Lạm phát toàn cầu thu hút sự chú ý hơn 'các chuyển động chính trị' tại Mỹ

Lạm phát có thể là trọng tâm của "trò chơi đổ lỗi" chính trị trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ đang bắt đầu diễn ra, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng vấn đề và các giải pháp hiệu quả nhất đối với vấn đề này nằm ở phạm vi trên toàn cầu.
30/06/2022 07:15

Lạm phát có thể là trọng tâm của "trò chơi đổ lỗi" chính trị trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ đang bắt đầu diễn ra, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo rằng vấn đề và các giải pháp hiệu quả nhất đối với vấn đề này nằm ở phạm vi trên toàn cầu.

Khủng hoảng năng lượng và 'bóng ma' lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới

Khủng hoảng năng lượng và 'bóng ma' lạm phát vẫn đuổi theo nền kinh tế thế giới

Căng thẳng địa chính trị ở châu Âu diễn ra vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, với nguồn cung năng lượng thắt chặt khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch.

Giá cả tăng là trọng tâm trong cuộc họp tuần này của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Đức. Vào ngày 28/6, Nhà Trắng cho biết đang đầu tư 760 triệu USD để chống lại tác động của giá lương thực, nhiên liệu và phân bón cao. Hội đồng châu Âu cho biết cuộc chiến ở Ukraine đang dẫn đến việc tăng giá mạnh và G7 cần phải “hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu".

Hội đồng châu Âu nhấn mạnh sự đoàn kết và quyết tâm hỗ trợ mạnh mẽ Ukraine trong việc sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc, dầu mỏ và các sản phẩm nông nghiệp khác, thúc đẩy các sáng kiến phối hợp thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu và giải quyết các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang diễn ra.

Tại Mỹ, lạm phát đứng ở mức cao nhất trong 40 năm với 8,6% vào tháng 5/2022, đè nặng lên chi phí cá nhân và khiến người dân nghèo hơn. Trên khắp thế giới, lạm phát đang làm dấy lên các phong trào phản đối, được thúc đẩy bởi chi phí sinh hoạt tăng cao so với giá hàng hóa như thực phẩm và xăng dầu.

Chú thích ảnh
Bể chứa dầu thô tại Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Vương quốc Anh, nơi lạm phát cao hơn ở Mỹ - với trên 9% - cuộc đình công trong ngành đường sắt lớn nhất trong 30 năm đã làm gián đoạn việc đi lại khắp đất nước và chứng kiến hàng chục nghìn công nhân bỏ việc. Cũng có những lo ngại rằng cuộc đình công trong ngành đường sắt có thể là cuộc tấn công đầu tiên trong số nhiều cuộc tấn công ở nước này. Người đứng đầu công đoàn Mick Lynch cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước rằng, các thành viên công đoàn đường sắt của Vương quốc Anh “đang dẫn đường cho tất cả công nhân ở đất nước này, những người đang mệt mỏi vì lương và các điều kiện bị cắt giảm bởi sự kết hợp giữa lợi nhuận kinh doanh lớn và chính sách của chính phủ”, đồng thời nói thêm rằng nhóm này đang tìm kiếm một “mức tăng lương xứng đáng”.

Tại Hàn Quốc, nơi lạm phát lần đầu tiên vượt 5% trong hơn một thập kỷ, các chủ xe tải đã đạt được thỏa thuận với chính phủ vào đầu tháng này sau cuộc đình công kéo dài một tuần để được đảm bảo mức lương tối thiểu. Điều này dẫn đến việc nhà sản xuất thép Hàn Quốc POSCO cũng như nhà sản xuất ô tô Hyundai phải cắt giảm sản lượng, và cho biết doanh số bán hàng đang phải đối mặt với “môi trường bên ngoài không thuận lợi”.

Chú thích ảnh
Thép được sản xuất tại nhà máy ở Incheon của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Lạm phát cũng đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ lên 5,2% ở Pháp, nơi có nhiều lo ngại về việc liệu sẽ có sự hồi sinh của phong trào biểu tình cấp cơ sở Gilets Jaunes, hay Áo Vàng vào mùa Thu này hay không.

Trong vài tháng qua, các cuộc biểu tình liên quan đến kinh tế và lạm phát đã được báo cáo ở Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Ireland, Tunisia, Sri Lanka và Peru, nơi chính phủ áp đặt lệnh giới nghiêm và ban hành nhiều biện pháp khẩn cấp sau khi các cuộc biểu tình trở nên bạo lực vào đầu năm nay.

Chuyên gia Hamid Rashid, người đứng đầu bộ phận giám sát kinh tế toàn cầu của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc cho biết: “Lạm phát không chỉ ở Mỹ hay ở châu Âu, mà còn ở các nước đang phát triển và gần như ở khắp mọi nơi”. Sự phổ biến này có nghĩa là người lao động ở nhiều quốc gia với các hệ thống chính trị và động lực xã hội khác nhau đang thúc đẩy theo cùng một hướng, gây áp lực lên thị trường lao động toàn cầu mà nhiều ngân hàng trung ương đang hy vọng nới lỏng.

Một số nhà kinh tế cho rằng ở Mỹ, việc có một thị trường lao động lỏng lẻo hơn, hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút, sẽ giảm bớt một số áp lực khiến các công ty tiếp tục tăng giá để thu lợi nhuận cho các nhà đầu tư của họ. Nhưng với hơn 11 triệu việc làm đang để trống và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 3,6% - vẫn chưa thấp bằng mức trước đại dịch là 3,5% - một thị trường lao động lỏng lẻo hơn có thể là một vấn đề đáng chú ý.

