"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng

Trong ngôn ngữ Việt thì "trống chiêng" là một liên từ ám chỉ sự rộn ràng của âm vang lễ hội, cũng như sau này gắn với cặp từ "kèn trống". Kỳ này, tôi xin kể thêm về trống Đông Sơn và tiếp nối đến "chiêng" Đông Sơn.
07/11/2024 06:57
TS Nguyễn Việt

Trong ngôn ngữ Việt thì "trống chiêng" là một liên từ ám chỉ sự rộn ràng của âm vang lễ hội, cũng như sau này gắn với cặp từ "kèn trống". Kỳ này, tôi xin kể thêm về trống Đông Sơn và tiếp nối đến "chiêng" Đông Sơn. Đây là sự tiếp nối rất tự nhiên và logic mà cư dân Đông Sơn đang nắm giữ những bằng chứng sinh động nhất của cuộc tiếp nối này.

1. Trước hết, tôi muốn thỏa mãn một số câu hỏi đặt ra của một vài độc giả sau khi đọc kỳ trước với nhan đề "Bắt đầu với bộ gõ - trống đồng" nói về sự kết hợp với trống da tạo thành "dàn" trống Đông Sơn ra sao.

Xin nhắc lại một lần nữa là những bài viết về Đông Sơn của tôi hoàn toàn xuất phát và dựa trên những chứng cứ khảo cổ và dân tộc học so sánh. Vì vậy, khi nói đến sự có mặt của trống da hiện tại, tôi có những bằng chứng sau:

"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng - Ảnh 1.

Một cán dao găm chứa cả một dàn nhạc Đông Sơn với trung tâm là một chiếc trống da. Sưu tập tư nhân ở TP.HCM

Thứ nhất, đó là ba khối tượng Đông Sơn mô tả hình trống da treo ngang và người đánh trống cầm dùi bên cạnh.

Chiếc thứ nhất là trên khối tượng dàn nhạc Đông Sơn phát hiện ở Làng Vực (Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Khối tượng gồm 8 người đứng trên một bục hình vuông mỗi chiều rộng khoảng 7 cm, cao 3cm, ở giữa là một người đánh trống da, 3 góc là người thổi khèn và sáo, còn lại 4 người chống nạnh hát. Chiếc trống da ở giữa rất giống trống trường hiện nay, tạo dáng thành hình quả trám cụt hai đầu, nơi đó bịt da tạo mặt trống. Trống cắm trên một cột, phía trên có móc để treo cả khối tượng lên. Kiểu trống này rất dễ nhận ra ở giữa các thuyền chiến khắc trên tang các trống Đông Sơn.

Trống da thứ hai cũng ở vị trí tương đối giống với khối bục mô tả ở trên, nhưng trong khuôn khổ hẹp hơn hình bầu dục (6,5cm x 3cm), là phần đốc tay cầm của một cán dao găm. Ở đó, có 4 người đứng vây xung quanh, một người dắt chó. Trống đặt ở bên trong cùng với người đánh trống. Trống da trong khối tượng này cùng kiểu với trống đã kể trên khối tượng Làng Vực.

"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng - Ảnh 2.

Ngôi nhà Đông Sơn với dàn hai trống đồng ở ngoài và một trống da ở phía trong, dưới chân cột chính (sưu tập CQK, California, Mỹ)

Chiếc trống da thứ ba tôi phát hiện bên trong ngôi nhà Đông Sơn thuộc sưu tập CQK (California, Mỹ). Như đã mô tả nhiều lần thì phía sàn đầu nhà được gác dàn dành cho 2 trống đồng dựng đứng và 2 người ngồi trên dàn tre đánh trống. Khuất bên trong mái nhà, dưới chân cột chính, nơi bên trên có 1 con chim cú mèo, có treo 1 chiếc trống da lớn nằm ngang. Đối diện là một người ngồi đang vung dùi đánh trống. Dàn nhạc gồm 2 trống đồng và 1 trống da cử lên để phục vụ nhóm 4 người đang ngồi quây bên một vò rượu, 1 người trong số đó đang dùng muôi hình quả bầu múc rượu dâng cho người ngồi bên cạnh…

Sự phối hợp giữa trống đồng và trống da không phải chỉ đơn giản là làm tăng độ to vang của âm thanh mà dường như có một sự phân hòa nhịp điệu nào đó. Chúng ta hãy ngắm nhìn những vũ công đang bước theo nhịp nhạc trống đó, cùng nhịp nhún nhảy của đàn hươu, nhịp nâng cánh nhấc chân của chim và những chiều quay đầu, cổ của chúng rõ ràng phản ánh một giai điệu hòa âm phối khí nào đó đã ngấm vào tâm linh và bàn tay nghệ nhân Đông Sơn.

"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng - Ảnh 3.

Dàn nhạc Đông Sơn với chiếc trống da đánh cầm nhịp ở trung tâm, xung quanh là những nhạc công thổi khèn, sáo, tiêu và dàn đồng ca chống nạnh hát (Sưu tập Phạm Lan Hương, Pháp). Tôi đã gặp được người phát hiện đầu tiên hiện vật này và dẫn tôi đến tận nơi là một vườn nhà dân ở Làng Vực, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Và… tôi đã bắt gặp trường hợp hiếm hoi trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, khi mà thống kê 14 dàn trống được nghệ nhân Đông Sơn khắc đúc trên mặt 5 trống đồng (Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Guimet và Khai Hóa) và 2 thạp đồng (Hợp Minh, Việt Trì) , chỉ mới thấy có duy nhất một dàn có người đứng giã trống hướng mặt về phía trung tâm nhà sàn đang hành lễ, quay ngược lưng với những người còn lại đều ở tư thế ngồi giã trống. Hiện tượng này cho thấy sự phân nhịp có thể đã hình thành và dàn âm từ các trống đã giã theo một giai điệu nào đó. Sự hòa âm lấy bộ gõ làm nhịp chuẩn còn được thể hiện khi dàn nhạc Đông Sơn phối với bộ hơi (khèn và sáo, tiêu).

