Phân cấp, phân quyền hợp lý, thực hiện mục tiêu bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”

Sáng 5/12, Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.
05/12/2024 15:07
Chu Thanh Vân/TTXVN

Sáng 5/12, Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, vấn đề phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước là một trong những nội dung quan trọng nhằm phân định quyền hạn theo từng cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, với sự nỗ lực và quyết tâm cao, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo, có nơi bỏ sót nhiệm vụ.

Phân cấp, phân quyền hợp lý, thực hiện mục tiêu bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” - Ảnh 1.

Hội thảo “Phân quyền, phân cấp trong cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy”. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Đặc biệt, việc phân quyền, phân cấp giữa Trung ương, Chính phủ với chính quyền địa phương chưa thực chất, chưa đồng bộ, hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của kỷ nguyên mới, làm chậm tiến trình phát triển đất nước, dẫn đến cơ chế xin – cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.

Trước yêu cầu cấp bách của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Chính phủ, chính quyền địa phương đóng vai trò then chốt, tạo động lực thúc đẩy phát triển, là điều kiện tiên quyết để tổ chức bộ máy "Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, bảo đảm xây dựng quản trị quốc gia hiệu quả, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy được vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của chính quyền địa phương.

Theo Thứ trưởng Trương Hải Long, hội thảo là không gian khoa học quý báu để nghe lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trao đổi về lý luận và thực tiễn về vấn đề phân quyền, phân cấp, mô hình tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương trong bối cảnh đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia, kiểm soát quyền lực; các giải pháp xử lý những rào cản, thực trạng về phân cấp, phân quyền hiện nay. Qua đó tổng kết, đưa ra những kiến nghị, đề xuất, các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn cơ chế này, tạo tiền đề đổi mới và phát triển đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Phân cấp, phân quyền hợp lý, thực hiện mục tiêu bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long và Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội thảo. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Trong đề dẫn hội thảo, Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, phân cấp, phân quyền trong bộ máy Nhà nước vừa phát huy tính chủ động, tự quyết, tự làm và tự chịu trách nhiệm của địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất trong quản lý quốc gia của Trung ương. Phân cấp, phân quyền hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển, thực hiện được mục tiêu "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng -hiệu lực - hiệu quả" của toàn bộ hệ thống chính trị. Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của từng địa phương và của cả đất nước.

Ở Việt Nam, trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này, phân quyền, phân cấp giữa Nhà nước Trung ương với chính quyền địa phương là vấn đề vừa cấp bách, vừa then chốt, có tính đột phá chiến lược, xóa bỏ các điểm nghẽn để từng địa phương và cả đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh. Do đó, cần có một cách tiếp cận đúng về tư duy, nhận thức, về thực tiễn đối với phân quyền, phân cấp.

Hiện nay, tư duy, nhận thức về phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương chậm thay đổi. Phân quyền chưa có gì thay đổi, mới tập trung vào phân cấp và ủy quyền. Việc phân cấp, ủy quyền cũng chỉ mang tính hình thức, thực chất vẫn phải hỏi ý kiến, thống nhất ý kiến, thỏa thuận, trước khi quyết định... "Ai cũng có quyền nhưng không ai chịu trách nhiệm cả", ông Tuấn nói.

Ông cho rằng, để "lách qua" các điểm nghẽn, ách tắc trong phân cấp, phân quyền, nhiều địa phương đã tìm mọi cách để "xin cho được thí điểm" một số cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội về phân cấp, phân quyền, ủy quyền, vượt ra ngoài các quy định của pháp luật. Đặc thù quá nhiều sẽ không còn là đặc thù nữa và tạo nên sự không công bằng với các địa phương khác.

Trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, bên cạnh tái cấu trúc cơ cấu tổ chức của Chính phủ và chính quyền địa phương tinh gọn, muốn hiệu lực, hiệu quả thì phải đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương.

Nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhận định, muốn tinh gọn bộ máy, giảm biên chế thì phải phân cấp, phân quyền. "Tinh giản là gấp rút rồi, bộ máy đông quá, dân không chịu nổi".

Phân cấp, phân quyền hợp lý, thực hiện mục tiêu bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” - Ảnh 3.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Dẫn chứng ở Việt Nam 9-10 người dân "nuôi" 1 người hưởng lương ngân sách, trong khi Trung Quốc là 170, Nga là 200, Mỹ là 400, Nhật Bản 700, ông cho rằng bộ máy của ta "biên chế tăng, trình độ cao, mà xử lý công việc cho dân thì chậm trễ, chất lượng thấp".

Ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, phân cấp thì phải giảm sự vụ cho cấp trên, kể cả Chính phủ. Song song là tăng thẩm quyền cho cấp dưới; đẩy nhanh tiến độ công việc; bảo đảm 3 rõ "rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm". Khi phân cấp, phân quyền, phải tôn trọng 5 nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là, cấp nào nhận đủ thông tin thì ưu tiên cho cấp đó ra quyết định. Thứ hai, cấp nào chịu trách nhiệm trực tiếp thì cấp đó ra quyết định. Thứ ba, cấp nào hiểu cán bộ và gần cán bộ nhất thì cấp đó ra quyết định. Thứ tư, phân cấp lệ thuộc về đạo đức cán bộ, năng lực cán bộ, tín nhiệm của cán bộ. Thứ năm, khi phân cấp, phải chú ý 3 vấn đề quan trọng là: tài chính, biên chế và cán bộ.

