Nhà văn Trần Quốc Toàn: "Lấy chất thơ làm mực để viết văn"

Xuất hiện trong sách giáo khoa ở cả 3 thể loại thơ, kịch, truyện, hình như chỉ có mỗi nhà văn Trần Quốc Toàn. Ông nói đùa, tôi được "phổ cập tiểu học" lần nữa vì xuất hiện trong sách "Tiếng Việt" từ lớp 1 đến lớp 5.
16/10/2024 19:08
Võ Thu Hương (thực hiện)

Xuất hiện trong sách giáo khoa ở cả 3 thể loại thơ, kịch, truyện, hình như chỉ có mỗi nhà văn Trần Quốc Toàn. Ông nói đùa, tôi được "phổ cập tiểu học" lần nữa vì xuất hiện trong sách Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5.

Nhà văn Trần Quốc Toàn sinh 1949 tại Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM. Ông là tác giả của khoảng 40 đầu sách, có đến gần 30 cuốn viết cho thiếu nhi. Sau vài chục năm cần mẫn "cày xới trên cánh đồng" văn học thiếu nhi, nhà văn Trần Quốc Toàn vẫn luôn đầy cảm hứng khi chia sẻ về đề tài này.

Viết văn như nặn tò he

* Có mặt trong sách giáo khoa tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, ở nhiều bộ sách khác nhau, điều này có ý nghĩa thế nào đối với ông?

- Khi được kể chuyện, làm thơ, diễn kịch với các em, là được góp công bảo vệ, truyền bá tiếng mẹ đẻ và từ đấy góp phần nâng cao dân trí nói chung. Với tôi, được góp phần dạy trẻ Việt Nam nói đúng, viết đúng, rồi nói hay, viết hay bằng tiếng mẹ đẻ là một việc thật nghiêm cẩn và cũng rất lý thú. Vừa như là trách nhiệm công dân nên làm, vừa như là thách thức người cầm bút.

Nhà văn Trần Quốc Toàn: "Lấy chất thơ làm mực để viết văn" - Ảnh 1.

Nhà văn Trần Quốc Toàn

Là người viết, tôi như người nặn tò he, làm ra các búp bê chữ để các em cầm lên tay, bắt đầu cuộc chơi tưởng tượng của mình. Khi các tò he ấy vào giáo khoa, các em vừa chơi, vừa học. Trong trường hợp này nhà văn được tin tưởng giao thêm việc để có thêm đóng góp với đời sống. Tác phẩm của mình được học năm này, năm sau, năm sau nữa… và nhờ vậy mà bạn đọc của mình tăng dần theo thời gian.

Nói cho có hình ảnh, những sân trường hào phóng nối nhau đưa tới cho các nhà văn có trang giáo khoa con số nhiều triệu độc giả! Tôi thật xúc động khi trong một bài tập nhỏ của giáo khoa, tôi được người cùng phố Hàng Thùng với tôi - nhạc sĩ Hoàng Vân - chơi chữ với các em. Nhạc sĩ Hoàng Vân hát: "Có con chim vành khuyên nhỏ… lễ phép ngoan nhất nhà", còn tôi kể chuyện "Hai chân trời của con/ Là mẹ và cô giáo" (trang 45,Tiếng Việt 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

* Bài thơ "Mẹ và cô" của ông được nhiều trẻ em yêu thích, thuộc lòng. Bài thơ thành ca từ ca khúc thiếu nhi của các nhạc sĩ Nguyễn Khánh Vinh, Minh Đức, Lưu Trọng Hồng, Quỳnh Hợp… Ông chia sẻ kỷ niệm về bài thơ này nhé!

- Năm học 1973-1974 tôi dạy trường cấp 3 Sơn Tây, khi ấy còn thuộc tỉnh Hà Tây. Một chiều thứ Bảy về Hà Nội thăm bà chị ruột ở khu tập thể Kim Liên. Biết tôi thích chơi với con nít, chị dành cho tôi việc đón thằng cháu út từ trường mẫu giáo Kim Liên. Cháu chạy lại với tôi, cô giáo của cháu mỉm cười với tôi, thật chan hòa, tin tưởng. Và gã nhà văn trong tôi đủ hứng để kể câu thành thơ: "Buổi sáng bé chào mẹ/ Chạy tới ôm cổ cô/ Buổi chiều bé chào cô/ Chạy ào vào lòng mẹ/ Mặt trời lặn rồi mọc/ Trên đôi chân lon ton/ Hai chân trời của con/ Là mẹ và cô giáo".

