnh Công Sơn lên căn gác nhà tôi. Trước khi uống rượu, Trịnh Công Sơn ra ngoài sân đứng nhìn những mái phố cổ Hà Nội nhấp nhô như sóng. Giây phút ấy đã đi vào ca từ Mái ngói thâm nâu trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội.

Rồi lại những lúc uống rượu cùng Thái Bá Vân, Lê Dưỡng Hạo (nhà nghiên cứu mỹ thuật hát Trịnh Công Sơn cực hay) v.v… Để rồi dìu dặt thêm một Đoản khúc Thu Hà Nội: “Bởi vì mùa Thu tôi ở lại/ Hà Nội mùa Thu/ Hà Nội Thu/ Hà Nội mùa Thu tràn nỗi nhớ”.

Chú thích ảnh
Từ trái sang phải: Nhạc sĩ Hồng Đăng, diễn viên Phương Thanh, nhà phê bình Ngô Thảo, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha (tác giả bài viết), vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Thu Bồn và nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng. Ảnh: Hà Tường, 1983

2. Có lẽ bắt đầu từ mùa Thu Hà Nội 1983, tôi và Trịnh Công Sơn đã thường song hành lãng du và đối tửu lúc Hà Nội, lúc TP.HCM. Còn nhớ nguyên mùa Thu 1984, khi tôi và Nguyễn Trọng Tạo ập đến căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch như cơn gió hoang. Ngay lập tức, Trịnh Xuân Tịnh (em ruột Trịnh Công Sơn) đặt lên bàn một chai rượu. Vừa cụng ly, vừa nghe Trịnh Công Sơn hát Nhớ mùa Thu Hà Nội Huyền thoại mẹ. Tôi nói: “Chắc công chúng sẽ đón nhận Huyền thoại mẹ trước. Còn Nhớ mùa Thu Hà Nội thì sẽ chậm hơn, nhưng sẽ ở lại lâu hơn”.

Quả nhiên là như vậy. Nhớ mùa Thu Hà Nội không những ở hẳn trong lòng người Hà Nội mà còn là cảm hứng để các nhà chức trách đặt tên đường Trịnh Công Sơn - một con đường song song với công viên nước vùng Nhật Tân.

Rồi mùa Hè 1985, sau khi đi dự “Tuần lễ văn hóa Liên Xô - Việt Nam” trở về Hà Nội hát Ngọn lửa vĩnh cửu. Rồi Gala 1987 tại Sài Gòn say “quắc cần câu” ôm đàn hát Em là hoa hồng nhỏ. Rồi… và rồi… biết bao kỷ niệm cứ trào lên như sóng. Đấy là khi ở nhà Văn Cao 1990 để cùng nhau bước vào một cuốn phim. Đấy là cuối 1994 ở quán “Hoa ban” của Nguyễn Huy Thiệp trong cuộc họp báo chương trình ca nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn - Phú Quang. Đấy là mùa Thu 1997 khi Trịnh Công Sơn mắc bạo bệnh nằm ở bệnh viện giữa đêm “Một thập kỷ tình khúc” ở TP.HCM. Không thể ngờ chính lúc Hồng Nhung hát Sóng về đâu trên sân khấu thì cũng là lúc Trịnh Công Sơn tỉnh lại. Đấy là mùa Thu 1998 trong dịp kỷ niệm 100 năm thành phố Quy Nhơn. Ngày ấy, bên bờ biển, Trịnh Công Sơn từng viết Biển nhớ, thì ông lại hát Tiến thoái lưỡng nan - một tâm sự sau cơn bạo bệnh: “Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận/ Ngày xưa lận đận không biết về đâu…”.

Chú thích ảnh
Nhạc sĩ Hồng Đăng, nhạc sĩ Văn Cao và nhà thơ Nguyễn Thụy Kha và bà Thúy Băng (vợ ông Văn Cao). Ảnh: Hà Tường, 1983

Cứ thế, thời gian trôi dần, trôi dần qua kỷ niệm. Rất may mùa Xuân năm 2000, khi Phạm Duy về nước. Tuy không còn được gặp Văn Cao nhưng ông vẫn còn được gặp Hoàng Cầm ở Hà Nội và Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn. Trước ngày 1/4/2001 chừng một tuần, tôi gọi máy nói chuyện với Trịnh Công Sơn về việc đưa ballad Đóa hoa vô thường vào cuốn sách của tôi viết về thể loại này. Trịnh Công Sơn còn hát cho tôi nghe: “Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai/ Tìm trên non ngàn một cành hoa khôi/ Nụ cười mong manh một hồn yếu đuối…”. Giọng ông đã yếu như câu hát rồi. Và thế là ngày 1/4/2001 năm ấy…

Mãi đến mùa Thu 2001, tôi và Nguyễn Trọng Tạo mới đến nghĩa trang Gò Dưa thắp hương trước mộ ông. Nhìn bức tượng ông đứng trong không gian, tôi nghĩ người như Trịnh Công Sơn, cũng như Văn Cao sẽ còn mãi. Họ còn mãi bởi họ luôn sống bằng niềm hy vọng. Những lúc yếu lòng, tôi thường nhẩm hát Tôi ơi đừng tuyệt vọng của Trịnh Công Sơn: “Đừng tuyệt vọng! Tôi ơi đừng tuyệt vọng/ Gió mùa Thu rơi rụng giữa mùa Đông/ Đừng tuyệt vọng! Em ơi đừng tuyệt vọng/ Em là tôi và tôi cũng là em…”.

Thấm thoát, thời gian đã trôi qua 19 năm. Ngẫm lại, từ ngày “cá tháng Tư” ấy đến nay, sau sự ra đi của Trịnh Công Sơn, tôi đã chứng kiến thêm biết bao cuộc rời xa dương thế của bao bạn bè. Buồn đến không thể buồn hơn. Buồn nhưng luôn thấy họ hiện diện trong tâm trí, trong cả giấc mơ. Riêng với Trịnh Công Sơn, mỗi lần vào Sài Gòn, nhớ ông, tôi thường hoặc đến quán “Ba miền” của Trịnh Xuân Tịnh ở đường Trần Quốc Thảo, hoặc đến “Quán Trịnh” ở 47C đường Phạm Ngọc Thạch - nhà ông. Và điều an ủi nhất là khi trở về Hà Nội, sau khi rời khỏi cầu Nhật Tân, xe hơi thường đưa tôi dọc đường Âu Cơ, để rồi chợt ngẩng lên khi thấy bên phải hiện hữu tấm biển “Đường Trịnh Công Sơn”. Gần gũi biết bao. Như vẫn còn nguyên, còn tất cả những gì đã xa xăm…

Khoảnh khắc của bức hình kỷ niệm

Rượu ngà say, Trịnh Công Sơn ôm cây đàn guitar của tôi bắt đầu cất giọng ca khúc Đời gọi em biết bao lần ông viết cho bộ phim này: “Đi về đâu hỡi em/ Khi trong lòng không chút nắng/ Giấc mơ đời xa vắng/ Bước chân không chờ ai đón …”. Ông Sơn càng hát càng nồng, Hà Tường bắt đầu xua tay ngọ nguậy máy. Căn gác chật, biết thế, tôi nháy Ngô Thảo luồn ra sau tốp đang ngồi. Đứng chưa vững đã nghe tách. Vậy là bức ảnh kỷ niệm đã ăn hình.

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.