Thách thức của những 'biến thể ẩn mình'

Số ca mắc COVID-19 cũng như số ca tử vong do căn bệnh này trong tuần qua duy trì đà giảm mạnh, là cơ sở để các nước tiếp tục nới lỏng, thậm chí dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng dịch.
08/05/2022 15:31

Số ca mắc COVID-19 cũng như số ca tử vong do căn bệnh này trong tuần qua duy trì đà giảm mạnh, là cơ sở để các nước tiếp tục nới lỏng, thậm chí dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế phòng dịch.

Phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi

Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) vừa có quyết định phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Moderna cho trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.

Tuy nhiên, đại dịch lắng dịu không có nghĩa là đã kết thúc, khi mà thế giới vẫn ghi nhận các biến thể của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí có biến thể được xem là đang "ẩn mình chờ thời".

Theo số liệu của worldometers.info, trong 7 ngày qua số ca mắc mới COVID-19 giảm 15% trong khi số ca tử vong giảm 21% so với tuần trước đó. Dịch bệnh vẫn căng thẳng tại các điểm nóng như Hàn Quốc, Trung Quốc nhưng có vẻ như làn sóng dịch hiện nay đã qua điểm đỉnh.

Tại Hàn Quốc, số ca mắc mỗi ngày trong tuần qua đã lùi xuống ngưỡng 20.000 ca, giảm mạnh so với con số 50.000 ca của tuần trước đó.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, thành phố Thượng Hải, tâm dịch của Trung Quốc, ngày 6/5 tuyên bố đã kiểm soát thành công làn sóng dịch COVID-19 tồi tệ nhất sau 1 tháng phong tỏa. Hiện tại, còn khoảng 2,3 triệu người trong số 25 triệu dân thành phố này vẫn ở trong các khu vực có nguy cơ cao và bị phong tỏa, trong khi 16,67 triệu người khác ở các “vùng phòng vệ” có nguy cơ thấp hơn, có nghĩa là có thể ra khỏi nhà. Lúc này, điểm nóng dịch của Trung Quốc là thủ đô Bắc Kinh, nơi vừa tiến hành đợt xét nghiệm đại trà lần thứ ba trong tuần qua nhằm ngăn ngừa dịch lây lan, khoanh vùng các khu vực nguy cơ cao để tránh kịch bản phải phong tỏa toàn phần như Thượng Hải. Giới chức Trung Quốc ngày 6/5 khẳng định nước này đã bước vào giai đoạn mới trong ứng phó với dịch COVID-19 với các biện pháp phản ứng nhanh chóng và can thiệp sớm để ngăn ngừa biến thể Omicron rất dễ lây lan.

Ngoại trừ Trung Quốc, hầu hết các nước trên thế giới tiếp tục lộ trình mở cửa lại nền kinh tế. Ở châu Á, giới chức Lào tuyên bố mở cửa hoàn toàn đất nước từ ngày 9/5, trong khi Indonesia và Thái Lan đã sẵn sàng công bố COVID-19 là bệnh đặc hữu từ tháng 7. Nhật Bản cũng dự kiến đón khách du lịch từ tháng 6.

Các nước châu Âu như Italy, Bỉ… dỡ bỏ gần như hoàn toàn các biện pháp hạn chế trong khi Đức rút ngắn thời gian cách ly đối với người mắc bệnh. Tuần qua cũng đánh dấu các kỳ nghỉ lễ dài ngày ở Trung Quốc, Nhật Bản hay việc Israel tổ chức sự kiện quy mô lớn đầu  tiên sau 2 năm để mừng 74 năm Quốc khánh…, cùng với việc quy định đeo khẩu trang không còn là bắt buộc ở nhiều nơi, có cảm giác như cuộc sống đã trở lại bình thường, như không còn sự hoành hành của virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, việc người dân có tâm lý chủ quan khiến các chính quyền và giới chức y tế lo lắng khi thực tế là dịch vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Ngày 4/5,  Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề Y tế và an toàn thực phẩm Stella Kyriakides cảnh báo Ủy ban châu Âu (EC) đã tuyên bố giai đoạn mới của đại dịch COVID-19, nhưng đây chưa phải là giai đoạn kết thúc, do đó các nước thành viên không nên vội chủ quan trước dịch bệnh, mà phải luôn đề phòng về nguy cơ xuất hiện đợt bùng phát mới.

