Chuyên gia quốc tế nhận định về hành động của Philippines sau phán quyết của Tòa Trọng tài
(Thethaovanhoa.vn) - Các chuyên gia Mạng tin của Tổ chức phân tích thông tin Stratfor vừa qua có bài phân tích về hiện trạng tranh chấp tại Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài tại La Hay (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, trong đó đề cập đến 4 vấn đề đáng chú ý.
- Philippines: Trung Quốc là 'kẻ thua cuộc' nếu không công nhận phán quyết về Biển Đông
- Trung Quốc vạch giới hạn đỏ với Nhật Bản ở Biển Đông
- Trung Quốc 'tự bắn vào chân' khi bỏ qua phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông
Thứ hai, Philippines sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược "cây gậy và củ cà rốt" đối với Trung Quốc tại Biển Đông, lựa chọn "không phô trương chiến thắng" tại Tòa Trọng tài nhằm đạt được một sự thỏa hiệp.
Thứ ba, đánh bắt cá tại vùng biển xung quanh Bãi cạn Scarborough sẽ là lĩnh vực hợp tác chủ chốt được nêu trong các cuộc đàm phán song phương.
Thứ tư, triển vọng giải pháp thực sự cho các cuộc tranh chấp lãnh hải tại khu vực này vẫn là "điều xa vời", thậm chí có thể bị trì hoãn bởi chính những thỏa thuận nhằm mục đích tháo ngòi nổ căng thẳng.
Philippines đã hành động rất thận trọng kể từ sau phán quyết hôm 12/7 của Tòa Trọng tài. Tổng thống nước này Rodrigo Duterte cho biết ông sẽ không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra trong tháng 9 này. Làm được như vậy, Manila có thể duy trì được những lợi ích cốt lõi của họ và đạt được một số nhượng bộ từ Bắc Kinh trong khi vẫn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản, Mỹ và các cường quốc khác. Trong bối cảnh mới này, các cuộc đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh sẽ chỉ xoay quanh một chủ đề cụ thể là "đánh bắt cá".
Ban đầu, Bắc Kinh phản ứng trước phán quyết của Tòa Trọng tài bằng cách gia tăng các bước đi quyết đoán. Ngày 2/8, Tòa án Tối cao Trung Quốc tự ra phán quyết rằng "giới chức nước này có quyền khởi tố những ngư dân ngoại quốc đánh bắt trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền".
Chủ đề này đã được nêu ra trong cuộc gặp diễn ra một tuần sau đó giữa các quan chức Trung Quốc với Đặc phái viên của Philippines, cựu Tổng thống Fidel Ramos. Ông Ramos đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch cơ quan tư vấn hàng đầu của Trung Quốc, chuyên nghiên cứu các vấn đề Biển Đông và ông này đã gợi ý rằng Bắc Kinh và Manila có thể thăm dò các biện pháp để "mở cửa" Bãi cạn Scarborough cho ngư dân vào hoạt động và cùng nhau phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng biển đang tranh chấp này. Ngày 29/8, Trung Quốc đưa ra phản ứng cụ thể: Đại sứ Zhao Jianhua cho biết Bắc Kinh sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương và xem xét cho phép ngư dân Philippines tiếp cận Bãi cạn Scarborough.
Đến nay, các cuộc đàm phán dạng này vẫn chưa được tiến hành. Tuy nhiên, nếu đạt được thỏa thuận sẽ giúp ngăn chặn những cuộc xung đột chớp nhoáng song quyết liệt xung quanh vấn đề đánh bắt cá đồng thời có thể mở ra mô hình cho sự hợp tác tại những vùng biển khác trên Biển Đông.
Đã có tiền lệ cho sự hợp tác đánh bắt cá giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng. Ví dụ rõ nhất là thỏa thuận đạt được năm 2000 (sau 7 năm đàm phán) giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ (như một phần của "gói giải giáp quân sự toàn diện" tại Vịnh Bắc Bộ). Theo đó, hai bên đã thiết lập vùng đánh bắt cá chồng lấn có diện tích 33.500 km2, rộng 30 hải lý. Hai chính phủ được phép kiểm soát và thanh tra các đặc khu kinh tế riêng rẽ của nhau, và theo dõi các tàu hoạt động tại vùng biển chung. Khu vực này được quản lý bởi một ủy ban hỗn hợp.
Một thỏa thuận tương tự giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không cần phải mất nhiều thời gian như thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ, nhất là khi cả Manila và Bắc Kinh đều không đặt kỳ vọng vào một thỏa thuận lâu dài. Sự hợp tác thực sự trong việc cùng đánh bắt cá, ngay cả trong một thỏa thuận có hạn chế, cũng sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó nổi bật là mối quan tâm chung của cả hai chính phủ đối với việc làm giảm bớt căng thẳng ngoại giao.
Ở đây, một thỏa thuận đánh bắt cá khác giữa Philippines và Đài Loan là một ví dụ. Mặc dù Manila và Đài Bắc không thiết lập khu vực quản lý chung tại vùng biển mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền, song năm 2015 hai bên đạt được một thỏa thuận là không sử dụng vũ lực đối với tàu cá của nhau tại vùng biển tranh chấp. Manila và Đài Bắc có mục tiêu chung là đối phó với Trung Quốc và thỏa thuận đánh bắt cá cũng có ý nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, việc thiếu một tiến trình giải giáp quân sự toàn diện tại vùng biển tranh chấp sẽ khiến bất kỳ thỏa thuận nào cũng bị phụ thuộc vào tình hình địa chính trị vốn thất thường. Chẳng hạn như sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đạt được thỏa thuận tại Biển Hoa Đông, văn kiện này đã mất hiệu lực khi căng thẳng leo thang khiến hai bên không còn mối quan tâm chung đến sự hợp tác. Nếu không có giải giáp quân sự tại vùng biên giới trên biển, mọi thỏa thuận sẽ trở nên mong manh và dễ bị tổn thương trước những thăm trầm của chính trường. Nhiều khả năng Bắc Kinh và Manila sẽ không bắt đầu phân định ranh giới tại Bãi cạn Scarborough, và trên thực tế có thể sẽ là "không bao giờ".
Trên thực tế, vấn đề hợp tác đánh bắt cá sẽ bị hạn chế. Bản chất liên tục di chuyển của nghề đánh bắt cá và ngư dân đồng nghĩa với việc khó có thể quản lý các hoạt động của họ. Ngoài ra, cả hai chính phủ đều muốn duy trì số lượng nhiều tàu đánh bắt cá. Tóm lại, một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Philippines có thể sẽ chỉ đem lại hiệu quả là ngăn chặn được những cuộc chạm trán chớp nhoáng, quyết liệt (và thường ngoài dự kiến) xung quanh hoạt động đánh bắt cá, đủ để những va chạm như vậy không khuấy động những cuộc khủng hoảng rộng hơn có thể khiến vùng Biển Đông chìm sâu trong xung đột.
B.T