'Những ngày xưa ấy' chỉ đứng sau 'Happy Birthday'
Tóm lại, đó là những thời điểm đặc biệt, ai cũng quan tâm đến sự kiện mình đang tham dự, hơn là đến bài hát đang được bật lên, mà giai điệu đã quá quen thuộc, như Auld Lang Syne. Quả thực, Auld Lang Syne xuất hiện ở mọi nơi, cả trong những đoạn nhạc thu sẵn có chất lượng nghệ thuật không cao lắm dùng cho… đồ chơi hay đàn organ cho người mới tập chơi.
Thử gõ tên bài hát lên YouTube và 32.000 phiên bản hiện ra. Đây chưa phải là con số đầy đủ. Hàng trăm giọng ca đỉnh cao của thế giới từ Elvis Presley, Billy Joel, Rod Stewart, Aretha Franklin, Boney M, The Beach Boys, Susan Boyle, Lea Michele, đến Chipmunks và cả người già trẻ nhỏ… nhiều thế hệ đã hát Auld Lang Syne. Jimi Hendrix, Kenny G còn biến bài hát thành điệu nhạc.
Bài hát được dịch ra 40 thứ tiếng trên thế giới. Nhiều chất giọng, nhiều phong cách, nhưng sự da diết không thay đổi. Cũng có phiên bản rộn rã, nhanh và vui tươi, nhưng những nốt nhạc dập dềnh của Auld Lang Syne trở đi trở lại thực sự hợp với ý nghĩa “những ngày xưa cũ”.
Theo Washington Post, Auld Lang Syne là bài hát được chơi nhiều nhất trên thế giới chỉ sau Happy Birthday. Nếu Robert Burns còn sống, số tiền tác quyền từ bài hát hẳn sẽ biến ông thành một tỷ phú.
Thể thao & Văn hóa