Thách thức với nữ Thủ tướng xinh đẹp, trẻ nhất thế giới của Phần Lan Sanna Marin

Sau khi Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) lãnh đạo chính quyền liên minh 5 đảng trung tả tại Phần Lan bầu chọn Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin là Thủ tướng mới, Quốc hội Phần Lan đã thông qua việc bổ nhiệm bà Sanna Marin làm Thủ tướng nước này.
12/12/2019 08:52

(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) lãnh đạo chính quyền liên minh 5 đảng trung tả tại Phần Lan bầu chọn Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin là Thủ tướng mới, Quốc hội Phần Lan đã thông qua việc bổ nhiệm bà Sanna Marin làm Thủ tướng nước này. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận thực tế rằng bà Sanna Marin sẽ phải nỗ lực hết sức trong nhiệm kỳ tới nhằm khẳng định mình trên cương vị Thủ tướng Phần Lan.

Nữ Bộ trưởng Giao thông 34 tuổi được bầu làm Thủ tướng Phần Lan

Nữ Bộ trưởng Giao thông 34 tuổi được bầu làm Thủ tướng Phần Lan

Đảng Dân chủ Xã hội, chính đảng lãnh đạo chính quyền liên minh 5 đảng trung tả tại Phần Lan, ngày 8/12 đã bầu chọn Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin trở thành Thủ tướng của nước này để thay thế Thủ tướng Antti Rinne mới tuyên bố từ chức.

Thủ tướng trẻ nhất thế giới         

Ngày 10-12, với 99 phiếu thuận và 70 phiếu chống, Quốc hội Phần Lan gồm 200 thành viên đã chính thức phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Sanna Marine, 34 tuổi, vào vị trí Thủ tướng, đưa bà trở thành nguyên thủ quốc gia trẻ nhất trong lịch sử của Phần Lan và cũng là người trẻ nhất thế giới đang nắm giữ cương vị này. Đã có khoảng 30 nghị sĩ vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Phần Lan thông qua việc bổ nhiệm bà Sanna Marin làm Thủ tướng.        

Trước đó, đảng Dân chủ Xã hội, chính đảng lãnh đạo chính quyền liên minh 5 đảng trung tả tại Phần Lan gồm các đảng Dân chủ Xã hội, đảng Trung tâm, đảng Xanh, Liên minh cánh tả và đảng Nhân dân Phần Lan, ngày 8-12 đã bầu chọn Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin trở thành Thủ tướng của nước này để thay thế Thủ tướng Antti Rinne mới tuyên bố từ chức hồi đầu tuần qua theo yêu cầu của đảng Trung tâm - một thành viên liên minh. Đảng Trung tâm đã đưa ra yêu cầu từ chức đối với Thủ tướng Antti Rinne với lí do "mất lòng tin" vào ông Rinne liên quan đến cách thức xử lí cuộc đình công của ngành bưu điện.        

Sự thay đổi lãnh đạo tại Phần Lan diễn ra ở thời điểm quốc gia này đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) đến cuối năm nay, cũng như đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực thông qua một ngân sách mới của khối.   

Chú thích ảnh
Bà Sanna Marin lúc là Bộ trưởng Giao thông Phần Lan trong cuộc họp báo tại hội nghị Hội đồng Năng lượng-Viễn thông và Vận tải Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 20/9/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Tuy nhiên, có thể thấy, việc bà Sanna Marin trở thành Thủ tướng quốc gia Bắc Âu này không có gì khó hiểu, bởi Phần Lan vốn là quốc gia nổi tiếng về sự tham gia tích cực của “phái yếu” trên chính trường và sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền toàn cầu. Hơn nữa, dù tuổi đời còn rất trẻ, song bà Sanna Marin đã là một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Phần Lan, trở thành Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông khi chỉ mới 34 tuổi và là một phần trong thế hệ lãnh đạo kế cận của Phần Lan.

Quan trọng hơn là làn sóng trẻ hóa giới lãnh đạo đang lan tỏa khắp châu Âu, với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và bây giờ là bà Sanna Marin. Đặc điểm chung của những chính khách này là tuổi đời còn trẻ song đã sở hữu kinh nghiệm chính trị phong phú, năng động và nhiệt huyết, biết cách sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại nhằm tăng tính tương tác, kết nối với cử tri trẻ tuổi.   

Phát biểu với các phóng viên sau khi giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng, bà Marin cho biết nhiệm vụ trước mắt của bà là xây dựng lại lòng tin.

Nhiệm vụ không đơn giản        

Dù đã được giao trọng trách quan trọng trong việc điều hành đất nước, tuy nhiên, nữ Thủ tướng trẻ tuổi Sanna Marin sẽ phải đối mặt với một nhiệm kỳ đầy thách thức.   

Trước hết, sự ra đi của Thủ tướng Antti Rinne cho thấy chính trường Phần Lan đang đối mặt với một số bất ổn nhất định, sau vụ đình công hàng loạt của ngành bưu điện và ngành giao thông vận tải.

