Truyện kinh dị “made in Việt Nam” quá ít
TT&VH có cuộc trò chuyện với nhà văn Di Li, người được xem là viết và dịch nhiều thể loại văn học này trong thời gian qua.
Nhà văn, dịch giả Di Li |
- Dịch cũng giống như đọc một cuốn sách. Tất cả mọi người đều học được nhiều từ sách vở. Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, khi tiếp cận với một văn bản văn học gốc, tôi có thể nắm bắt được cụ thể cách diễn đạt và hành văn của tác giả hơn là đọc một tác phẩm đã chuyển ngữ.
Tôi đặc biệt thích cuốn Rừng Răng - Tay, một tiểu thuyết thuộc thể loại kinh dị và lãng mạn. Tôi đồng cảm với nhân vật và say mê lối dẫn truyện của tác giả đến nỗi tối khuya quá đành phải dừng công việc lại, nhưng lúc đi ngủ cứ mong đến trời sáng để được... dịch tiếp! Đúng hơn là được chứng kiến câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao. Cách viết của Carrie Ryan rất lạ. Tôi đã trao đổi trực tiếp với tác giả trên mạng và tất nhiên, trong cuộc trò chuyện, ngoài bày tỏ những điều tâm đắc về cuốn tiểu thuyết, tôi cũng thẳng thắn chia sẻ về một vài tồn tại của cuốn này. Tìm ra những tồn tại của các tác phẩm cũng là một cách học hiệu quả, để lấy đó là kinh nghiệm mà lần sau mình nên tránh.
* Nếu có đơn vị xuất bản nước ngoài muốn chị chuyển ngữ các truyện kinh dị của tác giả Việt sang tiếng Anh, chị sẽ chọn tác giả nào của ta?
- Thật khó có thể nói được điều này. Vừa rồi tôi được NXB Phụ nữ đề nghị tuyển chọn một tập truyện ngắn kinh dị đương đại chọn lọc, nhưng tôi thấy thực khó khăn trong công tác thu thập. Cũng có một số tác giả viết truyện có yếu tố kỳ ảo, song không phải kinh dị. Còn tác giả chuyên về thể loại này, sáng tác như một phong cách, khuynh hướng riêng thì không có. Cuối cùng, vẫn chỉ là những tác phẩm còn lại của các nhà văn thế hệ trước như: Thế Lữ, Tchya (Đái Đức Tuấn)... Nếu được lựa chọn thì tôi thích Vàng và máu của Thế Lữ.
Tiểu thuyết Trại hoa đỏ - kết hợp kinh dị và trinh thám dày 600 trang của Di Li |
- Tất nhiên thể loại giả tưởng không phải là sở trường của các tác giả Việt Nam. So với Trung Quốc, Nhật Bản... thì “gia tài” văn học kinh dị của chúng ta cũng rất khiêm tốn. Nhưng là người viết thể loại này, tôi vẫn theo dõi tình hình tiếp nhận văn học của công chúng thì thấy rằng họ rất đón đợi những tác phẩm văn học kinh dị. Tiếc rằng trên các giá sách ngoài tiệm, không nhiều những tác phẩm văn học kinh dị Việt Nam mang giá trị nghệ thuật. Phần nhiều vẫn là những truyện lá cải của các bút danh mờ nhạt viết ra không dám ký tên đàng hoàng, tuy nhiên vẫn được tiêu thụ mạnh.
Tôi nghĩ rằng ngay cả sự phân biệt giữa thể loại kinh dị và kỳ ảo, nhiều người cũng chưa nhất quán rõ ràng, giá trị nghệ thuật của thể loại bị phủ định, thì làm sao các nhà xuất bản và nhà phê bình có thể định hướng tốt cho người đọc.
* Chị đã viết tiểu thuyết Trại hoa đỏ là thể loại trinh thám kinh dị và tập truyện ngắn kinh dị Chiếc gương đồng, việc dịch sách kinh dị nhằm để giữ mạch cảm xúc luôn liên tục cho thể loại này?
- Tôi thích đọc truyện giả tưởng, trên giá sách của tôi, truyện trinh thám, kinh dị, thần tiên, khoa học viễn tưởng, phiêu lưu mạo hiểm chiếm số lượng lớn, có lẽ đến 90%. Dịch cũng là một cách đọc sách. Tôi có xu hướng muốn làm nhẹ nhàng hóa những công việc của mình bằng cách chỉ làm những việc mình yêu thích. Điều đó sẽ khiến cho một khái niệm rất nặng nhọc là “lao động” trở thành một sự giải trí cá nhân nhưng có đóng góp hữu ích cho cộng đồng. Đặc biệt là sau khi dịch xong những tác phẩm này, tôi thường trao đổi và phỏng vấn luôn tác giả. Thật thú vị. Họ luôn cảm ơn tôi vì đã chuyển tải những câu chuyện của họ đến một xứ sở xa xôi mà họ chỉ mới nghe nhắc đến chứ chưa đặt chân qua bao giờ.
- Không, thậm chí không phải học trò nào cũng biết rằng tôi là tác giả của những câu chuyện kinh dị. Tôi không thích lẫn lộn giữa các khái niệm công việc. Ở trên giảng đường, tôi nghiêm túc theo một cách khác. Nhiều người nói rằng họ đọc sách của tôi xong rất tò mò về tôi, họ nghĩ rằng tôi sở hữu một hệ thần kinh thép và có chút gì đó cũng không kém phần kinh dị. Vì thế, sau khi gặp tôi, nhiều người đâm thất vọng vì thấy tôi... bình thường quá.
* Xin cảm ơn!