A+ A A- Kiểu đọc sách

Cuộc tranh luận cuối cùng của Trump - H.Clinton: Chờ tới 'ngày định mệnh'

19:09 20/10/2016
loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Khép lại cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa hai ứng cử viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng - Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa - những cử tri Mỹ còn lưỡng lự dường đã có thể có được sự lựa chọn cho riêng mình.
Tuy nhiên, có lẽ vẫn còn quá sớm để nói về một lựa chọn cuối cùng khi thời gian cán đích còn hơn hai tuần nữa.

Đến với cuộc tranh luận thứ ba, tỷ phú Trump bị đánh giá là khá kém cạnh so với đối thủ sau những thể hiện khá nhờ nhạt trong hai lần tranh luận trước. Cùng với đó là những tiết lộ mới không mấy dễ chịu, những chỉ trích từ cử tri và chính giới. Nội bộ đảng Cộng hòa cũng bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc đối với ứng cử viên mà họ bất đắc dĩ phải ủng hộ này. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất đều cho thấy đại diện đảng Cộng hòa đang ở thế bám đuổi đối phương với cách biệt xấp xỉ hai chữ số. Tất cả tạo nên cảm giác thiếu an toàn cho những ai ủng hộ tỷ phú này.

Tạp chí Time: Cơ hội cuối cùng cho Donald Trump

Tạp chí Time: Cơ hội cuối cùng cho Donald Trump

Tạp chí Time vừa đăng bài đánh giá về cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa hai ứng cử viên Donald Trump và Hillary Clinton tại Las Vegas. Bài viết nhận định đây có lẽ là cơ hội cuối cùng cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.


Trong khi đó, bà Clinton đang ở thế thuận lợi hơn nhiều với một tỷ lệ ủng hộ ổn định cùng một êkíp hỗ trợ bài bản, có kinh nghiệm lâu năm trên chính trường và sự hậu thuẫn tuyệt đối của các chính khách kỳ cựu trong đảng Dân chủ cũng như chính giới Mỹ nói chung. Dù vậy, vẫn có những trở ngại liên quan tới những cáo buộc về sử dụng địa chỉ thư điện tử (e-mail) cá nhân để xử lý công việc trong thời gian làm ngoại trưởng, vụ rò rỉ thư điện tử mới liên quan đến vụ tấn công vào Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, năm 2012 hay quá khứ của chồng bà - cựu Tổng thống Bill Clinton.

Khác với hai lần tranh luận trước, thay vì tập trung công kích lẫn nhau liên quan tới các vấn đề đời tư, trong cuộc tranh luận này, cả bà Clinton và ông Trump đều chú trọng tới các nội dung mang tính quốc gia đại sự, gắn liền với các chính sách đối nội và đối ngoại rõ ràng, đó là nợ công, người nhập cư, phát triển kinh tế, cuộc chiến chống khủng bố, quyền sở hữu súng đạn, nạo phá thai.... Hai đối thủ đã thể hiện rõ ràng quan điểm khác biệt của mình trong từng vấn đề.

'Cuộc chiến' thời trang của Hillary Clinton và Donald Trump

'Cuộc chiến' thời trang của Hillary Clinton và Donald Trump

Trước khi bà Hillary Clinton và ông Donald Trump có mặt trên 'võ đài' trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình vào hôm 27/9, hầu như tất cả những gì về họ đã được truyền thông 'săm soi'.


Nếu như bà Clinton chủ trương tăng thuế đánh vào tầng lớp người giàu để đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế vì các lợi ích lâu dài thì tỷ phú Trump coi đây là giải pháp không thỏa đáng, thay vào đó ông yêu cầu các nước đồng minh phải trả tiền để Mỹ bảo đảm an ninh. Trong vấn đề di cư, ông Trump vẫn bảo lưu quan điểm hồi hương người di cư bất hợp pháp, xây dựng tường rào an ninh dọc biên giới với Mexico, trong khi bà Clinton coi đây là kế hoạch "xé tan" nước Mỹ.

Đánh giá về cuộc tranh luận này, giới phân tích cho rằng cả bà Clinton và ông Trump đã có màn thể hiện khá nghiêm túc khi họ không còn cơ hội để "so găng" trực diện trước ngày bầu cử 8/11 tới. Cả hai ứng cử viên đã làm khá tốt vai trò của một chính khách trên đường đua hướng tới đỉnh cao quyền lực. Đây cũng là điều mà các cử tri hy vọng ở hai ứng cử viên này khi chiến dịch vận động tranh cử tại Mỹ năm nay được đánh giá là có quá nhiều bê bối cá nhân không đáng có và sự nổi lên đầy bất ngờ của một chính trị gia xuất thân doanh nhân. Nhận định ban đầu cho thấy mặc dù ông Trump đã thể hiện tốt hơn so với hai cuộc tranh luận trước, song vẫn chưa đủ sức thuyết phục, trong khi bà Clinton vẫn giữ được phong độ ổn định, tạo được một cảm giác an tâm cho người đối diện.

Donald Trump bị cáo buộc hiếp dâm bé gái 13 tuổi, 'quan hệ mờ ám' với Nga

Donald Trump bị cáo buộc hiếp dâm bé gái 13 tuổi, 'quan hệ mờ ám' với Nga

Sau khi tình tiết mới bị lộ ra, bốn nghị sĩ trên đã lại viết đơn yêu cầu FBI điều tra toàn bộ và giải thích với người dân Mỹ cách thức cơ quan này “ngăn chạn hành vi phạm tội đang diễn ra trên”.


Sau ba cuộc tranh luận, có thể nói rằng “ông trùm” bất động sản Donald Trump vẫn tuân thủ chiến lược hướng tới các cử tri vốn trung thành với ông, đặt cược vào sự công kích cá nhân đối thủ, kích động sự hoài nghi về tính minh bạch của hệ thống bầu cử lâu đời tại Mỹ. Điều này là hết sức nguy hiểm và có thể phản tác dụng khi bà Clinton tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một chính trị gia có thâm niên qua sự kiềm chế, cũng như những lần lớn tiếng rất đúng lúc trong các cuộc tranh luận.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, điều khiến cuộc bầu cử tổng thống năm nay trở nên thú vị chính là việc ông Trump không thể trở thành một chính trị gia chuẩn mực, trong khi bà Clinton đôi lúc bị dư luận đánh giá là nhấn mạnh quá nhiều vào chính sách cũng như việc “sẵn sàng” để bước vào Nhà Trắng.

Có thể nói thế trận cuộc đua vào Nhà Trắng sau ba lần tranh luận trực tiếp đã được định hình với lợi thế đang nghiêng về ứng cử viên Hillary Clinton. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận hiện tại đều cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ bà Clinton ở mức cách biệt khá xa so với ứng cử viên Donald Trump. Tuy nhiên, tất cả vẫn phải chờ tới “ngày định mệnh” 8/11 tới .

Hồ Phương (TTXVN)


loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...