Chú thích ảnh
Trẻ em xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hartford, Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang chú ý tới những dòng phụ của biến thể Omicron và quan ngại khả năng xảy ra đợt bùng phát dịch bệnh mới trên toàn cầu. Tại Nam Phi, quốc gia đầu tiên thông báo về sự tồn tại của biến thể Omicron hồi tháng 11/2021, hiện đang chứng kiến số ca mắc gia tăng nhanh chóng do BA.4 và BA.5. Đây là 2 trong số 5 dòng phụ của Omicron được giới khoa học xác định cho đến thời điểm hiện tại. Trong báo cáo dịch tễ học mới nhất,  WHO cho biết BA.4 và BA.5 đã có một số đột biến bổ sung có thể ảnh hưởng đến đặc tính của hai biến thể trên.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, hiện còn quá sớm để xác định hai biến thể phụ này có thể khiến dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn các biến thể phụ khác của Omicron hay không. Thực tế này cũng cho thấy con người chưa thể hiểu và lường hết được những rủi ro mà các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO nhấn mạnh các dữ liệu giai đoạn đầu cho thấy tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn là biện pháp bảo vệ hiệu quả con người khỏi nguy cơ tử vong và trở nặng khi mắc bệnh. 

Nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch mới không chỉ đến từ những đột biến của biến thể Omicron. Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Israel được công bố tuần qua, thế giới cần cảnh giác trước khả năng Delta – biến thể gây ra những hậu quả nặng nề nhất trong gần 3 năm bùng phát dịch vừa qua, có khả năng trở lại và tạo nên những làn sóng dịch mới.

Cho đến nay, bất cứ khi nào một biến thể mới và vượt trội xuất hiện, biến thể "tiền bối" của nó sẽ bị lấn át sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, với hai biến thể Delta và Omicron, kết quả kiểm tra nước thải cho thấy khi Omicron gia tăng, Delta vẫn hoạt động. Có nghĩa là trong khi Delta xuất hiện đã thay thế các biến thể trước, biến thể này không thể bị loại bỏ bởi “người kế nhiệm” Omicron. Mô hình dự báo của các nhà khoa học cho thấy trong khi Omicron đang tự tiêu diệt, Delta vẫn “ẩn mình chờ thời” và có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Làn sóng dịch sắp tới có thể sẽ do đột biến của Omicron, một biến thể mới hay Delta trở lại – dù là biến thể nào thì hiện cũng khó biết được mức độ dịch sẽ ra sao. Và dù mức độ như thế nào, làn sóng dịch mới cũng sẽ kéo lùi đáng kể những nỗ lực phục hồi mà thế giới đã chật vật mới đạt được sau 2 năm đối phó với virus SARS-CoV-2.

Chú thích ảnh
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 5/5, WHO công bố: COVID-19 đã gây ra hơn 14,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong hai năm 2020-2021. Con số này cao gấp nhiều lần so với hơn 6,2 triệu ca tử vong được thống kê chính thức đến thời điểm này, bởi lẽ bao gồm cả những trường hợp tử vong có liên quan gián tiếp tới virus SARS-CoV-2, tức là những người tử vong vì không được điều trị do hệ thống y tế đã quá tải do đại dịch. WHO từ lâu đã cho rằng con số tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều con số được ghi nhận. Theo WHO, con số 14,9 triệu ca tử vong được các chuyên gia hàng đầu thế giới tính toán theo phương pháp luận và áp dụng ở những nơi không có dữ liệu đầy đủ.

