Nhìn lại vòng đấu bảng: Pháp và phần còn lại của EURO
(Thethaovanhoa.vn) - Pháp vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất nhưng một số đội bóng khác cũng gây ấn tượng mạnh tại vòng bảng. Vì thế, khi vòng knock-out đến, có vẻ như EURO 2020 ngày một trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Lịch thi đấu EURO 2021 vòng 1/8 (vòng 16 đội):
* 23h00 ngày 26/6, Wales vs Đan Mạch (VTV6)
https://hplus.com.vn/xem-kenh-vtv6-hd-2129.html
https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv6-6.html
* 02h00 ngày 27/6, Ý vs Áo (VTV3)
https://www.vtvcab.vn/channel/vtv3-hd-1,VTV3_HD.html
https://hplus.com.vn/xem-kenh-vtv3-hd-2130.html
---
* 23h00 ngày 27/6, Hà Lan vs Cộng hòa Séc (VTV6)
* 02h00 ngày 28/6, Bỉ vs Bồ Đào Nha (VTV3)
---
* 23h00 ngày 28/6, Croatia vs Tây Ban Nha (VTV6)
* 02h00 ngày 29/6, Pháp vs Thụy Sỹ (VTV3)
---
* 23h00 ngày 29/6, Anh vs Đức (VTV6)
* 02h00 ngày 30/6, Thụy Điển vs Ukraine (VTV3)
Xem lịch thi đấu EURO 2021 TẠI ĐÂY.
Kết quả bóng đá EURO 2021 sẽ được cập nhật TẠI ĐÂY.
Xem bảng xếp hạng EURO mới nhất TẠI ĐÂY.
Pháp là số 1
Nhà đương kim vô địch thế giới, Pháp, có thể không vượt qua vòng bảng của mình một cách dễ dàng như một số đối thủ của họ - Bỉ, Hà Lan và Italy đều toàn thắng - thế nhưng, điều đó không hoàn toàn nói lên toàn bộ câu chuyện.
Bởi tầm cỡ các đối thủ của họ, đầu tiên và quan trọng nhất, cao hơn đáng kể: Pháp mất điểm trước Bồ Đào Nha, nhà đương kim vô địch châu Âu, và một đội Hungary - một đội bóng đủ mạnh để suýt đánh bại Đức - có sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả nhà.
Cũng quan trọng không kém, đặc biệt là trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng, Pháp đã tạo được ấn tượng rằng khi cần thiết họ có thể chơi tốt hơn nữa. Bằng chứng là trước Bồ Đào Nha, mỗi khi Adrien Rabiot, Paul Pogba và những người còn lại cần đẩy nhanh nhịp độ trận đấu, họ đều thực hiện một cách nhuần nhuyễn. Cũng cần lưu ý rằng Kylian Mbappe vẫn chưa ghi bàn và điều này sẽ không thể kéo dài mãi mãi.
Tuy nhiên, vòng đấu bảng cũng chưa cho thấy một ứng cử viên thực sự nào tỏ rõ sự vượt trội như Pháp. Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ, Anh và Tây Ban Nha đều chưa có phong độ tốt nhất. Trong khi đó, các đội bóng gây ấn tượng mạnh, Italy và Hà Lan, có vẻ còn quá trẻ hoặc quá mỏng manh để có thể đi hết cả chặng đường. Rõ ràng, đây vẫn là giải đấu mà Pháp có cơ hội lớn.
Thời gian là tất cả
Roberto Mancini cầu được ước thấy. Trước EURO 2020, HLV đội tuyển Italy tuyên bố ông muốn đội bóng của mình mang lại niềm vui cho người hâm mộ sau một thập kỉ đầu thất vọng. 3 trận đấu, 9 điểm, 7 bàn thắng, 0 bàn thua, các cầu thủ Azzurri rõ ràng đã làm hài lòng tất cả.
Điều quan trọng là họ đã chơi thứ bóng đá hấp dẫn, sáng tạo. Vì thế, bất chấp sự cạnh tranh tương đối gay gắt từ Hà Lan, họ được xem đội bóng hấp dẫn nhất EURO 2020, là đội bóng đáng xem nhất cho đến nay. Và như đã nói ở trên, nếu bóng đá đẹp có gì đó không quen thuộc với Azzurri, họ cũng chưa phải để lọt lưới bàn nào để cho thấy đây vẫn là Italy, với lối chơi phòng ngự chắc chắn.
Dĩ nhiên, những hứa hẹn ban đầu sẽ không đảm bảo cho thành công sau này. Mọi giải vô địch châu Âu đều có một đội giành được trái tim và khối óc từ rất sớm - Czech năm 2004, Hà Lan năm 2008 và Italy năm 2016 nhưng tất cả đều gục ngã khi mức độ khó tăng dần. Vì thế, nếu đội bóng của Mancini đủ sức để vượt qua Áo ở vòng 1/8, đội tuyển Bỉ, đối thủ có thể của họ ở vòng tứ kết, sẽ là một bài test lớn hơn đối với họ. Giữa hai đội là một sự tương phản hấp dẫn: Hơn bất kì đội nào, Italy được hưởng lợi từ việc giải đấu bị hoãn. Sự trì hoãn kéo dài 1 năm vì đại dịch đã mang lại cho đội bóng trẻ của Mancini những kinh nghiệm vô giá. Đương nhiên, họ không thể đạt tới đẳng cấp đó nếu EURO diễn ra đúng năm 2020.
