Nhiều việc Phú Quốc cần gấp rút triển khai để đón APEC 2027

12/03/2025 16:30 | Du lịch
PTTT

Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã nhận được chỉ đạo để gấp rút đưa vào xác định khu vực quy hoạch cho Phú Quốc, đồng thời triển khai nâng cấp, xây mới các dự án phục vụ APEC 2027.

Chỉ còn 2 năm để Phú Quốc chuẩn bị cho Hội nghị APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) – sự kiện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Phú Quốc, Kiên Giang và Việt Nam. Do đó đòi hỏi sự nỗ lực, khẩn trương của Phú Quốc, Kiên Giang và các cơ quan liên quan trong công cuộc nâng cấp và đầu tư các dự án, cơ sở hạ tầng đón tiếp.

Hợp tác công tư các dự án hạ tầng giao thông và Cảng hàng không Phú Quốc

Dự án nâng cấp và mở rộng sân bay Phú Quốc, Rạch Giá được giao thẩm quyền về thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang kêu gọi ngân sách đầu tư theo hợp tác công tư, lấy ví dụ về thành công của Quảng Ninh trong xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn.

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn là cảng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam do tập đoàn Sun Group đầu tư, có vị trí giao thương chiến lược tại khu vực phía Bắc, đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Đặc biệt, dự án gây ấn tượng bởi thời gian thi công chỉ 2 năm, tạo động lực tăng trưởng cho Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung.

Nhiều việc Phú Quốc cần gấp rút triển khai để đón APEC 2027 - Ảnh 1.

Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc quá tải khách du lịch dịp Tết Nguyên đán, đòi hỏi gấp rút nâng cấp phục vụ ngành du lịch đầy tiềm lực của đảo ngọc.

Cùng với kinh nghiệm và năng lực, Sun Group đề nghị các cấp thẩm quyền xem xét, đồng ý chủ trương nghiên cứu, đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc theo giai đoạn II, đưa sân bay đạt cấp 4F, bao gồm đầy đủ các hạng mục nâng công suất nhà ga, công suất ga hàng hóa, nhà ga VIP, vị trí đỗ tàu bay, nâng cấp đường cất hạ cánh số 1 và đầu tư mới đường cất hạ cánh số 2. Đặc biệt, tập đoàn cam kết đầu tư dự án với công nghệ hiện đại nhất thế giới, hoàn thiện trong 16-18 tháng kể từ khi giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng giao thông kết nối từ sân bay về các địa điểm tổ chức cũng giao Kiên Giang làm chủ đầu tư và giải phóng mặt bằng.

Đầu tư hạ tầng trên quy hoạch hiện có

Việc triển khai các dự án hạ tầng phục vụ APEC được chỉ đạo phải dựa trên định hướng và quy hoạch đã được phê duyệt. Những hạng mục nào chưa có trong quy hoạch thì bổ sung trên tinh thần phân cấp, phân quyền cho địa phương, tạo điều kiện cho Kiên Giang phát triển. Đặc biệt, Kiên Giang được giao nhiệm vụ lựa chọn địa điểm và giải phóng mặt bằng cho các công trình. Cụ thể là đầu tư xây dựng trung tâm hội nghị tại Phú Quốc và có thể nghiên cứu xây dựng thêm bảo tàng, cung triển lãm… để phục vụ APEC 2027, đồng thời gắn với mục tiêu phát triển dài hạn của Phú Quốc và Kiên Giang.

Theo PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của Phú Quốc ở phía nam được đảm bảo khá tốt; rất nhiều trung tâm giải trí, resort lớn được đầu tư đẳng cấp đều nằm ở phía nam. Cần lưu ý để có kế hoạch tập trung đầu tư, thu hút nguồn lực thích hợp.

