Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc'

Ở tuổi 80, họa sĩ Lê Đại Chúc vẫn vẽ tranh khá sung sức, vẫn hăng say bàn về lý tưởng nghệ thuật. Triển lãm cá nhân "Ngày trở về" bày khoảng 90 bức tranh, khai mạc lúc 10h ngày 4/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 9/3/2023.
01/03/2023 18:00
Hòa Bình

Ở tuổi 80, họa sĩ Lê Đại Chúc vẫn vẽ tranh khá sung sức, vẫn hăng say bàn về lý tưởng nghệ thuật. Triển lãm cá nhân Ngày trở về bày khoảng 90 bức tranh, khai mạc lúc 10h ngày 4/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, kéo dài đến hết ngày 9/3/2023.

Tới thăm họa sĩ Lê Đại Chúc, người thưởng thức nghệ thuật sẽ ngỡ ngàng bởi ông đã vẽ và lưu giữ hàng ngàn tác phẩm, đa dạng đề tài, thể loại, cũng như phong cách, từ tranh biểu hình tới tranh trừu tượng, siêu thực…

Đến xem triển lãm Vũ trụ và con người của Lê Đại Chúc năm 2008, giáo sư Vũ Khiêu viết tặng câu đối: "Ngọn bút anh linh, trăm bức đan thanh bừng nét ngọc/ Nếp nhà hương sắc, một cây đại thụ nở đầy hoa".

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 1.

Họa sĩ Lê Đại Chúc

"Vẽ tranh cũng như bốc thuốc Nam"

Nếu nói Lê Đại Chúc là họa sĩ tự học thành danh, thì chỉ đúng một nửa, bởi vì ngay từ năm 16 tuổi (năm 1960), ông đã được họa sĩ Nguyễn Văn Trường - học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - lúc đó cũng đang sống tại Hải Phòng, dạy vẽ. Lớn lên, nhờ quan hệ của phụ thân, ông được các danh họa như Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… dạy dỗ thêm.

Năm 1995, Lê Đại Chúc được tổ chức Street Kids International (Trẻ em đường phố quốc tế) mời sang triển lãm tại London (Anh). Và sau đó, Lê Đại Chúc còn sang Paris (Pháp) trong 6 tháng và New York 3 tháng. Suốt thời gian ở tại những kinh đô hội họa đó, ông dành phần lớn thời gian đi xem các tác phẩm kinh điển của hội họa thế giới. Đó là những lớp học trực tiếp về hội họa. Sau những chuyến đi dài ngày đó, ông thấy trình độ hội họa của mình tăng gấp hàng chục lần so với trước.

"Danh họa Bùi Xuân Phái từng nói với tôi, họa sĩ khác với thi sĩ là phải có thêm đôi tay bằng vàng, còn trái tim và khối óc thì có thể như nhau" - Lê Đại Chúc kể.

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 2.

Tác phẩm “Bùi Xuân Phái” (acrylic, 63cm x 77cm, 2008)

Lê Đại Chúc đã tham gia triển lãm nhóm tại thành phố Hải Phòng từ năm 1967.Nhưng đếntriển lãm cá nhân lần đầu tiên tại TP.HCM năm 1992, với tranh sơn dầu,thì ông mới thật sự bước vào hội họa chuyên nghiệp.

Kể từ đó cho đến nay ông đã có hàng chục lần tổ chức triển lãm cá nhân ở trong nước và nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Mỹ, Anh... Đồng thời, đã có một số lượng lớn tranh Lê Đại Chúc được nhiều địa chỉ uy tín trong nước và quốc tế như Anh, Mỹ, Pháp, Malaysia, Hong Kong (Trung Quốc)… sưu tầm.

"Vẽ tranh cũng như bốc thuốc Nam. Vị nọ, vị kia, liều lượng bao nhiêu… miễn là phải khỏi bệnh. Vẽ tranh cũng vậy, không cần biết đề tài là gì, chất liệu là gì, phong cách nào… miễn là tạo ra được một sinh linh (bức tranh) có hồn phách, gây được xúc động thẩm mỹ là được. Để làm được điều này thì khuôn vàng thước ngọc là không cần thiết nữa" - Lê Đại Chúc chia sẻ.

Có thể dễ dàng nhận ra sức mạnh nội tâm của tác giả trong từng bức tranh. Lê Đại Chúc nói: "Xem tranh thấy được toàn bộ con người của họa sĩ. Vì vậy vẽ gì thì vẽ vẫn chỉ là tự họa. Tự họa không phải là nhìn gương để vẽ mình, mà là vật chất hóa linh hồn mình".

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 3.

GS Vũ Khiêu bên bức chân dung do họa sĩ Lê Đại Chúc vẽ

Ông nói thêm: "Tôi vẫn nghĩ, với nhạc sĩ thì quan trọng nhất là đôi tai, còn với họa sĩ là đôi mắt. Mắt của họa sĩ thiên tài có thể nhìn thấy những gì mà mắt của người thường không nhìn thấy được và còn có khả năng lưu giữ như máy ảnh để có thể nhớ lại và lấy ra sử dụng. Mắt của mỗi người độc nhất vô nhị, cũng giống như vân tay vậy".

Chính vì thế, ông khẳng định: "Bức tranh vẽ xong giống như một sinh linh đã được sinh ra. Cũng giống như con người, nó có năng lượng của nó, mà năng lượng này (đặc biệt là tranh hiện đại, siêu thực và trừu tượng) lại không phải từ đề tài, ý tưởng của bức tranh mà là khả năng tung hứng các mảng màu của họa sĩ nào may mắn được thượng đế ban cho".

