Thành Lộc định vị thẩm mỹ cùng 'Giáng Hương'?

Chọn một tác phẩm giàu tính nghệ thuật như "Giáng Hương" (kịch bản: NSND Năm Châu) để khai trương sân khấu Thiên Đăng, có lẽ đạo diễn Thành Lộc vừa muốn chứng tỏ tài năng, vừa muốn hé lộ định hướng thẩm mỹ của mình, trong cương vị ông bầu.
02/10/2023 18:00
Anh Vũ

Chọn một tác phẩm giàu tính nghệ thuật như Giáng Hương (kịch bản: NSND Năm Châu) để khai trương sân khấu Thiên Đăng, có lẽ đạo diễn Thành Lộc vừa muốn chứng tỏ tài năng, vừa muốn hé lộ định hướng thẩm mỹ của mình, trong cương vị ông bầu. Còn từ cương vị khán giả, bản dựng này khá đẹp, giàu sự rung động.

Kịch bản ban đầu có tên là Sân khấu về khuya, được soạn giả Năm Châu (1906 - 1977) viết cho kịch nói, sau mới chuyển thể thành cải lương. Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) là một tên tuổi rất lớn của sân khấu miền Nam, các tác phẩm của ông thường có lời thoại sâu sắc, chỉn chu đến từng câu chữ. Nay xem bản dựng kịch nói Giáng Hương, thấy NSƯT Thành Lộc quả thật là "phù thủy sân khấu", khi gần như vẫn giữ nguyên những câu từ ấy, nhưng được phả vào hơi thở hiện đại.

Chất nhạc kịch hài hòa

Nét mới dễ nhận thấy là chất nhạc kịch được phát huy tinh tế qua những bản nhạc mang hơi hướng trẻ trung do nhạc sĩ Hữu Thu sáng tác riêng cho vở này. Thành Lộc dùng âm nhạc một cách chắt lọc, vừa đủ trong các tình huống hợp lý, nhằm thể hiện tâm trạng của nhân vật, mang lại màu sắc đẹp.

Thành Lộc định vị thẩm mỹ cùng 'Giáng Hương'? - Ảnh 1.

Lê Khánh (vai Giáng Hương) và NSƯT Thành Lộc (vai Lĩnh Nam)

Bên cạnh đó, phần cổ nhạc dù lấy lại từ phiên bản cải lương, nhưng được phối khí lại theo hơi hướng mới, giúp các nghệ sĩ kịch dễ hát và khán giả cũng dễ nghe, dễ cảm. Hiện đại và truyền thống nhờ vậy mà hòa với nhau một cách mượt mà, phong phú, không lẫn vào nhau. Người xem vẫn có thể phân biệt đâu là giai điệu la-tinh sôi động, đâu là chất pop ballad da diết, đâu là các bài bản ngũ cung man mác, sang trọng. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa của thể loại nhạc kịch đậm chất Việt Nam mà Thành Lộc ấp ủ.

Câu chuyện xoay quanh cặp vợ chồng nghệ sĩ được khán giả hết lòng ái mộ. Nếu cô đào Giáng Hương (Lê Khánh thủ vai) chỉ chuyên tâm vào diễn xuất, thì Lĩnh Nam (Thành Lộc) còn kiêm cả diễn viên, soạn giả, lẫn ông bầu. Vị trí, trách nhiệm, thời thế dần đưa hai con người rời xa nhau cả trong cuộc sống gia đình lẫn quan điểm nghề nghiệp. Kịch bản được viết đã mấy chục năm, nhưng vẫn chưa hề cũ, bởi nghệ sĩ dù ở thời đại nào cũng phải đối mặt với câu hỏi: Theo đuổi nghệ thuật đích thực, hoặc chạy theo thị trường bằng những tác phẩm thực dụng?

Bằng khả năng diễn xuất tinh tế, Thành Lộc đã khắc họa nên một Lĩnh Nam đầy mâu thuẫn. Anh mang vẻ lịch lãm, phong độ của người nghệ sĩ trí thức, nhưng thỉnh thoảng lại phảng phất một chút thực dụng rất con buôn. Anh vẫn yêu vợ, vẫn rất ghen, nhưng lại sẵn lòng rời bỏ tình cảm đó để chinh phục những tham vọng của riêng mình.

Vào vai Lĩnh Nam không hề dễ, bởi nếu không khéo sẽ khiến người xem cảm thấy đây là người chồng phản trắc. Nhưng không, anh chỉ không đủ tử tế, không đủ dũng cảm để giữ vững lập trường nghệ thuật trước vòng xoáy thị trường.

Thành Lộc định vị thẩm mỹ cùng 'Giáng Hương'? - Ảnh 2.