Mặc dù hiện vẫn còn ý kiến không đồng tình với cách tính số ca tử vong của WHO, ví dụ trường hợp của Ấn Độ, song rõ ràng số liệu này là hồi chuông cảnh báo rằng không được lơ là khi virus SARS-CoV-2 vẫn hiện hữu và không ngừng biến đổi. Như Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus đã nhận định: "Con số trên không chỉ cho thấy tác động của đại dịch, mà còn cho thấy rằng tất cả các nước cần đầu tư nhiều hơn để hệ thống y tế có thể duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản trong các cuộc khủng hoảng, bao gồm các hệ thống thông tin y tế mạnh hơn". Chủ quan vào thời điểm hiện tại sẽ gây những hậu quả nặng nề cả về người và của, cũng như để lại những hệ quả cho tương lai.

Phương Hà - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Khoảnh khắc thiên thạch “oanh tạc” Mặt Trăng giữa mưa sao băng Geminid

Khoảnh khắc thiên thạch “oanh tạc” Mặt Trăng giữa mưa sao băng Geminid

Từ góc quan sát tại Bảo tàng Thành phố Hiratsuka, Nhật Bản, nhà thiên văn học Daichi Fujii đã ghi lại được những hình ảnh độc đáo về hiện tượng thiên thạch liên tiếp va chạm với Mặt Trăng trong thời điểm diễn ra trận mưa sao băng Geminid.

Khủng hoảng y tế nông thôn Mỹ do “telehealth” hết hạn

Khủng hoảng y tế nông thôn Mỹ do “telehealth” hết hạn

Tại nhiều vùng nông thôn của Mỹ, việc tiếp cận dịch vụ y tế trực tiếp gần như bất khả thi. Phòng cấp cứu và bác sĩ chuyên khoa có thể không tồn tại, trong khi một chuyến thăm khám có thể mất đến hàng giờ di chuyển.

Hà Nội: 2 người tử vong nghi ngộ độc thực phẩm tại một trung tâm hội nghị

Hà Nội: 2 người tử vong nghi ngộ độc thực phẩm tại một trung tâm hội nghị

Tối 20/12, đại diện quận Long Biên cho biết, trưa 19/12 trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc thực phẩm làm tử vong 2 người, nhiều người đang cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Trong 2 người tử vong, có một người tử vong tại nhà, một người tử vong trên đường đến viện.

Phát hiện “thực vật ngoài hành tinh” 47 triệu năm tuổi tại Mỹ

Phát hiện “thực vật ngoài hành tinh” 47 triệu năm tuổi tại Mỹ

Các nhà khoa học vừa công bố một phát hiện gây kinh ngạc: hóa thạch của một loài thực vật cổ đại không thuộc bất kỳ họ thực vật nào đang tồn tại hay đã tuyệt chủng trên Trái Đất.

Cục Quản lý Dược cảnh báo về thuốc chứa tân dược không được cấp phép

Cục Quản lý Dược cảnh báo về thuốc chứa tân dược không được cấp phép

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên Viên nang cứng Yuan Bone.

Việt Nam hợp tác với Google triển khai tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ”

Việt Nam hợp tác với Google triển khai tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ”

Nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam, ngày 20/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Google ra mắt tính năng "Ứng dụng chính thức của Chính phủ".

Vụ cháy nhà 4 tầng cho thuê tại Tp Hồ Chí Minh: Tích cực cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân

Vụ cháy nhà 4 tầng cho thuê tại Tp Hồ Chí Minh: Tích cực cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân

Liên quan đến vụ cháy nhà trọ trên đường Xuân Hồng, Phường 12, quận Tân Bình sáng 20/11/2024, thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đã thực hiện cấp cứu, điều trị cho 13 nạn nhân. Hiện các nạn nhân đã qua cơn nguy hiểm.

Xứng đáng với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) diễn ra sáng 20/12 tại Thủ đô Hà Nội.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.