NSƯT Thanh Nga - Oai hùng 'Tiếng trống Mê Linh'

Trong một vở diễn thường có những lớp diễn hay, xuất thần, tinh tế... mà không phải nghệ sĩ nào cũng may mắn có được. Và những lớp diễn ấy thường gắn với sự sáng tạo công phu, dồn hết tâm lực của người nghệ sĩ để tạo nên những nét son để đời.
10/08/2021 12:00

(Thethaovanhoa.vn) - Trong một vở diễn thường có những lớp diễn hay, xuất thần, tinh tế... mà không phải nghệ sĩ nào cũng may mắn có được. Và những lớp diễn ấy thường gắn với sự sáng tạo công phu, dồn hết tâm lực của người nghệ sĩ để tạo nên những nét son để đời. Chúng ta hãy gọi những lớp diễn đắt giá đó là khoảnh khắc đẹp, làm nên giá trị của nhân vật và vở diễn.

NSƯT Thanh Nga được đặt tên đường ở TP.HCM

NSƯT Thanh Nga được đặt tên đường ở TP.HCM

Theo thông tin từ NSƯT Hữu Châu, dự kiến lúc 14h ngày 4/2 tại quận 9, TP.HCM sẽ diễn ra lễ trao kỷ niệm chương cho NSƯT Thanh Nga (1942-1978), một “nữ hoàng sân khấu” của miền Nam và chính thức đặt tên Thanh Nga cho đường 21A tại Q.9, TP.HCM.

Và trong loạt bài này, bằng những ký ức của riêng mình và của riêng thời điểm hiện tại, người viết xin tạm chọn ra 5 nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu cải lương để giới thiệu cùng độc giả - mà vai diễn của NSƯT Thanh Nga trong Tiếng trống Mê Linh là trường hợp đầu tiên. Bởi, sẽ còn rất nhiều những nghệ sĩ khác xuất sắc không kém, nhưng chúng tôi xin được giới thiệu trong một loạt bài viết khác ở tương lai gần.

Tượng đài lịch sử

Có lẽ trong tất cả các nữ nghệ sĩ đóng vai đào thương, NSƯT Thanh Nga để lại một dấu ấn sâu sắc nhất. Bà là một nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, ra đi khi tuổi đời và tuổi nghề đang độ rực rỡ, để lại bao nuối tiếc trong lòng người hâm mộ. Và trong nhiều vở cải lương làm nên cái tên Thanh Nga, Tiếng trống Mê Linh là một dấu son tuyệt đẹp, gắn với nhân vật Trưng Trắc bi hùng.

Chú thích ảnh
NSƯT Thanh Nga. Ảnh TL

Khoảng năm 1960 tại Hà Nội, soạn giả Việt Dung sáng tác vở ca kịch 5 màn lấy tên là Trưng Vương và được xuất bản vào 1972. Sau 1975, đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga được tái lập, từ đoàn tư nhân trở thành đoàn tập thể. Họ giao cho soạn giả Vĩnh Điền chuyển thể vở Trưng Vương thành cải lương. Ông đặt tên mới là Tiếng trống Mê Linh, có hợp tác với soạn giả Viễn Châu và Nguyễn Phương biên tập lại cho hoàn chỉnh. Sau đó đạo diễn Ngô Y Linh dàn dựng và đoàn cho công diễn vào dịp Tết 1977.

Vở diễn đã chinh phục khán giả một cách ngoạn mục, suất diễn nào cũng chật kín rạp. Đến năm 1978, vở được Đài Truyền hình TP.HCM thu hình và phát sóng, lan rộng khắp các tỉnh thành, tạo nên một “cơn sốt” vô cùng đặc biệt trong giai đoạn bấy giờ.

Suốt 15 năm kể từ đó, Tiếng trống Mê Linh được phát đi phát lại với tần suất dày đặc, mà khán giả xem hoài không chán. Bởi lẽ, sau khi NSƯT Thanh Nga mất đi, khán giả nhớ thương đau đớn, họ càng say mê xem lại Tiếng trống Mê Linh như một hoài niệm sâu sắc về bà. Lạ một điều, càng xem, người ta càng phát hiện ra cái hay mà lần trước chưa phát hiện. Họ càng xem càng thấm từng lời từng chữ văn chương tuyệt đẹp trong câu thoại, câu ca, và càng phát hiện những cách nhả chữ, cách diễn xuất quá hay của toàn bộ ê kíp diễn viên. Và khi được xem đi xem lại mấy chục lần nhưng chỉ khiến độc giả càng thêm say mê, Tiếng trống Mê Linh đã trở thành một vở cải lương đặc biệt với số phận kỳ lạ để vượt qua mọi vở cải lương khác.

Chú thích ảnh
NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Sang trong vở “Tiếng trống Mê Linh”. Ảnh TL

Trong vở diễn, nhân vật Trưng Trắc mà NSƯT Thanh Nga thủ vai đã trở thành một “tượng đài” của tất cả các nhân vật lịch sử từng bước lên sân khấu cải lương. Có thể nói chưa có nhân vật nào tạo được lòng tin yêu vững chắc trong lòng khán giả như nhân vật Trưng Trắc. Tin yêu chứ không phải say mê - bởi 2 chữ “say mê” có lẽ chỉ thể hiện và có chút mong manh, đủ để người ta thờ ơ khi cơn say trôi qua. Còn với tin yêu, đó là sự thẳm sâu, không cần cuồng nhiệt, nhưng chắc chắn, bền vững. Người ta lặng lẽ tin và yêu Trưng Trắc như tin và yêu Thanh Nga. Lòng tin cậy, sự xác tín đã gửi trọn cho vai diễn ấy, chứ không chỉ say mê trên bề nổi.