Đề cập đến những việc cần làm sau phân cấp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh việc phải đốc thúc thực hiện. Chia sẻ câu chuyện thực tiễn, một công văn, nếu ông chuyển một vụ xử lý với yêu cầu ngày này phải báo cáo bộ trưởng, thì không ai chậm hết, nhưng nếu viết "kính chuyển vụ tài chính xử lý và báo cáo" thì có khi phải mất 2-3 tháng, theo ông Hợp, "điều đó chứng tỏ nhanh hay chậm là do người đứng đầu, chứ không phải bộ máy tham mưu", người đứng đầu đó phải nắm được công việc, dự đoán được công việc và thời gian.

Sau phân cấp phải kiểm tra, khen chê kịp thời. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những điều mình phân cấp mà không đúng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Ông Hợp chia sẻ, khi làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, ông quyết định phân cấp cho vụ trưởng tiếp nhận và đề bạt phó phòng, trưởng phòng, nên xử lý công việc nhanh. "Trưởng, phó phòng này giúp việc cho vụ trưởng chứ có phải cho bộ trưởng đâu. Tôi làm ai cũng thừa nhận đúng, cả một nhiệm kỳ suôn sẻ", chia sẻ điều này, ông Hợp cho rằng thực hiện phân cấp, phân quyền phải làm rất quyết liệt. Phân cấp, phân quyền quan trọng nhất là cán bộ cấp trên, phân cấp phải gắn với chọn cán bộ...

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

Đại tướng Nguyễn Quyết đã từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23 tháng 12 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Liên minh Sáng tạo và Giải trí thông báo đóng cửa đường dây vi phạm bản quyền thể thao ở Việt Nam

Liên minh Sáng tạo và Giải trí thông báo đóng cửa đường dây vi phạm bản quyền thể thao ở Việt Nam

Liên minh Sáng tạo và Giải trí (ACE), liên minh chống vi phạm bản quyền hàng đầu thế giới, vừa thông báo về việc triệt phá một đường dây vi phạm bản quyền thể thao trực tiếp có trụ sở tại Việt Nam và được truy cập rộng rãi trên toàn cầu.

Tinh gọn bộ máy: Có “tâm tư” nhưng không bàn lùi!

Tinh gọn bộ máy: Có “tâm tư” nhưng không bàn lùi!

Tổng Bí thư Tô Lâm từng nêu rõ rằng việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị rất nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong toàn bộ máy.

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc đang bước vào thời kỳ cao điểm, trong bối cảnh nhiệt độ tại miền Bắc nước này giảm sâu xuống dưới mức đóng băng.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

6 bệnh nhân nặng, nguy kịch trong vụ nghi ngộ độc ở Long Biên

6 bệnh nhân nặng, nguy kịch trong vụ nghi ngộ độc ở Long Biên

Liên quan đến sự cố nghi ngộ độc do an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn quận Long Biên ngày 19/12/2024, đến nay, trong số 15 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện đa khoa Đức Giang, có 6 người trong tình trạng nặng, nguy kịch phải thở máy, hồi sức tích cực.

Hơn 119 triệu người Mỹ sẽ đi du lịch trong dịp nghỉ lễ cuối năm

Hơn 119 triệu người Mỹ sẽ đi du lịch trong dịp nghỉ lễ cuối năm

Nước Mỹ dự kiến ghi nhận kỷ lục về số lượt khách đi du lịch trong dịp nghỉ lễ trong bối cảnh Quốc hội nước này vừa ngăn chặn được nguy cơ đóng cửa chính phủ vào tối 20/12 vừa qua.

Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới

Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới

Tối 22/12, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ Bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024.

Tin mới nhất

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Khám phá các nghi lễ, phong tục đầu Xuân qua các hoạt động “Chào năm mới 2025”

Ngày 23/12, Ban quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 31/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động "Chào năm mới 2025".

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Du lịch Thủ đô ghi dấu ấn đặc biệt

Hà Nội năm 2024 ghi dấu ấn đặc biệt với ngành Du lịch khi đón lượng khách vượt xa kỳ vọng. Từ các lễ hội truyền thống đặc sắc, điểm đến văn hóa độc đáo, đến sự kiện quốc tế quy mô lớn, Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ chinh phục du khách trong nước mà còn hấp dẫn bạn bè quốc tế.

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.

Độc đáo cây thông Noel làm từ hơn 3.800 chiếc nón lá tại Đồng Nai

Độc đáo cây thông Noel làm từ hơn 3.800 chiếc nón lá tại Đồng Nai

Hơn 3.800 chiếc nón lá Việt Nam được tạo thành một cây thông Noel cao gần 40 mét tại nhà thờ giáo xứ Hà Phát (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai).

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Bùng nổ du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc

Du lịch và thể thao mùa Đông tại Trung Quốc đang bước vào thời kỳ cao điểm, trong bối cảnh nhiệt độ tại miền Bắc nước này giảm sâu xuống dưới mức đóng băng.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.