U23 Ả rập Xê út: Phòng ngự siêu chắc, tấn công đáng sợ
Phòng ngự vững chắc như một siêu pháo đài và tấn công đáng sợ như cỗ đại pháo nhiều nòng, đương kim á quân U23 Châu Á Ả rập Xê út là thử thách hạng nặng với U23 Việt Nam ở tứ kết.
Lịch thi đấu, trực tiếp tứ kết U23 châu Á 2022:
(Trực tiếp VTV6)
* 20h00, 11/6: U23 Úc vs Turkmenistan (TK2)
Soi kèo U23 Úc vs Turkmenistan
* 23h00, 11/6: U23 Uzbekistan vs Iraq (TK1)
Soi kèo U23 Uzbekistan vs Iraq
* 20h00, 12/6: U23 Hàn Quốc vs Nhật Bản (TK3)
Soi kèo U23 Hàn Quốc vs Nhật Bản
* 23h00, 12/6: U23 Ả rập Xê út vs Việt Nam (TK4)
Trong số 8 đội vào tứ kết giải U23 Châu Á năm nay, Ả rập Xê út là đội duy nhất không thủng lưới. Đó là thành tích rất đáng kể nếu xét tới thực tế họ chung bảng với 2 đối thủ rất mạnh là U23 Nhật Bản và U23 UAE.
Hàng thủ 4 người của Ả rập Xê út có sự hiện diện của hậu vệ trái Moteb Al Harbi và trung vệ Al Sebyani, những tuyển thủ quốc gia của Ả rập Xê út. Nhưng đội bóng Tây Á không hẳn phụ thuộc vào họ ở hàng phòng ngự.
Trong 3 trận vòng bảng thì có 2 trận gặp Nhật Bản và Tajikistan, HLV Saad Al Shehri không thay đổi 4 vị trí trong đội hình xuất phát ở hàng phòng ngự gồm Moteb Al Harbi, Al Yami, Salim Abdulhamid và Al Sebyani.
Đến trận cuối vòng bảng gặp UAE thì ông Saad Al Shehri thay đổi hai vị trí đá chính ở hàng thủ là hậu vệ trái và trung vệ lệch trái. Cả hai hậu vệ của tuyển Ả rập Xê út là Al Harbi và Al Sebyani đều không đá chính. Dù vậy, hàng thủ U23 Ả rập Xê út vẫn vận hành khá trơn tru, không cho UAE tạo ra quá nhiều cơ hội nguy hiểm.
Một trong những thế mạnh của Ả rập Xê út là các cầu thủ của họ đều có kỹ thuật cơ bản rất tốt và rất đều nhau nên đội bóng Tây Á thường cầm bóng nhiều hơn đối thủ và đó cũng là một cách góp phần giúp họ phòng ngự vững vàng nhờ giảm bớt được áp lực lên hàng thủ.
Trong 3 trận vòng bảng gặp Tajikistan, Nhật Bản và UAE, trận nào U23 Ả rập Xê út cũng cầm bóng nhiều hơn đối thủ của họ. Ngay cả trận gặp cựu vô địch U23 Châu Á 2016 là Nhật Bản mà Ả rập Xê út vẫn là đội cầm bóng nhiều hơn (53,5% so với 46,5% của Nhật Bản).
Cầm bóng tốt, tấn công gây sức ép mạnh mẽ (tung ra 48 pha dứt điểm sau 3 trận vòng bảng, bình quân 16 pha dứt điểm/trận) chính là cách để Ả rập Xê út không những mở ra cơ hội ghi bàn cho mình mà còn khiến đối thủ không thể dễ dàng uy hiếp khung thành của họ.
Thống kê cho thấy, trong lúc tung ra gần 50 pha dứt điểm về khung thành Nhật Bản, Tajikistan và UAE ở vòng bảng thì U23 Ả rập Xê út chỉ phải nhận tổng cộng 22 pha dứt điểm từ các đối thủ này và trong số này chỉ có 3 pha dứt điểm là trúng đích. Thế nên, không ngạc nhiên khi Ả rập Xê út tạo được rất nhiều cơ hội nguy hiểm, ghi 7 bàn ở vòng bảng đồng thời giữ sạch lưới.
Làm thế nào để hóa giải được sức tấn công mạnh mẽ và đa dạng của đội bóng Tây Á này đồng thời “mở khóa” được hàng phòng ngự kín như bưng của họ là vấn đề thực sự với HLV Gong Oh Kyun và các cầu thủ U23 Việt Nam trong cuộc chiến ở tứ kết vào ngày 12/6 này.
HT