Chú thích ảnh
Tân Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin chủ trì cuộc họp tại Helsinki, ngày 10/12/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đặc biệt, trong bối cảnh Phần Lan đang đứng trước làn sóng đình công kéo dài từ ngày 9-12, sau khi đội ngũ hòa giải của chính phủ không dàn xếp được thỏa thuận giữa nghiệp đoàn và các tổ chức sử dụng lao động về tiền lương, cũng như điều kiện làm việc, gây ngưng trệ hoạt động sản xuất đồng thời có thể khiến các công ty thiệt hại tổng cộng khoảng 550 triệu USD doanh thu và khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 220 triệu USD, Thủ tướng Sanna Marin sẽ phải thể hiện mình như một nhà lãnh đạo thực thụ, có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để dẫn dắt liên minh cầm quyền vượt qua khó khăn.   

Về kinh tế, Cơ quan Thống kê Phần Lan (SF) cuối tháng 9 cho biết, nền kinh tế Bắc Âu này trong quý III/2019 tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó khi chỉ tăng 0,2% và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 1,2%.

Theo SF, xuất khẩu và chi tiêu công tăng trong quý III vừa qua, trong khi nhập khẩu và chi tiêu cá nhân giảm. Chuyên gia kinh tế Olli Karkkainen thuộc Nordea Bank nhận định, nền kinh tế Phần Lan đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm. Ông cho biết nếu chính phủ mới của Phần Lan tiếp tục tăng thuế tiêu dùng, nó sẽ tác động xấu đến người tiêu dùng. Chính vì vậy, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng là một nhiệm vụ quan trọng với chính phủ mới của Phần Lan.       

Kế hoạch tăng mạnh chi tiêu công vào trợ cấp xã hội và cơ sở hạ tầng thông qua việc tăng thuế phí, thanh lý tài sản nhà nước cũng là những vấn đề mà sau khi chính thức nhậm chức, Thủ tướng Phần Lan Marin sẽ phải chịu sức ép giải quyết.               

Bên cạnh đó, Phần Lan cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động trong khu vực nhà nước. Trong vòng 10 năm tới, một nửa số nhân viên nhà nước của Phần Lan sẽ nghỉ hưu và việc tuyển dụng nhân sự thay thế sẽ là một thách thức lớn. Hiện đang có 74.000 vị trí việc làm trong khu vực nhà nước của Phần Lan. Con số này thấp hơn nhiều so với cách đây một thập niên do quá trình sáp nhập và có nhiều công việc đã được chuyển sang khu vực tư nhân. Mặc dù sự thiếu hụt tập trung chủ yếu vào những nhân lực có kỹ năng đặc biệt, song tình trạng khan hiếm lao động sẽ xảy ra với tất cả các ngành trong tương lai.

Theo Bộ Việc làm Phần Lan, dù tỷ lệ sinh tăng nhanh thì đây cũng không thể là một giải pháp, mà cần phải tăng tỷ lệ nhập cư theo diện làm việc. Do vậy, Chính phủ Phần Lan cần phải duy trì thị trường lao động dựa trên hệ thống đánh giá tuyển dụng đối với các nước bên ngoài Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA). Trên thực tế, những cá nhân có trình độ cấp chuyên gia đều không gặp khó khăn khi xin nhập cư để sang làm việc tại Phần Lan.        

Ngoài ra, việc thúc đẩy thực thi các kế hoạch cải cách về hệ thống an sinh xã hội và y tế, trong đó có việc giảm chi tiêu công 3,4 tỷ USD đến năm 2029, và kìm hãm mức tăng hằng năm về ngân sách chi tiêu cho y tế và an sinh xã hội, từ 2,4% xuống còn 0,9% từ năm nay đến năm 2029 cũng cần tới sự nỗ lực của Chính phủ Thủ tướng Marin. Việc thúc đẩy thực thi các kế hoạch cải cách về hệ thống an sinh xã hội và y tế là nhằm cân đối ngân sách chính phủ trong bối cảnh tình trạng già hóa dân số nhanh tại Phần Lan đè nặng lên hệ thống an sinh xã hội. Phần Lan có  dân số khoảng 5,4 triệu người, và ước tính tỷ lệ dân số trên 65 tuổi sẽ chiếm 26% dân số nước này vào năm 2030. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, nhiều người tiềm nhiệm của bà Marin đã nỗ lực thúc đẩy cải cách hệ thống y tế và an sinh xã hội, song không thành công.   

Vấn đề môi trường cũng là một thách thức lớn với chính phủ của Thủ tướng Marin. Trên thực tế, mục tiêu đầy tham vọng loại bỏ hoàn toàn lượng khí thải CO2 vào năm 2035 đã được chính phủ liên minh của Phần Lan đưa ra với một lộ trình nhiều giai đoạn về chuyển đổi năng lượng và sản xuất trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Công nghiệp năng lượng Phần Lan, việc chuyển đổi sẽ không dễ dàng và việc từ bỏ than đá sẽ buộc Phần Lan tăng nhập khẩu các nguồn năng lượng sinh khối (trên hết là gỗ) để đảm bảo nhu cầu năng lượng của người dân.   

Cơ hội đã đến và thách thức cũng đã hiện hữu, song để “chèo lái con thuyền” Phần Lan vượt qua giông bão sẽ là nhiệm vụ không hề đơn giản đối với chính trị gia trẻ tuổi, nữ Thủ tướng Sanna Marin.

Thanh Lâm/TTXVN (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.