Trao đổi về bài trả lời của Trần Ngọc Thêm với cuốn 'Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ'

Sau bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Lợi nhan đề Cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ tái bản vẫn quá nhiều sai sót, tác giả Nguyễn Thanh Lợi lại tiếp tục có thêm bài trao đổi.
04/08/2014 11:24

(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Sau bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Lợi nhan đề Cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ tái bản vẫn quá nhiều sai sót trên báo Thể thao & Văn hóa ngày 9/7/2014, GS Trần Ngọc Thêm đã có bài trả lời trên báo ngày 23/7/2014. Tác giả Nguyễn Thanh Lợi lại tiếp tục có thêm bài trao đổi. Báo Thể thao & Văn hóa xin giới thiệu bài viết mới này trên ấn bản điện tử.

1. Về giường thờ, Trần Ngọc Thêm dẫn sách Nói về miền Nam của Sơn Nam: "Ở miền quê, quen gọi “cái giường thờ”, vì như đã nói ở phần trước, lấy cái giường ngủ của người quá cố đem ra thờ (như khi còn sống)... Cái giường, vì nhu cầu thâu hẹp, lần hồi được thay thế với cái bàn thấp, đặt sát vách, khi làm đám giỗ, thức ăn trưng bày trên đó” và như vậy Trần Ngọc Thêm vẫn cho rằng: “Giường thờ thực sự (mà người chết đã nằm) ở Tây Nam Bộ hiện nay thường chỉ thấy ở một số ngôi nhà cổ”. Có thật vậy không?

Sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của xuất bản từ năm 1895 ở mục từ Giầng tức Giường: “Giường thờ sắm riêng để thờ ông bà” (tập 1, tr.370). Điều Huỳnh Tịnh Của đưa ra là có cổ hơn so với điều Sơn Nam. Và chính Sơn Nam cũng đã lại viết: “Giường thờ và bàn thờ là hai món riêng, gắn bó hữu cơ. Bàn thờ ở phía ngoài nhìn vào, khá cao, chưng bộ lư, chân đèn, lư cắm nhang, chén cúng nước, tô đựng nước (để súc miệng trước khi ăn trầu, để uống trà Huế)...Giường thờ thấp hơn, nối liền từ bàn thờ đến sát vách buồng, trên giường đặt vài món kỷ niệm của người quá cố (quạt, gối) nhưng công dụng chánh của giường này là bày biện thức ăn khi cúng giỗ...(Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, NXB TP.HCM, 1985, tr.121). Như vậy là đã rõ.

Cuốn Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (năm 2014)

Lại nữa, Trần Ngọc Thêm còn viết: “Về Huế, ta vẫn thấy những chiếc long sàng của vua chúa đã qua sử dụng được đặt thờ trong các khu lăng tẩm”. Các long sàng đó, nếu có, cũng chỉ là tưởng niệm về người quá cố hay hàm ý để vong hồn người chết ngủ nghỉ theo quan niệm “sự tử như sự tồn”, chứ cái long sàng không phải là bàn thờ/hương án thờ các vị vua.

2. Về bàn thờ Thiên, Trần Ngọc Thêm viết trong sách: “Bát nhang tròn đặt trên bàn thờ vuông, bàn thờ vuông đặt trên cây trụ tròn - tất cả thể hiện từ tưởng có âm có dương, có vuông có tròn, cầu mong cho cuộc sống hoàn hảo, tốt đẹp” (tr.212). Trong bài báo thì phản bác ý kiến khi tôi cho rằng các ảnh các cột bàn Thiên trong sách lại là hình vuông. Trần Ngọc Thêm giải thích là do người bình dân không hiểu ý nghĩa của phong tục và nay để cho giản tiện thì xây bằng cột gạch vuông để dễ làm!

Chính thực tế mà Trần Ngọc Thêm nêu trên là sự thật xưa nay. Người dân làm bàn Thiên chẳng ai căn cứ vào nguyên lý âm dương gì cả. Cái bàn Thiên đặt giữa sân (hay vị trí nào đó thông thoáng, cả trên ban công, sân thượng...) để trên thờ Trời dưới thờ Hậu Thổ. Nghiên cứu là từ thực tế điều tra / quan sát để đưa ra kết luận. Ở đây và cũng như nhiều hiện tượng khác, cách làm của Trần Ngọc Thêm là bắt đầu từ nguyên lý âm – dương và sau đó, chọn lựa những gì hợp với chủ ý của mình để chứng minh/minh họa cho nguyên lý đã định của mình.

