Tháng 1/2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, Việt Nam đã triển khai nhiều công việc để đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay từ tháng 1/2020.
31/12/2019 08:32

(Thethaovanhoa.vn) - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao, Việt Nam đã triển khai nhiều công việc để đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngay từ tháng 1/2020.

Việt Nam sẵn sàng cho vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 1/2020

Việt Nam sẵn sàng cho vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 1/2020

Sáng 12/12, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế về việc Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Trước đó, tại khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Đây là lần thứ hai, Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc để đảm nhận trọng trách này, giúp Việt Nam phát huy những thành công trong nhiệm kỳ 10 năm trước (2008 – 2009) và tiếp tục có những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm đối với Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng trong nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam là thành viên tích cực

Từ tháng 1/2020, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đồng thời sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2020 và tháng 4/2021.

Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh. Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng.

Chủ tịch sẽ chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bảo an và khi được Hội đồng Bảo an cho phép, sẽ đại diện cho Hội đồng Bảo an với tư cách là một cơ quan của Liên hợp quốc. Khi Chủ tịch Hội đồng Bảo an thấy rằng theo đúng trách nhiệm của Chủ tịch, không nên chủ trì Hội đồng Bảo an trong quá trình xem xét một vấn đề cụ thể có liên quan trực tiếp đến quốc gia mà mình là đại diện, sẽ thông báo quyết định của mình lên Hội đồng Bảo an. Sau đó, để có thể tiếp tục xem xét vấn đề đó, ghế Chủ tịch sẽ được trao cho đại diện các quốc gia kế tiếp theo thứ tự Alphabet. Các quy định của Quy tắc này sẽ được áp dụng đối với các đại diện được chỉ định làm Chủ tịch kế tiếp. Quy tắc này không ảnh hưởng đến cương vị đại diện và nghĩa vụ của Chủ tịch như được quy định trong Quy tắc 19 và Quy tắc 7.

Chú thích ảnh
Ngày 7/6/2019, với số phiếu bầu kỷ lục 192/193 phiếu, Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Ảnh: Nhóm phóng viên TTXVN tại New York, Mỹ

Chương trình nghị sự tạm thời của mỗi cuộc họp của Hội đồng Bảo an sẽ do Tổng Thư ký xây dựng và được Chủ tịch Hội đồng Bảo an thông qua. Chỉ những đề mục được các thành viên Hội đồng Bảo an lưu ý theo Quy tắc 6, các đề mục được nói đến theo Quy tắc 10, hoặc các vấn đề mà Hội đồng Bảo an quyết định hoãn xem trước đó, mới được đưa vào chương trình nghị sự tạm thời.

Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an được các quốc gia thành viên trao trách nhiệm chính đối với việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (đoạn 1 Điều 24, Hiến chương Liên hợp quốc). Theo Điều 4 và 25 của Hiến chương Liên hợp quốc, tất cả các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp nhận và thực thi các quyết định của Hội đồng Bảo an. Trong khi các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên, các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an theo chương VII Hiến chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng, thi hành.   

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên: 5 thành viên thường trực (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ) và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý.

Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết (phiếu chống của một thành viên thường trực đối với một quyết định mang tính thực chất của Hội đồng Bảo an). Theo thủ tục hoạt động tạm thời của Hội đồng Bảo an, các quyết định về các vấn đề mang tính thủ tục cần đạt tối thiểu 9/15 phiếu ủng hộ. Các quyết định về các vấn đề thực chất cần đạt tối thiểu 9 phiếu ủng hộ và không bị bất kỳ thành viên thường trực nào phủ quyết.   

Để hoàn thành trách nhiệm chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chức năng, nhiệm vụ và biện pháp triển khai của Hội đồng Bảo an được quy định chi tiết tại các Chương VI, VII, VIII của Hiến chương Liên hợp quốc.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc từ tháng 1/2020, Việt Nam sẽ chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và khi được cơ quan này cho phép, sẽ đại diện cho Hội đồng Bảo an với tư cách là một cơ quan của Liên hợp quốc. Chương trình nghị sự tạm thời của mỗi cuộc họp của Hội đồng Bảo an sẽ do Tổng Thư ký xây dựng và được Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua.

Việt Nam đưa ra 7 ưu tiên

Các ưu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, bao gồm 7 ưu tiên: Ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình các tranh chấp theo Điều 6 Hiến chương Liên hợp quốc; cải tiến cách thức làm việc của Hội đồng Bảo an, tăng cường hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực theo Điều 8 Hiến chương Liên hợp quốc; vấn đề nhân đạo, bảo vệ thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống người dân tại các nơi xung đột; phụ nữ, hòa bình và an ninh, và trẻ em trong xung đột vũ trang; khắc phục hậu quả xung đột, bao gồm hiểm họa bom mìn còn sót lại sau xung đột; hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; tác động của biến đổi khí hậu tới hòa bình và an ninh.

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng phát triển. Ngay sau khi tham gia Liên hợp quốc, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước thành viên Liên hợp quốc để Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 32 (1977) thông qua Nghị quyết 32/2 kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Mặt khác, Việt Nam cũng tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật của Liên hợp quốc phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được nâng cao.

Việt Nam đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết, các nước đang phát triển để đấu tranh bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ các nước, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực... và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, việc đẩy mạnh mối quan hệ này và nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng nguồn hỗ trợ của Liên hợp quốc nhằm phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là rất cần thiết.

Việt Nam luôn là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an. Sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc là một ví dụ điển hình về hợp tác phát triển giữa các nước thành viên Liên hợp quốc cũng như về vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo.

Tham gia Hội đồng Bảo an, là cơ hội quan trọng để Việt Nam triển khai thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Nguyễn Hồng Điệp/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.