Lê Đại Chúc nhấn mạnh: "Xem tranh cũng là xem cách họa sĩ xử lý vấn đề và chất liệu. Vì vậy, có lẽ cái khó nhất của họa sĩ là họ phải có khả năng tự phán xét bức tranh đã xong chưa. Xong có nghĩa là đã có hồn. Mà đã đủ hồn thì những chỗ chưa vẽ cũng phải dừng lại… Một bức tranh mà sau 10 năm hoặc 20 năm thấy vẫn không phải sửa thì có thể coi là tạm ổn, mới yên tâm được".

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 4.

Tác phẩm “Chư pháp vô ngã” (acrylic, 162cm x 216cm, 2022)

Thành công với tranh chân dung

Nhà phê bình nghệ thuật David Deveraux (người Anh) đánh giá Lê Đại Chúc là họa sĩ bậc thầy. Ông nhận định: "Toàn bộ tranh chân dung của Lê Đại Chúc cho thấy một tài năng không cần bàn cãi của một họa sĩ chân dung hiện thực... Trong một thời đại mà một sự sắp xếp hổ lốn những sắt thép, nệm rách, ni-lông vào làm một nhằm tạo ra những cái giả danh nghệ thuật thì việc xem nghệ thuật được mài giũa một cách sắc bén của Lê Đại Chúc là một sự cổ vũ to lớn".

Còn nhà nghiên cứu mỹ thuật Cyril Lapointe thì cho rằng: "Đề tài mà Lê Đại Chúc yêu thích là vẽ chân dung và những tác phẩm ấy đã mang lại tiếng tăm cho ông. Ở đó, mối liên hệ trực tiếp giữa họa sĩ và người mẫu đã phủ nhận những cái dễ dãi và sai lầm. Họa sĩ phải dựa vào cách biểu hiện của người mẫu để làm toát ra không chỉ vẻ ngoài của cơ thể, mà cả tâm hồn của người mẫu. Trong số những bức tranh đã hoàn chỉnh của ông, có lẽ bức vẽ chân dung cha ông - nhà thơ Lê Đại Thanh - là bức họa đẹp nhất".

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 5.

Tác phẩm “Lê Đại Chúc tự họa” (acrylic,72cm x 90cm, 2010)

Mặc dù nổi danh với nhiều bức chân dung vẽ danh họa Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, nhạc sĩ Văn Cao… và những bức vẽ chân dung nhiều bạn bè trong giới ngoại giao ở nước ngoài, nhưng ông không chỉ thành công ở mảng đề tài chân dung.

Hàng ngàn bức vẽ của Lê Đại Chúc có đề tài đa dạng, phong phú, đặc biệt những bức họa có yếu tố sử thi như Krishna và Arjuna (1,2,3), Cái chết của Bhisma (1,2)lấy cảm hứng từ sử thiMahabharata. Hoặc các tranh Linh hồn là kỵ sĩ, thân thể là ngựa, Vũ trụ nhất thể, Chân dung thượng đế, Đôi bạn chân tình, Vũ trụ và con người (1,2,3), Hoàng hôn của các thiên thần, Ngựa xanh ba đầu, Ngựa nâu ba đầu, Hoa đen… là những tranh có mảng đề tài lớn.

Các tranh của ông vừa bố cục chặt chẽ, đẹp mắt, trong khi vẫn chuyển tải được nội dung "nặng ký" của các nền văn hóa khác nhau, bằng lối vẽ trừu tượng hiện đại, bút pháp khoáng đạt.Nhiều bức xuất thần, có những tác phẩm đã hoàn thành nhanh chóng, đồng thời cũng có những tác phẩm phải sửa lại sau hai mươi năm trăn trở,chăm chút.

Triển lãm 'Ngày trở về' của Lê Đại Chúc: 'Trăm bức đan thanh bừng nét ngọc' - Ảnh 7.

Tác phẩm Vũ trụ và con người (acrylic, 162cm x 162cm, 2013)

Lê Đại Chúc chia sẻ: "Tôi không quá đề cao tính dân tộc, mà luôn chú ý đến tính nhân loại, cũng giống như khi chúng ta thụ hưởng tinh hoa của những nền văn hóa khác nhau, như nghe nhạc của Beethoven, Tchaikovsky… hoặc đọc tác phẩm văn chương của Lev Tolstoy, Dostoyevsky… vậy".

Sau tất cả những chuyến du ngoạn, nhiều cuộc triển lãm và những bức tranh được ngưỡng mộ, được sưu tầm, Lê Đại Chúc vẫn muốn giữ lại tâm thế thiền bên giá vẽ, muốn "từ - bi - hỉ - xả", muốn coi mọi thứ đều là vô thường. 

Gia đình giàu văn hóa - văn nghệ


Lê Đại Chúc xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống về văn hóa - văn nghệ. Cha ông là nhà thơ - nhà viết kịch Lê Đại Thanh(1907-1996), là bạn thân của các danh họa Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm… Em trai của ông là NSƯT Lê Chức, chị gái là NSƯT Lê Mai, các cháu là NSND Lê Khanh, NSƯT Lê Vân, NSƯT Lê Vi… Tên của cha ông được đặt cho một con đường ở Kiến An, Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.