2. Bước chuyển sang chiêng, tức một bộ gõ đơn giản, nhẹ và cơ động hơn so với trống đồng, bắt nguồn từ việc đánh trống theo tư thế nằm ngang, như cách người Shan và người Lô Lô hiện đang thực hành. Thời Đông Sơn, nhóm Tây Âu với hệ trống lùn trang trí mặt trống đơn giản so với trang trí thân trống cầu kỳ, phức tạp, được cho là những người đã treo trống nằm ngang để đánh.

Trong nhiều trường hợp chúng ta bắt gặp những đồ đựng thuộc truyền thống văn hóa Đông Sơn Tây Âu đúc mặt gõ (với tâm là hình mặt trời nhiều tia và các vành trang trí xung quanh) trên phần đáy các dụng cụ đun nấu và đựng thức ăn. Điển hình nhất là bộ trống dạng chậu thường thấy trong giai đoạn Đông Sơn Giao Chỉ. Đáy của loại trống chậu này được trang trí dày đặc bên ngoài với các vòng trang trí như trên mặt trống đồng và thường có hình hai con cá đúc đường chỉ nổi ở lòng đáy phía bên trong. Trên phần thân chậu cũng có một vành lớn phủ hình người hóa trang theo kiểu văn cờ Đông Sơn muộn.

"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng - Ảnh 4.

Thạp Đào Thịnh với chiếc nắp lớn đúc cong hình cầu rất phù hợp với chức năng một chiếc chiêng. Một số hiện vật tương tự có quai để treo nghiêng, gõ như chiêng (Hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam)

Đáng chú ý là một số trống đã đặt mặt hổ phù có móc quai tròn quay ngược so với chiều ngửa của chậu đựng thức ăn mà xuôi theo chiều mặt trống lên trên, như để khẳng định chức năng nhạc cụ hơn là đồ đựng thức ăn.

Trường hợp một âu đựng thức ăn phát hiện trong mộ quý tộc Nam Việt, Âu Lạc tại La Bạc Loan (Quảng Tây, Trung Quốc) có mặt gõ như mặt trống Đông Sơn ở dưới đáy cho thấy niên đại xuất hiện muộn nhất của dạng đồ đựng, phục vụ ăn uống dùng làm nhạc cụ gõ ở thế kỷ 2 - 3 trước Công nguyên. Âu này khá thấp, khiến nó rất gần với một chiếc chiêng hay thanh la. Niên đại của việc chế dụng cụ đồ nấu nướng hay đồ đựng thức ăn có thêm chức năng bộ gõ thể hiện ở những hình mặt trời nhiều cánh ở giữa đáy trên các nồi dáng trống phát hiện ở Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc có thể đẩy niên đại tới thế kỷ 4 - 5 trước Công nguyên.

3. Với kiểu đánh úp mặt hoặc ôm gõ ngang những dụng cụ ăn uống đồng thau Đông Sơn thì sự tiến đến sử dụng những dụng cụ gõ dạng "chiêng" đã mở ra trước mắt. Tôi đã may mắn bắt gặp một tiêu bản "chiêng" Đông Sơn thực thụ trong khi chỉnh lý sưu tập CQK ở California. Đó là một đĩa đồng điển hình của thời Đông Sơn Giao Chỉ rộng 27cm, cao 5cm, phía ngoài đáy đĩa trang trí như mặt một chậu trống với hình mặt trời nhiều cánh ở giữa, vòng chim bay ngược chiều kim đồng hồ và vành biến điệu người hóa trang lông chim. Trên thành đĩa, mặt hổ phù và núm có lỗ để treo móc tròn quay lên theo hướng úp mặt đĩa xuống dưới mà ngửa phần đáy phủ hoa văn hình mặt trống lên trên.

"Tạo âm" Đông Sơn (kỳ 3): Sau trống luôn là chiêng - Ảnh 6.

Một trống chậu tiêu biểu thời Đông Sơn Giao Chỉ. Bên trong lòng sâu chừng 12-15cm dùng để chứa thức ăn, đáy có hình đôi cá. Sưu tập CQK (California, Mỹ). Một dạng đĩa giống như vậy, nhưng chỉ thấp 5 cm là tiền đề tạo ra những chiếc chiêng thực sự thời Đại Việt sớm

 Phát hiện trên giúp tôi khẳng định sự xuất hiện của loại hình "chiêng" trong bộ gõ Đông Sơn và hiểu sự tiến triển của chúng thành những chiếc chiêng Đại Việt sớm thường đồng hành với những chiếc "trống Mường" trong các ngôi mộ Lý - Trần. Phát hiện này còn giúp tôi ủng hộ những ý kiến trước đây cho rằng những hình khắc người cầm một vật hình tròn trong các kho thóc trên trống đồng Đông Sơn là người đánh chiêng.

"Sự phối hợp giữa trống đồng và trống da không phải chỉ đơn giản là làm tăng độ to vang của âm thanh mà dường như có một sự phân hòa nhịp điệu nào đó" - TS Nguyễn Việt.

                                                                    (Còn nữa)

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.