Nhà văn Trần Quốc Toàn: "Lấy chất thơ làm mực để viết văn" - Ảnh 2.

Bài thơ “Mẹ và cô” nổi tiếng

Bài thơ Mẹ và cô được in trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Ai đó trong nhóm tác giả sách giáo khoa đã lấy bài trên báo này đưa vào sách giáo khoa. Ai, đến giờ tôi cũng chưa biết! Nếu dùng chữ duyên thì đó là duyên…giáo khoa, vì trước khi vào sách giáo khoa quốc gia, bài thơ này từng được nhà sư phạm danh tiếng Lê Trí Viễn (1918-2018) chọn đưa vào sách Thơ văn Đồng Tháp trong nhà trường (1996), thuộc chương trình văn học địa phương.

Bài thơ ấy còn được "kể" thành tranh bích họa mấy mươi mét vuông ở Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (trường điểm của TP.HCM). Duyên nhất là đã ở tuổi…nửa thế kỷ, bài thơ vẫn "trẻ con" để từ sách cũ bước sang sách mới!

"Với văn học thiếu nhi, cốt lõi nhất, cơ bản nhất là ngôn ngữ ấy phải có chất giọng thiên về tưởng tượng. Đấy là việc mà Antoine de Saint-Exupéry đã làm trong Hoàng tử bé" - Trần Quốc Toàn.

Văn học thiếu nhi còn mênh mông đề tài

* Vốn là vốn là nhà giáo, ông đến với văn học thiếu nhi theo con đường nào? Đã đi tới đâu?

- Năm 1987, Trung ương Đoàn, Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn nghệ tổ chứccuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi, tôi gửi tham gia chùm truyện ngắn và được giải Nhất. Ban giám khảo nhận xét trong lễ tổng kết: "Trần Quốc Toàn đã tìm được hướng viết mới, viết về những chuyện thường ngày của các em…Hầu hết những câu chuyện rất ngắn của anh đều vui, vui một cách kín đáo, không ồn ào, vì vậy nên có duyên". Cứ theo "hướng viết mới", "chuyện thường ngày", "ngắn", "vui" và "có duyên" tôi viết cho thiếu nhi và thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Hiện tôi là thành viên Ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn TP.HCM.

Nhà văn Trần Quốc Toàn: "Lấy chất thơ làm mực để viết văn" - Ảnh 4.

Trang sách “Đi tàu Thống Nhất”

* Từ mối liên hệ giữa văn học thiếu nhi với các trang văn trong các sách Tiếng Việt bậc tiểu học, xin hỏi việc biên soạn sách mới đã thật hợp lý chưa? Nếu "cầu toàn", ông có góp ý gì?

- Vâng! Nếu cho phép cầu toàn thì tôi thấy vài điều chưa hợp lý. Học sinh lớp 1 theo học sách mới chưa được làm quen với Nguyễn Du, mặc dù Truyện Kiều có văn liệu giản dị và trong sáng để các em học ghép vần tiếng Việt, học đọc tiếng Việt, ngay trong những tiết đầu đời. "Lơ thơ tơ liễu buông mành…" chẳng hạn. Dù chưa được học Nguyễn Du, nhưng với La Fontaine, Lev Tolstoy thì lại được. Đấy là điều đáng tiếc.

Sách tiểu học mới, đã dịch thơ thiếu nhi của Pháp, Nga, sao chưa thấy dịch thơ loại này của các tác giả cổ điển Việt Nam, viết bằng chữ Hán cho gần gũi hơn. Như bài Hàn dạ ngâm ấm áp, cảm động của Cao Bá Quát với tấm chiếu và đĩa đèn dầu lạc: "Rét quá không ngủ được/ Dậy chữa lại câu thơ/ Dầu hết gọi nhỏ rót/ Nhỏ cứ nằm ậm ờ/ Vội vàng đi lấy chiếu/ Đắp lên mình chú ta".

* Viết cả văn và thơ cho thiếu nhi, ông gắn bó nhiều hơn với lĩnh vực nào?

- Tôi còn hơn 10 vở kịch viết cho thiếu nhi, đã dựng và tham gia nhiều liên hoan văn nghệ truyền hình toàn quốc. Còn sách phân tích tác phẩm văn học thiếu nhi Cùng thám tử chữ học tiếng Việt với các nhà văn (đồng tác giả với TS Lê Hồng Mai và TS Nguyễn Thị Quốc Minh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2018)…Nói vậy để thưa với các bạn văn rằng, trong cõi văn học thiếu nhi còn mênh mông đề tài. Để thú thật, tôi viết tạp vì lý do kiếm sống. Trở lại với câu hỏi cụ thể này, trong cái "tạp" kia, tôi lấy chất thơ làm mực để viết văn, cho dù đó là thơ, truyện, kịch, hoặc phê bình văn học.

