Sẵn sàng ứng phó với mọi kịch bản của Covid-19

Nhịp sống tại nhiều nước trên thế giới đang quay về trạng thái bình thường khi hiệu quả của vaccine cùng với các biện pháp phòng dịch đã đưa cuộc chiến chống COVID-19 chuyển sang giai đoạn mới.
17/04/2022 11:59

(Thethaovanhoa.vn) - Nhịp sống tại nhiều nước trên thế giới đang quay về trạng thái bình thường khi hiệu quả của vaccine cùng với các biện pháp phòng dịch đã đưa cuộc chiến chống COVID-19 chuyển sang giai đoạn mới. Tuy nhiên, sự "biến hình" khó lường của virus SARS-CoV-2 cùng với số ca mắc và tử vong vẫn gia tăng tại một số nước được xem là lời cảnh báo, rằng mọi kịch bản của dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai, đòi hỏi con người phải cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào.

Theo dòng thời sự: Bí quyết của 'người dẫn đầu'

Theo dòng thời sự: Bí quyết của 'người dẫn đầu'

Không phải ngẫu nhiên New Zealand liên tục đứng đầu bảng xếp hạng của cả hãng Bloomberg lẫn Viện Lowy của Australia về khả năng ứng phó với COVID-19. Cuối năm 2020, hãng Bloomberg đánh giá New Zealand là quốc gia có phản ứng tổng thể tốt nhất thế giới trong đại dịch.

Trong 7 ngày qua, diễn biến dịch trên toàn cầu tiếp tục xu hướng tích cực với số ca mắc mới tính đến sáng 17/4  giảm 22% so với tuần trước đó. Tương tự, số ca tử vong cũng giảm 21%. Ba quốc gia đứng đầu về số ca mắc mới theo ngày trong tuần qua là Hàn Quốc, Pháp và Đức ghi nhận con số giảm lần lượt 30%, 6% và 23%. Đặc biệt xét về khu vực, số ca mắc mới đều giảm, trong đó châu Á tiếp tục là khu vực ghi nhận tỷ lệ giảm mạnh nhất với 28%.

Chú thích ảnh
Xét nghiệm COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện dã chiến tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 15/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Điểm đáng chú ý trong tuần qua là sau hơn 2 năm hoành hành, ngày 12/4, tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới đã vượt mốc 500 triệu ca. Tính từ những trường hợp đầu tiên được biết tới cuối năm 2019, hơn 1 năm sau, thế giới ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 vượt 100 triệu ca vào ngày 26/1/2021, hơn 6 tháng sau, ngày 4/8/2021, con số này là 200 triệu. Sau đó 5 tháng, thế giới có thêm 100 triệu ca mắc. Khoảng thời gian tăng từ 300 triệu ca (ngày 6/1/2022) lên 400 triệu ca rút ngắn chỉ còn khoảng 1 tháng (ngày 8/2/2022).

Điều đó cho thấy sự xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền nhanh hơn, như biến thể Delta hồi đầu năm ngoái hay biến thể Omicron được phát hiện lần đầu ở Nam Phi tháng 11/2021, là yếu tố tác động, đòi hỏi các nước phải chuẩn bị phương án, công cụ hiệu quả để ngăn chặn mọi làn sóng bùng phát của dịch, tránh đưa hệ thống y tế vào thế "vỡ trận".

Mới đây, sự xuất hiện của Deltacron - biến thể lai giữa Delta và Omicron, hay biến thể tái tổ hợp XE giữa dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron tại nhiều nước, càng chứng minh chuẩn bị sẵn sàng cho mọi diễn biến của dịch là lựa chọn đúng đắn nhất. Theo Giáo sư Michael T.

Osterholm thuộc Đại học Minnesota tại bang Minneapolis (Mỹ), các biến thể mới xuất hiện chứng tỏ virus sẽ chưa thể sớm biến mất. Dự báo của các nhà khoa học cho thấy biến thể XE có khả năng lây lan cao hơn từ 5-10% so với dòng phụ BA.2 (còn gọi là Omicron tàng hình), dòng phụ dễ lây lan nhất của biến thể Omicron cho đến nay. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng hay khả năng "né" hệ miễn dịch của biến thể tái tổ hợp này hiện vẫn còn là "ẩn số".

Chính từ thực tế này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/4 cảnh báo vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và hiện vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát những đợt dịch lớn trên toàn cầu. Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nhận định rằng sẽ là sai lầm nếu cho rằng khi đại dịch COVID-19 dần hạ nhiệt và trở thành bệnh đặc hữu, mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Theo ông, COVID-19 chưa hề thuyên giảm hay trở thành căn bệnh theo mùa mà dịch bệnh này "vẫn gây biến động và có khả năng dẫn đến các đợt dịch lớn".

