SEA Games, phép thử hay mục tiêu?

Hội đồng Thể thao Đông Nam Á vừa thống nhất kế hoạch nâng cao các tiêu chuẩn cho SEA Games trên tinh thần ổn định các môn thi đấu Olympic, ASIAD và giảm bớt đặc quyền của các nước chủ nhà. Đó là một mục tiêu đầy thách thức bởi ngay môn thể thao dễ tiêu chuẩn hóa nhất là bóng đá mà vẫn còn lúc này, lúc khác.
28/04/2023 05:39
Long Khang

Hội đồng Thể thao Đông Nam Á vừa thống nhất kế hoạch nâng cao các tiêu chuẩn cho SEA Games trên tinh thần ổn định các môn thi đấu Olympic, ASIAD và giảm bớt đặc quyền của các nước chủ nhà. Đó là một mục tiêu đầy thách thức bởi ngay môn thể thao dễ tiêu chuẩn hóa nhất là bóng đá mà vẫn còn lúc này, lúc khác.

1. Nâng cao tiêu chuẩn cho SEA Games là mục tiêu mà Hội đồng Thể thao Đông Nam Á từng đề cập trong nhiều năm trước đây, nhưng vẫn chưa thể thực hiện, mà tiêu biểu là tại SEA Games 32 lần này, nước chủ nhà Campuchia đã tận dụng đặc quyền để đưa vào nhiều môn nặng tính địa phương cũng như các nội dung thi đấu có lợi thế mà vẫn hoàn toàn.... đúng luật!

Vì sao có quyết tâm nhưng thể thao Đông Nam Á vẫn chưa thể thực hiện được việc nâng chuẩn cho SEA Games? Để trả lời câu hỏi này thì cần nhiều yếu tố, góc nhìn và đôi khi là "sản phẩm lịch sử" từ nguyện vọng phát triển thể thao khu vực. Thế nên, câu hỏi thiết thực nhất là sắp đến SEA Games có thực sự tạo ra được tiêu chuẩn mới cho mình không? Hay lại "đâu vào đấy"?

Hỏi cũng có lý do. Vì nước đăng cai SEA Games 33 là Thái Lan, một quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về thể thao nên việc họ sẵn sàng tuân thủ các quy chuẩn mới cũng không quá khó. Áp dụng tiêu chuẩn cao, lại còn đem đến cho Thái Lan lợi thế lớn hơn khi không cần phải bổ sung đầu tư cơ sở vật chất, cũng không mất chi phí để tập luyện các môn thể thao mới. 

Nhưng sau Thái Lan thì sao? Ví dụ như khi SEA Games do các nước có nền thể thao kém phát triển hơn đăng cai chẳng hạn. Singapore từng đăng cai SEA Games 2015 với cách tiếp cận khá gần với tiêu chuẩn thế giới, nhưng sang đến kỳ SEA Games 2019 do Philippines tổ chức thì mọi thứ thay đổi rất lớn để qua đó đoàn chủ nhà vươn lên đứng nhất toàn đoàn.

Việc nâng cao tiêu chuẩn SEA Games chắc chắn tác động lớn đến công tác đăng cai. Một số quốc gia luôn muốn tận dụng cơ hội tổ chức để tạo bước đột phá thành tích, từ chỗ đang đứng hạng 5-6 vươn lên thứ 3, thứ 2 thậm chí là thứ nhất thông qua việc tăng số môn, nội dung lợi thế và bớt các môn thế mạnh của các đoàn khác. Khi đề cao tiêu chuẩn thì ham muốn đăng cai cũng sẽ không còn nhiều do tổ chức SEA Games cũng tốn kém không ít, mà tiêu chuẩn càng cao thi chi phí bỏ ra càng lớn.

Tất nhiên cái lợi từ chuyện nâng cao tiêu chuẩn thì ai cũng thấy. Sự hấp dẫn của một sự kiện thể thao nói cho cùng vẫn đến từ chất lượng của các cuộc tranh tài, qua đó mới có thể bán được bản quyền truyền hình và nâng cao vị thế quốc gia. 

Việc nâng tiêu chuẩn có thể gây khó cho một số quốc gia chưa có nền thể thao  mạnh, nhưng bù lại, khi đăng cai họ sẽ tập trung nhiều hơn cho công tác quảng bá tiếp thị, kiểu như không được cái này thì phải được cái khác. Đằng nào cũng không thể đạt thành tích vượt trội, thì nước chủ nhà sẽ hướng đến thành công ở những khía cạnh như hình ảnh, du lịch.