Thanh Nga đã khắc họa nên Trưng Trắc trong toàn bộ vẻ đẹp sang trọng của bà, trong toàn bộ sự quyết đoán, nghị lực của một nữ anh hùng, và cả nữ tính rực rỡ long lanh giữa rừng gươm, biển giáo. Thanh Nga đã pha trộn cái mềm mại dịu dàng của người phụ nữ phương Đông với sự oai dũng, mạnh mẽ của thủ lĩnh một dân tộc luôn tràn đầy sức mạnh nội tại để sinh tồn.

Trưng Trắc của Thanh Nga như sóng biển, lúc êm ái vỗ vào ghềnh đá như lời thủ thỉ, lời ru, lúc lại ầm ào cuộn lên tạo ra những đợt sóng nhấn chìm kẻ thù xâm lược. Và những đợt sóng ấy không biết lúc nào sẽ êm ái, lúc nào sẽ ầm ào, khi gắn với trí lược sâu xa, với sự nhẫn nại thông tuệ của một Trưng Trắc tài đức mọi bề.

Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Bảy Nhiêu trao giải Thanh Tâm cho Thanh Nga năm 1958

Trữ tình như mọi người phụ nữ

Tiếng trống Mê Linh có những lớp diễn quá hay khiến lòng người thổn thức. Trưng Trắc cũng là một phụ nữ như bao phụ nữ, cũng có tình yêu, có gia đình, có những giây phút dịu dàng tựa nương, chăm sóc. Trong vở diễn có lớp diễn giữa NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Sang thể hiện tình chồng vợ thắm thiết, khát khao hạnh phúc đời thường, cùng chia sẻ cho nhau tấm áo, cùng nhắc nhau giữ gìn sức khỏe trong khi làm nhiệm vụ… Cảnh họ choàng áo cho nhau, ngả đầu vào vai nhau, thật sự rung động trái tim khán giả.

Sau những lớp diễn khí thế chống giặc, mưu đồ việc lớn, đấu trí với kẻ thù, thì những cảnh đời thường như vậy chính là nốt trầm da diết khiến người ta phải chùng lòng xuống, không có cảm giác “lên gân” ở một bản anh hùng ca.

Chú thích ảnh
NSƯT Thanh Nga và mẹ

Nhưng lớp diễn gây chấn động nhất chính là lớp diễn Trưng Trắc tế sống chồng trước khi ban lệnh xuất quân. Vì nghĩa lớn, và cũng vì Thi Sách nhắn nhủ, nên Trưng Trắc phải chọn đại cuộc mà hy sinh người bạn tào khang. Thật sự biết khi ngọn cờ mình phất lên thì chồng phải bị chết thiêu trong tay kẻ thù, đó quả là một điều kinh khủng đối với người phụ nữ. Thanh Nga diễn một cách tuyệt vời, khi nhân vật Trưng Trắc của bà không khóc để khỏi làm ba quân tướng sĩ yếu lòng. Sự đau đớn của nhân vật dồn hết và kết tinh vào đôi mắt. Thanh Nga - Trưng Trắc chỉ nhẹ nhàng bày hương án rồi lạy chồng 3 lạy. Nhưng mỗi lạy là một lời thủ thỉ tâm sự đến nát cả tim gan: “Nhớ năm xưa chúng ta hiệp cẩn/ Đã lạy nhau 3 lạy để vầy cuộc trăm năm/ Thời gian qua thiếp chưa từng lỗi đạo vợ hiền/ Chàng cũng vẹn nghĩa tình phu tướng”.

Ai cũng biết, thời của Trưng Trắc là thời mẫu hệ, nhưng những lễ nghĩa phong kiến vẫn khiến người phụ nữ có những chuẩn mực khá đẹp. Bởi thế, dù là một nữ tướng, khi đối với nhà chồng họ vẫn vẹn tròn bổn phận, vẫn nhún nhường một cách khiêm nhường, vẫn mềm mại mà chinh phục trái tim người chồng. Từ một Trưng Trắc oai hùng biến thành người vợ lạy chồng với tất cả niềm yêu kính và đớn đau, NSƯT Thanh Nga đã biến lớp diễn này thành lớp diễn có thể nói là đẹp nhất trong lịch sử cải lương. Bàn tay bà chầm chậm thắt vành khăn tang trắng lên đầu là lúc nước mắt khán giả rơi xuống như mưa.

Nhưng khóc mà không hề bi lụy, mà vẫn đồng cảm với nỗi đau đang biến thành sức mạnh. Lịch sử qua lăng kính của sân khấu sao mà đẹp tuyệt vời!

Vài nét về NSƯT Thanh Nga

NSƯT Thanh Nga (1942 - 1978) là nghệ sĩ cải lương từng được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam. Bà xuất hiện trên nhiều lĩnh vực như điện ảnh, ca vọng cổ và đặc biệt là sân khấu cải lương, với hàng loạt vai diễn trong các vở kinh điển như: Bên cầu dệt lụa, Đời cô Lựu, Lan và Điệp, Phạm Công Cúc Hoa, Tiếng trống Mê Linh, Thái hậu Dương Vân Nga.

Sau khi qua đời, Thanh Nga đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu NSƯT năm 1984. Tên của bà cũng được đặt cho một con đường tại TP.HCM vào năm 2015.

(Còn tiếp)

Hoàng Kim

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.