Thư gửi robot Citizen: 'Bàn thắng đẹp như trong sách giáo khoa'

Những ngày vừa qua, tại Việt Nam chúng tôi, câu chuyện về bão lũ miền Trung là chủ đề được nhiều người quan tâm lo lắng khi mà cuộc sống của người dân nơi đây đang chịu nhiều khổ cực. Nhưng cùng với bão lũ, một “cơn bão tranh luận” về một bộ sách giáo khoa cũng đang diễn ra.
16/10/2020 07:08

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về sách giáo khoa

Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về sách giáo khoa

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo số 362/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về sách giáo khoa ngày 12/10/2020.

Những ngày vừa qua, tại Việt Nam chúng tôi, câu chuyện về bão lũ miền Trung là chủ đề được nhiều người quan tâm lo lắng khi mà cuộc sống của người dân nơi đây đang chịu nhiều khổ cực. Nhưng cùng với bão lũ, một “cơn bão tranh luận” về một bộ sách giáo khoa cũng đang diễn ra.

Chắc là Sophia cũng hiểu khi nói đến sách giáo khoa là chúng ta nói về loại sách được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học. Thuật ngữ sách giáo khoa còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học, được phân loại dựa theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách.

Tôi nhớ khi xem trực tiếp bóng đá, gặp một bàn thắng đẹp, các bình luận viên hay dùng thuật ngữ “bàn thắng đẹp như trong sách giáo khoa” tức là rất mẫu mực, chuẩn chỉ… Như thế tức có thể hiểu những nội dung trong sách giáo khoa về cơ bản sẽ là những bài học mẫu mang tính phổ thông, mà người họcnào cũng có thể hiểu và nắm bắt được. Nhưng điều quan trọng nhất, đó là những nội dung được đưa vào giảng dạy phải có độ chính xác, tin cậy, đã được thừa nhận theo thời gian.

Nhớ lại những ngày đầu tiên được cầm quyển sách giáo khoa trên tay, tôi vẫn không quên cái cảm giác vui sướng khi ấy. Nhìn những bức tranh màu đơn giản, chữ in to dễ đọc, bài học ngắn, trình bày thoáng mắt…Những chữ cái đầu tiên được chúng tôi viết bắng phấn trắng trên cái bảng đen con con nhỏ nhắn, sau đó giơ lên cho cô giáo kiểm tra và chỉnh sửa… Giờ đã mấy chục năm nhưng không hiểu sao nhắc lại là nhớ ngay được…

Chú thích ảnh
Bộ sách giáo khoa lớp 1 "Cánh Diều". Ảnh minh họa (TTXVN)

Mà đâu phải chỉ riêng mình tôi. Cách đây một tuần, mấy anh em đồng ngũ chúng tôi có gặp mặt giao lưu. Mặc dù hiện tại các con chúng tôi đều đã qua cái tuổi học lớp 1 nhưng câu chuyện hôm ấy thế nào lại quay về chuyện đi học ngày xưa. Khi nhắc đến những bài học đầu tiên lớp vỡ lòng, cho dù là khi còn bé mỗi đứa học ở một địa phương khác nhau nhưng đứa nào cũng đọc được những câu thơ dễ vần, dễ nhớ như là: “O tròn như quả trứng gà/ Ô thì đội mũ, ơ thì thêm râu/ O, a hai chữ khác nhau/ Vì a có cái móc câu bên mình”.

Những câu thơ, những đoạn văn ngắn thuần Việt khi ấy tự ngấm vào đầu bọn trẻ chúng tôi lúc nào chẳng biết. Rất nhiều bài học từ những trang sách giáo khoa khiến chúng tôi bồi hồi cảm xúc, khơi gợi và kích thích trí tưởng tượng non nớt của bọn trẻ con chúng tôi lúc bấy giờ...Khi chúng tôi đã đọc được và viết được cho dù là nét chữ còn xấu, phát âm nhiều từ còn ngọng nhưng cô giáo và bố mẹ đều đánh giá thế là tốt rồi. Như thế là đạt được mục đích ban đầu. Với cảm nhận của tôi, có lẽ đấy chính là giá trị phổ thông của sách giáo khoa. Vì hầu như ai đã học qua rồi cũng nhớ được.

Sophia thân mến!

Nhiều năm trở lại đây, câu chuyện về giáo dục tại Việt Nam luôn luôn là chủ đề “nóng”, được cộng đồng quan tâm theo dõi. Lý do chính vẫn xuất phát từ những thay đổi trong việc dạy và học, đặc biệt là ở lứa tuổi nhi đồng, ở những bài học được đưa vào giảng dạy cho các em. Tôi nhận thấy có một điều gì đó không nhất quán trong các nội dung bài học, thiếu sự ổn định cũng như là chưa mang tính phổ thông kiểu như trước đây. Theo thời gian chúng ta thừa nhận rằng nhiều điều cần phải thay đổi nhưng có những bài học thì vẫn không bao giờ cũ, dù cho năm tháng xóa mờ ký ức. Ví dụ những bài học về tình bạn, những câu chuyện về tình yêu thương con người, sự hiếu thảo với cha mẹ, đạo lý thầy trò… thì giai đoạn nào trong cuộc sống cũng có, cũng cần phải học và thực hành.

Trong văn hóa của Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những bài học, những câu chuyện hay, dạy con em chúng ta thành người, đem lại cảm hứng cho người đọc… Tôi nghĩ rằng khi làm sách giáo khoa, chúng ta cứ sưu tầm, tuyển chọn và đưa vào cho các em học, vừa có tính phổ thông, vừa có tính dân tộc, lại nắm bắt được cả lịch sử, địa lý vùng miền. Những bài học và câu chuyện như thế từ trước đến nay qua các thời kỳ cũng có rất nhiều.

Thời nào cũng vậy, bao giờ chả có chuyện xưa, chuyện nay phải không Sophia?

Xin chào cô, hẹn gặp lại thư sau!

Quốc Khánh

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.