2. Nhưng cũng khoan vội mừng. Không phải vô cớ mà đôi khi người ta vẫn dùng từ "hội làng" cho SEA Games. Thật ra, nói một cách chính thức, thì SEA Games có đặc thù riêng do chịu sự chi phối của các yếu tố như tầm nhìn, lợi ích hoặc chỉ đơn giản là cách tiếp cận của mỗi nền thể thao không giống nhau.

SEA Games - Phép thử hay mục tiêu? - Ảnh 1.

Dù đã vô địch Asian Cup hay từng dẫn quân tham dự World Cup thì HLV Troussier cũng vẫn cảm thấy áp lực ở một sân chơi chỉ dành cho lứa tuổi U22 như SEA Games. Ảnh: Minh Quyết

Tiêu biểu như môn bóng đá. Năm 1996, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á ra đời với cái tên Tiger Cup. Nhưng phải đến 5 năm sau thì SEA Games mới chính thức chuyển sang độ tuổi U23 thay vì dành cho đội tuyển quốc gia như trước. Sự chậm trễ này xuất phát từ việc không có gì bảo đảm Tiger Cup sẽ được duy trì thường xuyên nên môn bóng đá SEA Games chậm chuyển đổi để bảo đảm sân chơi ổn định cho các nền bóng đá Đông Nam Á trong bối cảnh bóng đá khu vực không có nhiều cơ hội để cọ xát quốc tế.

Điều tương tự cũng xảy ra khi SEA Games được chuyển thành sân chơi của U22 sau khi bóng đá Đông Nam Á khôi phục lại giải U23 thường niên. Năm 2017, là U22 hoàn toàn, sang đến các kỳ SEA Games 2019, 2021 thì lại là U22+3, bây giờ quay lại U22. Nói chung là cứ.. tùy hứng.

Vấn đề nằm ở chỗ có sự chênh lệch về trình độ giữa các làng cầu mà qua thời gian thì chẳng có thay đổi gì nhiều. Từ năm 1993 đến nay, chiếc HCV SEA Games chỉ là cuộc chơi riêng của Thái Lan, Việt Nam và Malaysia nhưng trong đó Thái Lan đã chiếm phần lớn. Ngay cả khi đổi sang U23 thì tình hình không khác gì hơn.

Việc chuyển môn bóng đá nam sang tuổi U22 khiến cho nội dung thi đấu này không liên quan gì đến thể thức U23+3 của Olympic hay ASIAD, có lẽ nó được thiết kế nhằm giảm đi việc thống trị của Thái Lan là chính chứ chẳng phải phục vụ cho chiến lược bóng đá trẻ của khu vực. Thực tế là ở 2 kỳ có thể thức U22+3 thì Việt Nam đoạt liên tiếp 2 HCV khi đưa những cầu thủ tốt nhất đến với sân chơi này.

Thế nên, ở SEA Games 32 thì là U22 nhưng chưa ai biết SEA Games 33 ở Thái Lan sẽ đổi thể thức hay không vì có thể còn tùy vào việc năm nay U22 Thái Lan sẽ đi đến với chiếc HCV ra sao.

3. Vậy nên nâng cao tiêu chuẩn cho SEA Games hay cố định lứa tuổi thi đấu môn bóng đá, dù chỉ là một biện pháp kỹ thuật đơn giản, nhưng không phải muốn làm là được.

Vẫn là chuyện môn bóng đá. Đưa xuống độ tuổi U22 nghĩa là SEA Games chỉ là đấu trường dành cho bóng đá trẻ, cũng có nghĩa là không có nhiều áp lực thành tích. Nhưng thực tế như với U22 Việt Nam thì chúng ta thấy rõ ràng là SEA Games vô cùng quan trọng.

Thậm chí, một thất bại ở SEA Games có thể khiến cho nhà cầm quân lão làng có đẳng cấp World Cup như ông Philippe Troussier mất ghế như chơi nếu bản thân HLV này hay các nhà lãnh đạo VFF không giữ được sự kiên định. Nghe thật vô lý nhưng đôi khi điều tồi tệ ấy vẫn xảy ra.

Điều này cũng giống như các quốc gia khi đăng cai SEA Games luôn cố gắng để đưa thành tích mình vượt trội, kể cả việc đang từ vị trí thứ 5 ở kỳ Đại hội trước vọt lên đứng đầu. Đó là một thói quen xấu nhưng mãi vẫn chưa bỏ được. Hi vọng là mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn SEA Games sẽ được thực hiện, và cũng hi vọng là những nền bóng đá mạnh như Việt Nam, sau 2 chiếc HCV liên tiếp thì có thể không cần phải dùng đến SEA Games như một phép thử tài năng của HLV trình độ như Troussier. 

