Shark Hưng khuyên nhảy việc đừng quan tâm ‘mấy đồng’ thưởng Tết: Tiền quan trọng nhưng đây mới là thứ bạn cần cân nhắc trước khi từ chức
Nếu có ý định nhảy việc, tìm kiếm cơ hội việc làm mới cho bản thân, đừng chờ đợi, hãy nắm bắt ngay thời cơ.
Nghỉ việc trước Tết - nên hay không?
Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa chọn tốt nhất. Áp lực công việc là điều khó tránh khỏi khi đi làm dù bạn là sếp hay nhân viên.
Đặc biệt càng vào thời điểm cuối năm, khối lượng công việc càng tăng lên đột biến khiến ai nấy đều căng thẳng, mệt mỏi. Thậm chí vì quá bận rộn, nhiều người phải mang việc về nhà, tăng ca bất kể ngày nghỉ cuối tuần để có thể hoàn thành trọn vẹn.
Nhiều người đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, cuối năm không phải là thời điểm thích hợp để nhảy việc bởi cố gắng cả năm chỉ để thưởng Tết nên không muốn nghỉ ngang. Ngược lại, số khác lại ủng hộ nghỉ việc, ưu tiên cảm xúc thoải mái hơn là chịu áp lực vì “vài đồng” thưởng Tết.
Cuối năm 2020, Shark Phạm Thanh Hưng đã chia sẻ quan điểm của mình về chuyện thưởng Tết và nhảy việc với các sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân. Sự kiện do Phòng Công tác Chính trị & Quản lý Sinh viên của trường phối hợp với chương trình Cơ Hội Cho Ai tổ chức.
Cụ thể, khi được hỏi rằng "Sắp Tết, có nên nhảy việc không hay đợi thưởng?", Shark Hưng thẳng thắn cho rằng chuyện nhảy việc không phụ thuộc vào thưởng Tết. Theo Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, nếu muốn nhảy việc thì đừng nghĩ đến vài đồng tiền thưởng:
"Cái này thì không phải phụ thuộc vào thưởng đâu. Nếu các bạn đã muốn nhảy việc rồi thì quan trọng là các bạn đã có việc khác tốt hơn chưa? Không nên vì vài đồng tiền thưởng, nếu bạn đã muốn đi rồi thì thưởng không quá quan trọng. Nếu bạn cố gắng để có thưởng, kéo dài thời gian thì có thể nhận phải những đánh giá là thực dụng quá. Hãy quyết định vì những yếu tố khác, không nên ở lại hay ra đi vì tiền thưởng".
Khi nào nên nhảy việc?
Paul Wolfe, phó chủ tịch đồng thời là người đứng đầu toàn cầu về nhân sự tại trang web việc làm Indeed, chia sẻ: "Hiện nay, thị trường việc làm mở ra rất nhiều cơ hội cho các ứng viên. Mặc dù, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt vào thời điểm này, nhưng có nhiều công việc đáng mơ ước mà các ứng viên đang tìm kiếm".
Tuy nhiên, một bước chuyển sự nghiệp không phải là một vấn đề có thể xem nhẹ. Sau đây là lời khuyên tốt nhất về những điều cần lưu ý trước khi quyết định nhảy việc.
Hiểu rõ động cơ của bản thân
Đầu tiên, trước khi nghĩ đến chuyện xin việc mới, hãy đánh giá tình hình hiện tại của bạn và tìm hiểu lý do tại sao bạn lại đang tìm kiếm cơ hội mới cho mình.
Đó có thể là do văn hóa công ty, bản thân công việc, sự bù trừ của bạn hay một cái gì đó hoàn toàn khác.
Hãy biết chắc chắn rằng bạn hiểu rõ lý do tại sao mình muốn chuyển việc làm, chứ không phải chỉ đơn giản vì quyết định cho năm mới.
Amanda Augustine, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp tại trang web việc làm TopResume cho biết, sẽ rất hữu ích khi nhìn lại lịch sử nghề nghiệp của bạn và xác định các khía cạnh, lĩnh vực công việc quan trọng nhất với bạn.
Điều đó sẽ giúp bạn tập trung vào việc tìm kiếm vị trí mới phù hợp, thay vì bỏ lỡ nhà tuyển dụng hiện tại của bạn.
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Một khi đã nắm rõ động cơ, hay động lực của mình, hãy bắt đầu xem xét cẩn thận các cơ hội trên thị trường việc làm. Làm như vậy không chỉ tạo cảm hứng cho bạn mà còn có thể mang lại sức mạnh đàm phán tốt hơn trong các buổi phỏng vấn xin việc.
Để xem một công việc có phù hợp với mình hay không, bạn hãy đặt ra câu hỏi cho mình: "Tôi có thực sự quan tâm đến vị trí này không, nó có phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của tôi hay không, hay tôi chỉ đang cố gắng thoát khỏi công việc mà tôi đang chán ngấy".
Tìm kiếm việc làm quả thực rất mất thời gian và hao tổn tinh thần. Nếu không kiên trì thì đến cuối cùng, bạn lại muốn gấp rút thoát khỏi cảnh tìm việc và chấp nhận công việc đầu tiên bạn gặp gỡ. Sau đó, bạn chỉ thấy mình phải chịu đựng khổ sở với công việc mới này hệt như các công việc trước đây mình đã làm. Và lại bắt đầu lên kế hoạch tìm việc một lần nữa.
Các ứng viên nên ra ngoài mua sắm và thử mọi thứ. Ví dụ, nếu bạn gặp một vị trí bị bỏ trống đã lâu, nhà tuyển dụng có thể sẽ có tâm lý rất mong muốn tuyển dụng những người có khả năng ngay lập tức, dù đôi khi họ đưa ra yêu cầu lương bổng hơi quá. Nhưng ngược lại, nếu đó là một vị trí mới được đặt ra, nhà tuyển dụng sẽ có rất nhiều thời gian để tuyển lựa kỹ càng. Nên trong trường hợp này, bạn không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng chuyện tìm việc mới để tác động nhà tuyển dụng hiện tại để đàm phán về mức lương. Các ông chủ đều là những người rất thông minh và tỉnh táo, nếu không thì họ chỉ đang giả vờ trước mặt nhân viên mà thôi.
Đừng quanh quẩn, lãng phí thời gian
Sau khi tìm thấy động lực và nghiên cứu kỹ lưỡng, hãy quyết định ngay một công việc phù hợp với bản thân. Tuyệt đối không nên lãng phí bất cứ thời gian nào để rút hồ sơ xin việc ra khỏi nơi nào đó.
Các chuyên gia khẳng định họ đã nhận ra xu hướng tìm kiếm việc làm tăng đột biến vào đầu tháng 1, khi mà những người tìm việc có thời gian nghỉ lễ để khám phá những cơ hội mới.
Leavism - xu hướng "xin nghỉ phép để làm việc" khiến nhân sự kiệt sức