Vân Trang (vai Mỹ Tiên) và Lê Khánh (Giáng Hương) có màn đối đáp trào phúng, sâu cay

Phải dành một lời khen cho Lê Khánh, khi cô đã hóa thân xuất sắc vào một Giáng Hương rất mới, đa sắc. Cô diễn ra cái chất nghệ sĩ đa sầu đa cảm của một cô đào, cũng ghen tuông hờn mát, cũng có lúc yếu đuối, hoang mang. Thế rồi chỉ trong phút chốc, cô lại đứng lên kiên cường tiếp tục làm chỗ dựa cho người khác, thậm chí còn hài hước trong cách thả thoại nhẹ tênh mà khiến khán giả phải bật cười. Chính vì thế mà người xem cảm được cái bi kịch của Giáng Hương, xót xa cảm động, nhưng vẫn dễ chịu, bởi bi mà không ủy mị, lên gân.

Lĩnh Nam và Giáng Hương cứ như như hai mặt của đồng xu, vừa mâu thuẫn đối chọi, mà cũng vừa hòa hợp ăn ý đến lạ. Bởi họ đã quá hiểu nhau, ngoài tình yêu đôi lứa còn là mối quan hệ của tình tri kỷ, tình đồng nghiệp và cả sự cảm phục nhau trong nghệ thuật. Vì lẽ đó, mà cho dù có những quan điểm trái chiều về thái độ làm nghề, hoặc cuộc sống riêng tư, thì đến cuối cùng họ vẫn theo đuổi chung một thứ duy nhất là thiên chức cống hiến cho thánh đường sân khấu.

Thành Lộc định vị thẩm mỹ cùng 'Giáng Hương'? - Ảnh 3.

Một cảnh trong vở diễn

Sân khấu tối giản, mà sang trọng

Vở diễn được dàn dựng trên một sân khấu có diện tích khiêm tốn, nhưng được thiết kế thông minh qua bàn tay của họa sĩ Kim B. Những bục bệ, đạo cụ có tông màu trắng, tối giản, mà sang trọng, dễ dàng hoán chuyển vị trí cho nhau. Hình dáng của chúng vừa thực tế, nhưng cũng vừa linh hoạt, giúp mở rộng không gian tưởng tượng, lúc là bàn ghế, lúc là sân khấu, cảnh trước là chiếc tủ, cảnh sau đã trở thành chiếc cổng thánh đường…

Đặc biệt vở diễn có cách sử dụng ánh sáng rất đẹp, với cường độ tiết chế, làm nổi bật nhân vật trong các bố cục đầy tính thẩm mỹ. Màu sắc của ánh sáng không quá pha trộn, mà tách bạch thành những mảng sáng tối rõ ràng, tương phản một cách có ý đồ; trang phục được thiết kế hợp vai, thanh lịch. Nhờ vậy mà không gian sân khấu rất thoáng, mỗi tạo hình đều có thể trở thành một bức tranh nghệ thuật, giúp khán giả dễ tập trung.

Thành Lộc định vị thẩm mỹ cùng 'Giáng Hương'? - Ảnh 4.

Hương Giang và NSƯT Hữu Châu trên sân khấu “Giáng Hương”

Bên cạnh bộ đôi chính, các nhân vật khác cũng được thể hiện tròn trịa, duyên dáng, bởi các tên tuổi quen thuộc như NSƯT Hữu Châu, Hoàng Trinh, Vân Trang, Hương Giang, Trang Tuyền, Tuấn Khải… Người xem không khỏi bồi hồi, xúc động trước Mạnh Hoài của Hữu Châu - một anh kép hết thời, nhưng vẫn luôn đau đáu với tình yêu sân khấu. Vân Trang lại có thêm một vai thú vị: nữ đại gia Mỹ Tiên xinh đẹp mà giả dối. Cô có những màn đối đáp "chị chị em em" đầy ẩn ý với Giáng Hương, vừa trào phúng, vừa chua chát sâu cay, nhưng vẫn giữ được cái chất sang cả, chứ không hề rẻ tiền, chợ búa.

Tất cả những người nghệ sĩ ấy đã khiến khán giả phải chảy nước mắt, không chỉ vì nội dung kịch bản, mà còn bởi tâm huyết đặt vào mỗi câu thoại đầy biểu cảm, từng hành động kịch chỉn chu, tinh tế và có trọng lượng về tâm lý.

Với thời lượng hơn 180 phút, nhưng khi đèn sân khấu bật sáng, dường như khán giả vẫn chưa muốn đứng dậy, vì họ còn muốn lưu lại những cảm xúc đẹp. Họ đã dành cho bản dựng Giáng Hương những tràng pháo tay vang dội, kéo dài. Nếu được thì sân khấu phải nên như vậy, luôn đẹp và xứng đáng là một "thánh đường" đúng nghĩa!

Có thể nhận thấy Thành Lộc đã khéo léo lồng vào chuyện kịch Giáng Hương những vấn đề đương thời về người nghệ sĩ phải sống cho mình hoặc cho công chúng. Hoặc đâu đó là tâm sự của chính anh và các cộng sự ở Thiên Đăng, như anh từng nói: "tôi chết ngày hôm nay, để khát vọng đó, ước mơ đó hình thành cho thế hệ sau".

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ"

Sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ".

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng

Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Lần đầu tiên một Festival Guitar quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng

Sau những Guitar concert được tổ chức định kỳ vào dịp cuối năm tại thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua, vào năm 2024 này, Danang International Guitar Concert trở lại với một diện mạo mới

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.