Trả lời truyền thông ngay khi đặt chân tới Campuchia, HLV Troussier nói: "Chúng tôi gặp áp lực khá lớn về mục tiêu tại giải đấu này. U22 Việt Nam với tư cách ĐKVĐ phải chơi thứ bóng đá tốt nhất của mình và đó cũng phải là thứ bóng đá đẹp. Tôi hy vọng rằng những áp lực này sẽ giúp cho các cầu thủ chơi với tinh thần cao nhất". |Nhà cầm quân người Pháp chia sẻ thêm: "Chúng tôi biết rằng để hoàn thành mục tiêu, U22 Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với 1, 2, 3, thậm chí là 4 đối thủ khác. Đó là lý do tại sao thử thách lần này với U22 Việt Nam sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng để đối đầu với thử thách này. Đội đang tập luyện với sự tập trung cao độ. Xin nhắc lại, chúng tôi đến SEA Games 32 với tinh thần cao nhất, để giành được kết quả tốt nhất".


Tin cùng chuyên mục

Bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền tung nước rút cùng đồng đội giành HCV châu Á

Bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền tung nước rút cùng đồng đội giành HCV châu Á

Cú bứt phá mạnh mẽ của bà mẹ một con Nguyễn Thị Huyền ở lượt chạy thứ ba đã giúp đội tuyển điền kinh Việt Nam tạo cuộc lật đổ tại chung kết nội dung 4x400m giải vô địch châu Á 2023.

Điền kinh Việt Nam vượt qua giới hạn bản thân, ghi dấu tại giải châu Á, tự tin hướng tới tương lai

Điền kinh Việt Nam vượt qua giới hạn bản thân, ghi dấu tại giải châu Á, tự tin hướng tới tương lai

Tấm HCĐ của Nguyễn Thị Hường ở nội dung nhảy ba bước chính là huy chương duy nhất của điền kinh Việt Nam trước ngày thi đấu cuối cùng 16/7. Không thể nói thành tích này đã làm hài lòng người trong cuộc nhưng tất cả các VĐV đã nỗ lực hết mình.

CHÍNH THỨC: Tước huy chương và cấm thi đấu 5 VĐV điền kinh dính doping tại SEA Games 31

CHÍNH THỨC: Tước huy chương và cấm thi đấu 5 VĐV điền kinh dính doping tại SEA Games 31

5 tuyển thủ điền kinh dính doping tại SEA Games 31 chính thức bị hủy bỏ thành tích thi đấu, tước huy chương và bị cấm thi đấu do dính doping.

Tay vợt Trần Mai Ngọc và bước ngoặt từ SEA Games

Tay vợt Trần Mai Ngọc và bước ngoặt từ SEA Games

Trở về từ SEA Games 32 với tấm HCV ở nội dung đôi nam nữ, cuộc đời bóng bàn của Trần Mai Ngọc đã chính thức bước sang một trang mới.

ASEAN Para Games 12: Nghị lực phi thường và giá trị của những tấm huy chương

ASEAN Para Games 12: Nghị lực phi thường và giá trị của những tấm huy chương

Sau một tuần tranh tài sôi nổi, Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam (TTNKT Việt Nam) đã khép lại ASEAN Para Games 12 bằng tấm HCB cầu lông đơn nữ xe lăn hạng thương tật WH2 của Hoàng Thị Hồng Thảo. Với 66 HCV, Đoàn TTNKT Việt Nam đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng chung cuộc.

ASEAN Para Games 12: Lời chào tạm biệt của chủ nhà Campuchia

ASEAN Para Games 12: Lời chào tạm biệt của chủ nhà Campuchia

Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) đã khép lại sau 7 ngày tranh tài sôi động với lễ bế mạc ấn tượng tối 9/6 trên sân vận động quốc gia Morodok Techo ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.

Đoàn Việt Nam vượt xa chỉ tiêu HCV, xếp thứ 3 chung cuộc tại Para Games 12

Đoàn Việt Nam vượt xa chỉ tiêu HCV, xếp thứ 3 chung cuộc tại Para Games 12

Đoàn Thể thao Người Khuyết tật Việt Nam giành được tổng cộng 66 huy chương Vàng, 58 huy chương Bạc và 77 huy chương Đồng, xếp thứ 3 chung cuộc tại ASEAN Para Games 12.

 ASEAN Para Games 12: Đoàn Thể thao Việt Nam vững vàng ở Top 3

ASEAN Para Games 12: Đoàn Thể thao Việt Nam vững vàng ở Top 3

Tuy chỉ giành thêm 6 HCV trong ngày thi đấu chính thức thứ 5, nhưng đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam vẫn chắc chắn về đích trong Top 3 toàn đại hội, như chỉ tiêu đã đề ra trước ngày lên đường tới Phnom Penh (Campuchia) tranh tài.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.