Điều này có nghĩa là "các biện pháp can thiệp từ phía cung" - các biện pháp nhằm vào các ngành cụ thể và các điểm "tắc nghẽn" hệ thống, chẳng hạn như ngành vận tải biển - mà một số nhà kinh tế đang khuyến nghị để chống lạm phát có thể không hiệu quả như các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ hoặc trên thế giới kỳ vọng. Ông Rashid cho rằng khi nghĩ về mặt cung ứng, chúng ta có xu hướng tập trung vào chuỗi cung ứng, song chuỗi cung ứng chỉ là một phần của phía cung, còn yếu tố quan trọng nhất của phía cung là nguồn cung lao động. Chuyên gia này cũng cho rằng: “Nguồn cung lao động có nhiều bất ổn và kéo theo đó là nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng, từ đóng gói đến vận chuyển đến kho bãi cho đến thông quan tại cảng. Đừng đánh giá thấp vai trò của nguồn cung lao động trong hầu hết các nền kinh tế".

Chú thích ảnh
Hàng hóa được bày bán trong siêu thị ở Millbrae, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Với thị trường việc làm thắt chặt ở Mỹ và người lao động có thể yêu cầu trả lương cao hơn cả ở đây và ở các quốc gia khác, nguồn cung toàn cầu của nền kinh tế có thể mất một thời gian để đồng bộ hóa. Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế đang coi việc tăng cường hợp tác quốc tế là một biện pháp bổ sung quan trọng trong cuộc chiến chống lạm phát. Sự kết hợp này có thể dưới nhiều hình thức, bao gồm các chính sách phối hợp của ngân hàng trung ương, các khuôn khổ pháp lý tuân thủ và cải tiến chuỗi cung ứng. Một yếu tố thúc đẩy thêm vấn đề này, ít nhất là giữa các cường quốc phương Tây, là cuộc chiến ở Ukraine, mà các nhà kinh tế lưu ý đã đưa G7 xích lại gần nhau hơn.

Giáo sư Abraham Newman tại Đại học Georgetown cho biết trong một sự kiện trực tuyến về toàn cầu hóa kinh tế do Viện Brookings tổ chức rằng: “Tại sao lại có sự hợp tác này ngay bây giờ? Đầu tiên, hãy nhận ra đó thực sự là sự hợp tác của phương Tây. G7 thực sự đang dẫn dắt việc này”.

Bất chấp tính chất toàn cầu của lạm phát, cuộc chiến giữa các đảng viên Dân chủ và đảng Cộng hòa xem đâu là nguyên nhân gây ra vấn đề chi phí sinh hoạt cao vẫn diễn ra gay gắt. Các thành viên đảng Cộng hòa tại Ủy ban Tài chính Hạ viện cho biết trong một tuyên bố hôm 27/6 rằng Nhà Trắng và các đảng viên Dân chủ quốc hội phủ nhận về cách các chính sách của họ thúc đẩy lạm phát, đề cập đến gói kích thích 1,9 nghìn tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Một nghiên cứu từ chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco vào tháng 3/2022 đã phát hiện ra rằng kích thích tài chính trực tiếp liên quan đến đại dịch - được đưa ra dưới thời cả chính quyền Tổng thống Donald Trump và Biden - “có thể đã góp phần vào khoảng 3 điểm phần trăm của sự gia tăng lạm phát của Mỹ cho đến cuối năm 2021”. Trong khi đó, các đảng viên Dân chủ lại tập trung vào việc tăng giá của giới chủ doanh nghiệp và sự tập trung thị trường vào khu vực tư nhân như những nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Tổng thống Biden đầu tháng này đã chỉ trích các công ty dầu mỏ vì trục lợi trong khi giá khí đốt tăng vọt. Thượng nghị sĩ độc lập bang Vermont Bernie Sanders đã đưa ra một dự luật vào tháng 3/2022 nhằm đánh thuế lợi nhuận thu được của các tập đoàn, một biện pháp tương tự như những biện pháp được ban hành trong thế kỷ 20 trong thời kỳ chiến tranh. Ông Sanders cho biết, người dân Mỹ ngày càng mệt mỏi vì bị các tập đoàn thu lợi nhuận kỷ lục trong khi các gia đình lao động buộc phải trả giá xăng, tiền thuê nhà, thực phẩm và thuốc kê đơn cao ngất ngưởng.

Bất kể lạm phát có phải là một vấn đề toàn cầu hay không, người Mỹ mong đợi hành động trên mặt trận lạm phát và nhiều khả năng sẽ bày tỏ kỳ vọng đó tại các cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới. Một cuộc thăm dò của NewsNation-DDHQ được công bố vào tuần trước cho thấy 97% cử tri Mỹ "rất" hoặc "phần nào" lo ngại về lạm phát, trong khi lạm phát được xếp là vấn đề hàng đầu từ 72% số người được hỏi.

Đại Thắng (P/v TTXVN tại Washington)

Tin cùng chuyên mục

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng tài khóa 2025 với mức kỷ lục

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng tài khóa 2025 với mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Thượng viện nước này ngày 18/12 đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách quốc phòng trị giá 895 tỷ USD dành cho Lầu Năm Góc.

Nga đánh giá về sự đổ vỡ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí gồm cả vũ khí hạt nhân

Nga đánh giá về sự đổ vỡ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí gồm cả vũ khí hạt nhân

Ngày 18/12, Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov nhận định việc thiếu sự tin tưởng giữa Nga và phương Tây là nguyên nhân chính dẫn tới sự đổ vỡ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí, trong đó bao gồm cả vũ khí hạt nhân, được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh.

Khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối tượng đốt quán café làm 11 người tử vong

Khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối tượng đốt quán café làm 11 người tử vong

Sáng sớm 19/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án “Giết người”, khởi tố bị can đối với C.V.H (sinh năm 1973).

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.