Nhà văn Trần Quốc Toàn: "Lấy chất thơ làm mực để viết văn" - Ảnh 5.

Trần Quốc Toàn và học sinh tiểu học

* Từ thực tế lao động nhà văn của mình, theo ông, trong ngôn ngữ trẻ thơ ở văn học thiếu nhi, đặc điểm nào là cốt lõi, quan trọng, cơ bản nhất?

- Với văn học thiếu nhi, cốt lõi nhất, cơ bản nhất là ngôn ngữ ấy phải có chất giọng thiên về tưởng tượng. Đấy là việc mà Antoine de Saint-Exupéry đã làm trong Hoàng tử bé. Ông ấy để nhân vật thiếu nhi của mình kể câu chuyện phi thường, chỉ xảy ra trong tưởng tượng của tuổi thơ: Con trăn nuốt sống một con voi khổng lồ và biến thành một "con rắn vuông" na ná hình một chiếc mũ phớt. Trong cách nói ấy, tưởng tượng nhiều hơn là nhận thức.

Xin đưa thêm một chi tiết để khắc sâu đặc điểm này, Hoàng tử bé muốn người phi công vẽ cho nó một con cừu và nó đã bằng lòng khi người phi công vẽ… một cái thùng gỗ với hàm ý con cừu được đựng, được cất giữ trong cái thùng kia. Hiểu rộng ra thì Hoàng tử bé có một ý niệm riêng về loài cừu, con cừu của cậu ta khác với "chuẩn" cừu mà người lớn được học trong các từ điển động vật học.

Ở văn học thiếu nhi nước ta, bằng tưởng tượng, việc chuyển kiếp của cô Tấm đã hình thành và truyền miệng từ đời này qua đời khác.Có tưởng tượng thì xương cá bống mới biến thành áo đẹp giày xinh, xác chim vàng anh mọc lên cây xoan đào, để có khung cửi biết nói tiếng người, than xoan đào mới mọc lên cây thị thơm, cây thơm sinh người đẹp là cô Tấm.

Và không chỉ cổ tích, nhìn vào văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại thì có thể nói, không có tưởng tượng thì không có Dế mèn phiêu lưu kýcủa Tô Hoài, không có Xóm bờ dậu của Trần Đức Tiến, không có Tự truyện một con heo của Lý Lan.

Viết cho thiếu nhi rất thích! Vì thiếu nhi còn hồn nhiên, đọc sách chứ không đọc uy tín, uy quyền của tác giả... Các em chỉ đọc từng chữ trong phần chính văn. Thậm chí bỏ qua lời tựa và dừng lại trước lời bạt, nếu có. Sách dở thì dù của ai cũng không đọc! Tôi tự nhủ, hãy viết như làm đồ chơi cho con, cho cháu mình. Phải chơi đã, dù là chơi chữ, như chơi đồng dao ngày nào.

* Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Hơn 9 "đơn vị" giáo khoa


Đếm trong các sách Tiếng Việt chương trình mới 2018, Trần Quốc Toàn được chọn: 1) truyện Đi tìm vần êm trong Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều; 2) thơ Mẹ và cô trong Tiếng Việt 1, bộ Chân trời sáng tạo; 3) thơ Nấu bữa cơm đầu tiên trong Tiếng Việt 2, bộ Cánh diều; 4) truyện Đi tàu Thống Nhất trong Tiếng Việt 3, bộ Kết nối trí thức với cuộc sống; 5) truyện Mẹ con cùng đọc trongTiếng Việt 4, tập 1, bộ Cánh diều; 6) thơ Buổi sáng đi học trong Tiếng Việt 4, bộ Cánh diều; 7) truyện Tập làm văn trongTiếng Việt 4, bộ Kết nối trí thức với cuộc sống; 8) kịch Sự tích chú Tễu trongTiếng Việt 5, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống; 9) thơ Đường quê Đồng Tháp Mười trongTiếng Việt 5, bộ Kết nối trí thức với cuộc sống.


"Nếu đếm cả các bài ôn tập, các sách tập viết kèm theo, sẽ còn nhiều hơn. Nhưng chỉ với 9 "đơn vị" giáo khoa vừa kể, tôi cũng đã được các nhà giáo khoa thư "phổ cập" tiểu học lần nữa. Được có mặt từ lớp 1 tới lớp 5. Rất vui!" - Trần Quốc Toàn chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.