Ngược lại là ở đội tuyển Bỉ. Đội bóng của Roberto Martinez đã đạt điểm rơi phong độ tại World Cup 2018 nhưng theo thời gian, họ ít nhiều đã suy yếu. Đành rằng họ đã vượt qua Nga, đánh bại cả Đan Mạch và Phần Lan, họ cũng đang xếp vị trí số 1 trên bảng xếp hạng FIFA nhưng họ là đội bóng có độ tuổi trung bình lớn nhất giải đấu. Nghĩa là có cảm giác thời của họ vừa mới trôi qua, còn Italy thì chưa đến.
Một số con đường dễ dàng hơn những con đường khác
Không ai cho rằng, thể thức hiện tại của EURO là hoàn hảo, nếu không muốn nói là phức tạp. Chẳng hạn như Thụy Sĩ đã thắng vào đêm Chủ nhật nhưng họ chỉ biết ý nghĩa của chiến thắng sau đó một ngày. Ukraine thua hôm thứ Hai, nhưng phải đợi đến thứ Tư mới biết được số phận của mình. Cứ thế, cứ thế, để rồi hệ quả là một số đội bóng có lộ trình đến trận chung kết khó khăn hơn nhiều so với những đội khác.
Chẳng hạn như bên nhánh trái, Bỉ trước tiên phải đối mặt với Bồ Đào Nha, sau đó trải qua một trận tứ kết tiềm năng với Pháp, trước khi gặp Tây Ban Nha - có lẽ - trong một trận bán kết. Trong khi đó ở nhánh bên phải, cả Anh và Đức đều có lí do để than vãn vòng 1/8 khó khăn vì sớm phải đụng nhau, trước khi đội thắng thở phào vì chỉ phải gặp Thụy Điển hoặc Croatia ở vòng tứ kết, và sau đó rất có thể là Hà Lan ở bán kết.
Trên tất cả, để giành chiến thắng trong giải đấu, anh phải gặp một đội bóng mạnh ở một thời điểm nào đó. Vấn đề là, đôi khi, anh phải đối mặt với họ nhiều hơn những đối thủ khác.
Thụy Sĩ vượt trên sự kì vọng
Cũng giống như ở Brazil năm 2014, Pháp năm 2016 và Nga năm 2018, Thụy Sĩ đã lọt vào vòng 1/8 của một giải đấu lớn. Một cách lặng lẽ, họ đang tận hưởng thành công của kỉ nguyên vàng.
Sự thật thì đó không phải là một kỉ nguyên đặc biệt hấp dẫn. Thật dễ dàng để chế giễu Thụy Sĩ, cũng như những đội bóng đã đi tiếp vào vòng knock-out như Thụy Điển, khi họ dễ dàng bị xem là bia đỡ đạn cho các ứng cử viên ở vòng 1/8. Bởi cả hai đều không trình diễn một phong cách hấp dẫn và có thể thu hút người xem.
Tuy vậy, điều đó không làm giảm đi thành tích mà hai quốc gia đạt được, khi dân số cộng lại dưới 20 triệu người nhưng có thể đứng cao như vậy, ổn định như vậy trong số các siêu cường của Tây Âu, những quốc gia rất hiệu quả trong việc biến quá trình phát triển các cầu thủ bóng đá trẻ thành một quy trình công nghiệp.
Ngược lại, một chút bất ngờ khi hai trong số những quốc gia đông dân nhất châu Âu - Thổ Nhĩ Kì và Nga - không thể làm được điều tương tự. Thổ Nhĩ Kì thậm chí còn chưa tham dự một kì World Cup nào kể từ khi giành vị trí thứ 3 vào năm 2002. Không phủ nhận họ đã vào đến bán kết EURO 2008 nhưng họ không chơi một trận knock-out nào kể từ đó.
Nga cũng đã vào bán kết năm 2008, và tứ kết World Cup trên sân nhà cách đây 3 năm nhưng thành tích này đều không là gì nếu tính đến việc họ là hai quốc gia có nguồn cầu thủ tài năng dồi dào như vậy. Dĩ nhiên, nguyên nhân của những thất bại là không giống nhau - Nga không xuất khẩu cầu thủ, Thổ Nhĩ Kì không phát triển gần như đủ cầu thủ - nhưng có một sợi dây ràng buộc: Cả Nga và Thổ Nhĩ Kì đều là những nền văn hóa bóng đá cô lập, chống lại tư duy tiên tiến và thực tiễn phát sinh từ các giải đấu ở phía Tây của họ. Hơn bất cứ điều gì, cả hai đều cần du nhập ý tưởng. Chẳng đâu xa, họ chỉ cần nhìn vào người Thụy Sĩ và người Thụy Điển.
Ngôi sao của vòng bảng chắc chắn là Cristiano Ronaldo, khi chân sút của đội tuyển Bồ Đào Nha không chỉ bỏ xa Michel Platini trên danh sách ghi bàn tại EURO (14 bàn so với 9 bàn) mà anh còn cân bằng kỉ lục ghi bàn quốc tế của Ali Daei (109 bàn). Trước đó thì Daei lập kỉ lục này từ năm 1993 đến 2006 với 149 trận cho đội tuyển Iran. |
Mạnh Hào