Cúng kiếng thì nhang đèn, hoa trái, trà nước...là lễ vật. Mâm ngũ quả là lễ vật cúng Tổ tiên trong dịp Tết là một tập tục phổ biến. Còn việc bày mâm ngũ quả lên cúng ở bàn Thiên là việc cá biệt, là việc làm chưa hề thành phong tục, tập quán. Lấy cái cá biệt để khái quát chung là không đúng, lấy sự để nói lý là không khoa học.

Nói về bàn Thiên thì đã có nhiều công trình nghiên cứu tỉ mỉ, giải thích rõ ràng. Chẳng hạn, như Trần Ngọc Thêm nói rằng: “Mọi gia đình tín đồ Hòa Hảo đều có bàn thờ Thiên” (tr.214). Thật ra, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo rất coi trọng việc lập “bàn Thông Thiên” (chứ không gọi là “bàn thờ Thiên”) và đối tượng thờ tự ở đây là một tập hợp thần linh đông đúc, cùng với chư Phật, Bồ Tát (Sấm giảng toàn bộ của Đức Huỳnh giáo chủ, 1964, tr.28, 36-37).    

Dẫn ra một ví dụ nhỏ trên, cốt để chỉ việc nghiên cứu của các tác giả sách này là còn nhiều thiếu  sót và không khoa học.

3. Về hò, đúng là tôi đã nhầm trong việc đánh đồng “lớp mái” với “mái chèo”. Thành thật xin lỗi.

4. Về lý, sách viết:”Nói đến diễn xướng dân gian Tây Nam Bộ không thể không nhắc tới lý. “Lý” nghĩa là “làng”. Lý là một lối hát làng quê, gắn liền với cuộc sống lao động nơi thôn dã (tr.340).

Rõ ràng đang trong ngữ cảnh nói về diễn xướng dân gian, rồi xác định “lý là làng” thì phải hiểu là sao?. Lý là làng, là dặm, là cây lý,... Chuyện đó thì Từ điển Hán Việt nào cũng nói. Ở đây lý là “ca khúc bình dân” như các nhà nghiên cứu dân ca, dân nhạc đã từng định nghĩa. Khi được chỉ ra việc “tào lao” thì lại tra từ điển để biện hộ. Sao không đưa câu trích từ Đại Nam quốc âm tự vị vào sách mình cho đúng và có giá trị chính xác. Đó là chưa nói đến việc nghiên cứu hơi hợt về lý: chỉ tập trung ở khía cạnh đề tài-nội dung với việc liệt kê tên các điệu lý… là xong. Điều này cũng cho thấy sự hạn chế trong nghiên cứu.

5. Về múa bóng rỗi, bài báo trả lời vẫn bảo thủ xếp múa bóng rỗi vào nghi lễ tôn giáo và cho nó diễn ra ở đình làng là đúng.

Tôn giáo là tôn giáo, tín ngưỡng là tín ngưỡng. Đây lại là tín ngưỡng dân gian. Nói như Trần Ngọc Thêm là chúng có thể mang tính tôn giáo, chứ không thể đồng nhất tín ngưỡng và tôn giáo được. Ở đây cũng xác định rõ rằng, hát bóng rỗi (chứ không phải múa bóng rỗi) là hình thức diễn xướng tổng hợp (ca/hát-nhạc-múa-trò diễn sân khấu) nhằm thực hành nghi lễ trong các dịp vía Bà (miếu thờ nữ thần) và miếu thờ Thổ Địa. Đó là tín ngưỡng dân gian.

Đình làng là thiết chế tín ngưỡng chính thống, mang tính quan phương, thờ thần Thành Hoàng và tế lễ theo nghi lễ chính thống. Khi cúng đình thì có kiếng (kính) các miễu xung quanh hoặc ngược lại, khi cúng miễu thì cũng phải kiếng Thành Hoàng. Hát bóng rỗi không có mặt trong lễ kỳ yên cúng thần ở đình như sách của Trần Ngọc Thêm viết. Trường hợp Trần Ngọc Thêm dẫn ra ở đình Xuân Lập (Long Khánh, Đồng Nai) cần kiểm tra lại. Thậm chí nếu có thì đó là trường hợp cá biệt. Không thế lấy cái cá biệt để khái quát chung. Đây lại là chuyện không nghiêm túc trong khoa học.

Nguyễn Thanh Lợi

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.