Dù số ca mắc đã giảm trên quy mô toàn cầu, song con số tử vong do COVID-19 vẫn tương đối cao, bởi vậy ông kêu gọi các nước tiếp tục nâng cao cảnh giác sẵn sàng ứng phó với nguy cơ làn sóng dịch mới khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện

Chia sẻ quan điểm trên, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO đánh giá virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan mạnh trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn các ca tử vong và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều phương diện. Đơn cử như tại Pháp, trong 7 ngày qua,  dù số ca mắc giảm 6%, song số ca tử vong đã tăng 21% so với tuần trước đó. Tại Thái Lan, số ca tử vong cũng tăng 15% khi nhiều ngày liên tiếp ghi nhận hơn 100 ca.

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 14/4/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

WHO cũng khẳng định COVID-19 vẫn là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, đồng thời công bố khuyến nghị các quốc gia nên tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và sức khỏe cộng đồng (PHSM) dựa trên bằng chứng và nguy cơ của dịch bệnh, cũng như sẵn sàng mở rộng PHSM nhanh chóng để ứng phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, tăng khả năng miễn dịch cộng đồng trong tình huống số bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện, thậm chí điều trị tích cực, hoặc tử vong gia tăng làm suy yếu năng lực hệ thống y tế.

Giới chuyên gia khẳng định để phòng ngừa mọi tình huống khẩn cấp bất ngờ xảy ra, điều quan trọng nhất là mỗi nước tự trang bị cho mình những "bộ công cụ" hữu hiệu. Tại Mỹ, một số chuyên gia còn cảnh báo nước này có thể hứng chịu những ngày đen tối ở phía trước nếu không chuẩn bị ứng phó.

Sự chuẩn bị này bao gồm cung cấp tiền để đảm bảo khả năng xét nghiệm và tiêm vaccine miễn phí trên diện rộng, áp dụng quy định đeo khẩu trang bắt buộc ở từng khu vực, thậm chí phong toả ngắn hạn nhằm ứng phó với các đợt bùng phát mới. Lý tưởng là cung cấp thuốc điều trị COVID-19 miễn phí, hoặc ít nhất là với giá rẻ.

Giáo sư virus học Aris Katzourakis, Đại học Oxford, nhấn mạnh phải sử dụng các "vũ khí" trong tay chúng ta, đó là vaccine, thuốc kháng virus, xét nghiệm chẩn đoán, và kiến thức về cách ngăn chặn lây lan virus qua không khí, như đeo khẩu trang, giãn cách, tăng cường thông khí và lọc khí.

Cuối cùng, phải tăng cường đầu tư vào các vaccine có khả năng bảo vệ con người trước nhiều biến thể của virus hoặc loại vaccine có hiệu quả bảo vệ trong dài hạn. Mới đây, Pfizer thông báo vào mùa Thu năm nay, hãng sẽ cho ra mắt một loại vaccine có khả năng chống lại nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có Omicron.

Theo WHO, trên thế giới hiện có 153 loại vaccine ngừa COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và 196 loại vaccine trong giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng, mở ra hy vọng mới cho những loại vaccine có hiệu quả cao hơn chống các biến thể mới.

Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California (Mỹ), khuyến cáo cần tập trung vào việc tiêm vaccine cho người dân, điều trị và cập nhật vaccine, đồng thời thường xuyên cảnh giác để giữ COVID-19 trong tầm kiểm soát.

Chú thích ảnh
Việt Nam tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Riêng trong tuần qua, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 cho người cao tuổi, trong khi Malaysia lên kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ hai nhằm bảo vệ nhóm dân số dễ tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh lễ Hari Raya - lễ hội lớn nhất của người Hồi giáo- đang đến gần.

Ngày 14/4, Việt Nam cũng đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe trẻ em và giúp các em được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện đất nước mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

WHO cho rằng không có câu trả lời nào đơn giản cho mọi thứ trong "kỷ nguyên SARS-CoV-2". Tiến sĩ Mike Ryan cảnh báo có khả năng loại virus này sẽ lan rộng khắp thế giới, di chuyển đến một khu vực khác, nơi khả năng miễn dịch đang suy yếu.

Chủ tịch Ủy ban khẩn cấp WHO Didier Houssin nhận định rằng chưa phải là lúc để hạ thấp mức độ cảnh giác, hoặc buông lỏng việc giám sát, xét nghiệm hay sao lãng các biện pháp y tế cộng đồng và ngừng chiến dịch tiêm chủng, bởi  mức độ lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất mạnh, tỷ lệ tử vong vẫn cao và virus SARS-CoV-2 đang tiến hóa một cách không thể dự đoán được.

Thanh Hương/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.