Phức tạp như bảo tồn di sản đô thị ở TP.HCM

“Di sản đô thị TP.HCM và Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa: Bảo tồn để phát triển bền vững” là chủ đề của cuộc hội thảo do Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp cùng Bảo tàng Thành phố và Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP.HCM tổ chức vừa diễn ra cuối tuần qua.
22/10/2019 08:05

(Thethaovanhoa.vn) - “Di sản đô thị TP.HCM và Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa: Bảo tồn để phát triển bền vững” là chủ đề của cuộc hội thảo do Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp cùng Bảo tàng Thành phố và Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP.HCM tổ chức vừa diễn ra cuối tuần qua.

Bảo tồn di sản: biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Bảo tồn di sản: biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Bảo tồn di sản đang lâm vào tình trạng nghịch lý khi cả cơ quan quản lý lẫn cộng đồng đều thiếu hiểu biết về di sản, trong khi các nhà nghiên cứu lại không có nhiều tiếng nói trong hoạch định chính sách.

Trước hội thảo này, tại TP.HCM liên tiếp có không ít hội thảo, tọa đàm liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản do nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau tổ chức. Điều đó cho thấy, chắc chắn đây không phải là điều ngẫu nhiên…

Nhiều di sản dần biến mất

Theo Giám đốc Bảo tàng TP.HCM Phạm Dương Mỹ Thu Huyền, di sản đô thị có giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị tạo dựng hình ảnh và thương hiệu trong suốt quá trình hình thành, phát triển của một đô thị. Di sản đô thị còn tạo ra nơi chốn, những dấu tích và cảnh quan gắn bó, ăn sâu vào tâm thức của cộng đồng dân cư và du khách. Gắn kết di sản với phát triển đô thị sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

ThS Nguyễn Mậu Hùng, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế cho rằng, mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế chưa bao giờ là một câu chuyện đơn giản của các đô thị. Ở Việt Nam hiện nay, các đô thị đang phải chứng kiến không ít cảnh tượng di tích lịch sử đang bị xâm lấn và chiếm dụng một cách ngang nhiên, trong khi tình trạng các di sản văn hóa bị xâm hại là không hiếm. “Tại TP.HCM, bên cạnh nhiều di tích bị hư hại và xuống cấp nghiêm trọng vẫn còn không ít di tích bị xâm hại và lấn chiếm xây dựng trái phép kéo dài khá lâu. Nếu không kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, không ít di sản sẽ có nguy cơ biến mất mà không thể lấy lại được”, ThS Hùng cảnh báo.

Chú thích ảnh
Theo các chuyên gia, di sản đô thị có giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của một đô thị. Ảnh: Biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM. Ảnh: tư liệu

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Trường ĐH KHXHNV tâm tư: “Muốn bảo tồn di sản và phát huy giá trị thì phải biết tường tận về nó. Cho đến nay chúng ta chưa có một danh sách và lý lịch đầy đủ về các di sản, di tích văn hóa – lịch sử – kiến trúc trên địa bàn TP.HCM. Việc thống kê này không đơn thuần là tên gọi mà quan trọng là lý lịch của di tích. Không nên để tình trạng chúng biến mất không còn dấu vết, có chăng là trong ký ức của một số người, rồi cũng sẽ biến mất khi họ ra đi”.

Nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa, lịch sử nói rằng, các đô thị của Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản. Việc nhiều di tích bị phá bỏ, tu bổ sai phạm, thiếu dữ liệu lịch sử và khai thác chưa hiệu quả đã khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu phát triển đô thị và bảo tồn di sản có mâu thuẫn? Theo ThS Nguyễn Mậu Hùng, đứng trên cơ sở các lợi ích lâu dài và bền vững của cộng đồng, việc phát triển kinh tế đô thị và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống có mối quan hệ mật thiết theo hướng hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng chỉ khi nào công tác bảo tồn diễn ra một cách bài bản và hệ thống trong mối liên hệ với các mục tiêu phát triển lâu dài của các đô thị, thì mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tồn và phát triển mới có thể phát huy hết tác dụng của nó.

Cần xây dựng các chính sách ứng xử với di sản

Các chuyên gia cho rằng, bảo tồn di sản quốc gia là một công việc quan trọng vì các di sản chính là biểu tượng văn hóa, góp phần quảng bá truyền thống dân tộc. Do đó cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và kịp thời các di sản đô thị về phương diện đô thị học lịch sử, phân loại, làm rõ loại hình các di sản đô thị từ thực trạng sẽ tháo gỡ mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM cũng như Nam Bộ.

Theo TS Nguyễn Thị Hậu, tại TP.HCM, do áp lực của quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa nên việc cân bằng giữa yếu tố bảo tồn và phát triển đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý đô thị, đặc biệt thấy rõ trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc. Hiện tượng phá hoại di sản đô thị có thể thấy qua việc những công trình di sản bị tháo dỡ cho dự án mới, chẳng hạn dãy nhà xưởng có tuổi thọ trăm năm dọc kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé đã hy sinh cho sự hình thành đại lộ Đông Tây, và gần đây nhất là trường hợp di tích lịch sử Ba Son, thương xá Tax và hầu hết những công trình khảo cổ học công nghiệp, các công trình hạ tầng đã trở thành biểu tượng của các khu vực như bùng binh, cầu sắt cổ, tháp nước…

Do đó, tính chất và bối cảnh của di sản đô thị bị rạn vỡ từ chính mức độ tương phản giữa kiến trúc cũ - mới, lai tạp… “Nhìn chung xu hướng bảo tồn đô thị có giá trị di sản của thành phố chủ yếu vẫn dựa vào khung pháp lý cứng như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan, song quá trình áp dụng thực tế còn nhiều bất cập và chậm trễ dẫn đến sự biến mất của nhiều giá trị vốn có và làm thay đổi cảnh quan kiến trúc trong một thời gian ngắn. Thêm vào đó là lối tư duy “mặt tiền, mét vuông” thiên về lợi nhuận cũng làm cho cơn lốc nhà cao tầng xoáy sâu vào các khu đất vàng trên địa bàn trung tâm TP”, TS Hậu thẳng thắn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, để di sản được bảo tồn tốt thì giá trị của chúng cần được công nhận trên phạm vi rộng hơn. Điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhà quản lý trong hoạch định bảo tồn và định hướng cho cộng đồng. Khi đã có nhận thức đúng thì sẽ tìm ra phương án tốt nhất để ứng xử. Theo đó, cần xây dựng các chính sách ứng xử với di sản, quản lý di sản, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây cũng chính là kinh nghiệm và bài học cho các đô thị Nam Bộ trong việc bảo tồn các di sản văn hóa đô thị.

Báo Văn hóa

Tin cùng chuyên mục

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.