Trong thập kỷ qua, nam đảo đang khẳng định trở thành cực tăng trưởng của Phú Quốc, đúng như đồ án Quy hoạch chung Phú Quốc đến năm 2040, An Thới sẽ là một trong hai trung tâm đô thị - du lịch chính của thành phố. 5 khu nghỉ dưỡng 5 sao được phát triển tại Bãi Kem, Thị trấn Hoàng Hôn, Mũi Ông Đội được vận hành bởi các thương hiệu Marriott International, Accor hay Rosewood Hotels, Curio Collection by Hilton, thương hiệu phân khúc cao cấp của Hilton. Mới đây, Sun Group đã tiếp tục ký kết với Marriott International đưa 2 thương hiệu Ritz Carlton Reserve và The Luxury Collection về Hòn Thơm, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của 2 thương hiệu cao cấp này tại Việt Nam. Tập đoàn cũng tiếp tục bổ sung thêm thương hiệu Rixos về Phú Quốc, quản lý khách sạn đầu tiên của thương hiệu này tại Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế cùng các công trình biểu tượng cũng liên tục được đầu tư, điểm nhấn là show Nụ hôn của biển cả - Kiss of the sea, đưa Phú Quốc trở thành hòn đảo 365 ngày pháo hoa hay công trình Cầu Hôn được CNN ca ngợi là biểu tượng của nụ hôn. Năm 2027, Sun Group cam kết đưa tòa nhà Khát Vọng – Aspira Tower, tổ hợp nghỉ dưỡng – giải trí – thương mại xa xỉ với tổng mức đầu tư 13.000 tỷ đồng về đích năm 2027, đón đầu Hội nghị APEC.

Nhiều việc Phú Quốc cần gấp rút triển khai để đón APEC 2027 - Ảnh 2.

Tòa nhà khát vọng dự kiến thu hút hàng triệu khách mỗi năm, trở thành biểu tượng mới của Phú Quốc.

Phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế

Thành phố hiện đại, văn minh, thông minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn, là nơi đáng sống là nhiệm vụ được giao cho Phú Quốc theo đồ án Quy hoạch chung Phú Quốc đến năm 2040, tuy nhiên cần thúc đẩy gấp rút trước APEC 2027.

Để thực hiện được chỉ đạo, việc cụ thể mà Phú Quốc đang chậm trễ và cần cấp bách thực hiện là các dự án xử lý rác thải, cấp nước sạch, xử lý nước thải, chỉnh trang đô thị. Bởi trên thực tế, hiện nay, nguồn cấp nước chính cho Phú Quốc từ hồ Dương Đông, dung tích 5,9 triệu m3 và nhà máy xử lý nước Dương Đông (công suất 24.000m3/ngày đêm). Trữ lượng nước của địa phương dự kiến chỉ cung cấp được đến cuối tháng 7/2025.

Đặc biệt hiện nay trên địa bàn thành phố Phú Quốc chưa có nhà máy xử lý rác thải; chỉ có khu xử lý rác tạm bằng công nghệ đốt kết hợp chôn lấp, công suất 150 tấn/ngày trong khi lượng thu gom đạt hơn 180 tấn/ngày. Địa phương chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhất là tại các đô thị, khu dân cư tập trung. Tất cả tạo nên thách thức lớn cho môi trường Phú Quốc hiện tại và tương lai gần.

Nhiều việc Phú Quốc cần gấp rút triển khai để đón APEC 2027 - Ảnh 3.

Quy hoạch đô thị, vấn đề môi trường cần được khắc phục trước vận hội mới APEC 2027.

Phú Quốc còn đang phải chịu những hệ lụy từ việc chưa quản lý chặt công tác quy hoạch và xây dựng đất liền, chưa có quy hoạch vùng biển cụ thể, dẫn đến việc xây dựng của dân cư tự phát băm nát quy hoạch; ô nhiễm môi trường và thậm chí ngập lụt mùa mưa. Điển hình là khu vực Dương Đông và An Thới là 2 trung tâm đô thị - du lịch chính của PQ theo quy hoạch đến 2040. Tuy nhiên thực tế đến nay ven sông Dương Đông đã có đề án làm đường ven sông, tạo không gian công cộng và không gian xanh nhưng chưa được thực hiện. Còn Bãi Xếp, An Thới, cư dân vẫn xây dựng công trình phụ trợ lấn sát bãi biển, xả thải trực tiếp. Ngoài ra, vùng biển còn chưa quy hoạch bãi đỗ thuyền, nhiều bè nuôi truyền thống thô sơ còn rải rác - xả thải môi trường.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, chia sẻ: "Vai trò của cấp quản lý với quy hoạch chuẩn chỉnh của đô thị đặc biệt này là rất quan trọng, để phát triển Phú Quốc ngày càng xứng với danh xưng đảo ngọc, không chỉ là viên ngọc trên cao lấp lánh, mà từng hẻm, từng ngõ vẫn phải là ngọc". Tiến sĩ đặc biệt nhấn mạnh vào sự phối hợp từ Trung ương, địa phương và sự vào cuộc của từng con người trong bộ máy nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân và đặc biệt là vai trò của những doanh nghiệp lớn, những chuyên gia, nhà văn hóa, chuyên gia kinh tế, nhà kiến trúc đô thị… ngay lập tức để hoàn thiện bộ mặt đô thị cho Phú Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.