6 điều có thể bạn chưa biết về hải đăng Đại Lãnh
(Thethaovanhoa.vn)- Hải đăng Đại lãnh từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các bạn trẻ khi đến thăm vùng đất “hoa vàng cỏ xanh”. Thậm chí nhiều tín đồ ưa khám phá còn đưa địa điểm này vào danh sách “Nhất định phải check-in một lần trong đời”. Vậy điều gì đã làm nên sự lôi cuốn của một trong những ngọn hải đăng được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam hiện nay?
- Lễ chào cờ đầu Năm mới tại mũi Đại Lãnh, nơi đón ánh Mặt trời đầu tiên trên đất liền Tổ quốc
- Dưới Hải đăng Đại Lãnh chạm về giấc mơ biển đảo quê hương
Nơi đón ánh bình minh đầu tiên
Tọa lạc tại Bãi Môn, điểm cực Đông Tổ quốc, hải đăng Đại Lãnh được xem là nơi đẹp nhất để đón lấy những tia nắng bình mình đầu tiên trên đất liền. Theo người dân địa phương, thời điểm đẹp nhất để đi săn bình minh là vào mùa hè. Từ 4 - 5 giờ sáng, nơi đây đã có thể bắt đầu cảm nhận được những vệt màu cam tím, vàng đượm rồi dần tỏa sáng loang trên mặt biển. Khoảnh khắc bóng tối vỡ òa, nhường bước cho những tia nắng đầu tiên của ngày mới diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 15 phút nên nhiều du khách đã chọn cắm trại trên bãi biển hoặc đi thẳng đến ngọn hải đăng trong đêm truớc để chờ đợi.
Kiến trúc độc đáo
Hải đăng Đại Lãnh là một trong những ngọn hải đăng cổ nhất Đông Nam Á, được người Pháp xây năm 1890, cao 26m tính từ chân tháp. Cho đến nay, quần thể hải đăng Đại Lãnh với diện tích 320m2 vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ độc đáo với hầm bể chứa nước mưa và hệ thống pin năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho hải đăng chiếu sáng. Dàn đèn pha quay kép được coi là “trái tim” của ngọn hải đăng, có thể phát tín hiệu ánh sáng xa tới 27 hải lý. Giữa trùng khơi sóng gió, ngọn hải đăng này là “mắt biển” dẫn đường cho tàu thuyền ra vào hoạt động tại vịnh Vũng Rô.
Chứng nhân của lịch sử
Trải qua gần 130 năm lịch sử, giữa sóng gió khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá, ngọn hải đăng cổ kính này đã trở thành một chứng nhân của thăng trầm lịch sử, thậm chí nhiều lần từng phải dừng hoạt động. Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, do đây là nơi tiếp nhận những chuyến tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam nên đã nhiều lần bị ném bom phá hoại. Mãi đến năm 1997, hải đăng Đại Lãnh mới được trùng tu và đưa vào hoạt động trở lại bình thường.
Điểm du lịch hấp dẫn
Từ ngọn hải đăng, phóng tầm mắt ra xung quanh, một bên là núi non trùng điệp, một bên là biển rộng mênh mông, trên đầu mây trắng vời vợi giữa trời xanh thăm thẳm, đúng là bức tranh tuyệt tác của tạo hóa. Ngoài việc thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, khám phá kiến trúc độc đáo của hải đăng, đến đây bạn có thể vùng vẫy ở biển bãi Môn, ngắm nhìn suối nước ngọt gần biển, câu cá… hay thưởng thức những loại hải sản tươi ngon, đặc biệt là món cá chình biển không nơi nào sánh bằng. Nhiều tín đồ du lịch ưa khám phá đã không ngần ngại đưa hải đăng Đại Lãnh vào danh sách những địa điểm “nhất định phải check in một lần trong đời”.
Được làm mới và bảo vệ bởi sơn Dulux Weathershield
Tọa lạc ở vị trí địa lý đặc biệt, hải đăng Đại Lãnh cũng là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam với số giờ nắng gắt và lượng mưa luôn ở mức cao nhất so với cả nước. Để luôn vững vàng trước thời tiết “nắng hết sức, mưa hết mình”, mới đây, toàn bộ hải đăng đã được sơn phủ kỹ lưỡng lại bằng sơn Dulux Weathershield. Đây là dòng sơn ngoại thất cao cấp nhất hiện nay của AkzoNobel, với tính năng “Bảo vệ tối ưu – Bất kể thời tiết”, bao gồm cả thời tiết khắc nghiệt nhất tại vùng biển miền Trung Việt Nam.
Mở màn chiến dịch “Bảo vệ Hải đăng”
Hải đăng Đại Lãnh là hải đăng đầu tiên được sơn mới, mở màn cho chiến dịch “Bảo vệ Hải đăng” (#BaoVeHaiDang) mà AkzoNobel cam kết sẽ thực hiện lâu dài tại Việt Nam. Theo đó, với lợi thế là các sản phẩm sơn ngoại thất có khả năng bảo vệ công trình trước những tác động thời tiết khắc nghiệt nhất, AkzoNobel đã và đang lên kế hoạch làm mới, bảo vệ thêm nhiều ngọn hải đăng khác trên khắp dải đất hình chữ S.
Chia sẻ về lý do thực hiện chiến dịch, bà Pamela Phua, Tổng Giám đốc công ty Sơn AkzoNobel Việt Nam cho biết: “Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài từ bắc đến nam với nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, vì vậy nơi đây cũng có vô vàn những công trình hải đăng tồn tại hàng thế kỷ. Không chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực hàng hải, nhiều ngọn hải đăng đã trở thành biểu tượng về kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử… cần được sơn sửa, bảo vệ trước điều kiện khí hậu biển khắc nghiệt. Đây cũng là sứ mệnh mà AkzoNobel đang thực hiện trên toàn cầu khi góp phần bảo vệ, tô điểm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng bằng những sản phẩm bền vững với màu sắc đầy cảm hứng”.
Làm mới hải đăng Đại Lãnh và chiến dịch “Bảo vệ Hải đăng” (#BaoVeHaiDang) là công việc mới nhất thuộc chuỗi dự án Let’s Colour toàn cầu của AkzoNobel nhằm bảo vệ những công trình nổi tiếng trên thế giới. Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án Let’s Colour, AkzoNobel Việt Nam đã từng hỗ trợ sơn sửa Ủy ban Nhân dân TP. HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, thực hiện làng bích họa Cảnh Dương (Quảng Bình), làng bích họa Đảo Bé (Lý Sơn)… Không chỉ bảo vệ, bảo tồn các công trình di sản của thế giới, chiến dịch Let’s Colour còn hướng tới bảo vệ những công trình có giá trị tại mỗi quốc gia. |
PTTT