Nhà văn Thái Bá Lợi: Những “minh sư” của Nguyễn Hoàng thời mở cõi…

Tiểu thuyết Minh sư của nhà văn Thái Bá Lợi vừa được NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book hợp tác ấn hành. Đây là tiểu thuyết viết về thời Nguyễn Hoàng đi mở cõi với nhiều vấn đề được đặt ra dưới ngòi bút của Thái Bá Lợi.
12/10/2010 12:56
(TT&VH) - Tiểu thuyết Minh sư của nhà văn Thái Bá Lợi vừa được NXB Hội Nhà văn và Phương Nam book hợp tác ấn hành. Đây là tiểu thuyết viết về thời Nguyễn Hoàng đi mở cõi với nhiều vấn đề được đặt ra một cách sòng phẳng và hấp dẫn dưới ngòi bút của Thái Bá Lợi.

Nhà văn Thái Bá Lợi chia sẻ: “Chuyện bắt đầu từ nhân vật Đoàn Minh Thành - một người lính trẻ vừa bước ra khỏi cuộc chiến chống Mỹ. Thành nghiên cứu lịch sử chống Mỹ mà mình vừa tham gia, để rồi đi xa hơn về thời Nguyễn Hoàng mở cõi vào Nam.

Có một sự thật lịch sử là khi vào Nam, Nguyễn Hoàng không những xây chùa Thiên Mụ mà còn tạo dựng nhiều già lam khác: chùa Bảo Châu, Long Hưng (Quảng Nam), chùa Kinh Thiên (Quảng Bình), chùa Sùng Hóa (Thừa Thiên)...


Nhà văn Thái Bá Lợi
Trong Minh sư tôi có viết thời niên thiếu Nguyễn Hoàng không có thiện cảm với Phật giáo. Chi tiết này đã được ghi lại trong một vài sử liệu. Trên bước đường lao nhọc mở cõi, chống chọi với mọi thế lực cản đường mình, Nguyễn Hoàng dần dần đến với đạo Phật... Nó như là một sự tiệm tu chứ không phải là đốn ngộ.

Có nhiều cách lý giải hành trình của Nguyễn Hoàng tìm về với cửa Phật. Có thể do thiện duyên ông gặp lại truyền thống của những nhà cầm quyền thời Lý - Trần, có thể do ông lớn lên trong một gia đình gần gũi với Phật giáo, nơi đất Thanh Hóa vốn nổi tiếng với những ngôi chùa do Lý Thường Kiệt xây... Sự giác ngộ của ông không phải có ngay mà nó hình thành từ sự vận động của các sự kiện mà ông trải qua, từ những con người mà ông gặp trong đời, qua đó ông tự hoàn thiện mình để trở thành một minh chủ đảm đương sứ mệnh mà lịch sử trao cho.

Thời các chúa Nguyễn, Phật giáo phát triển rực rỡ ở Đàng trong. Phủ Chúa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà tu hành trong nước, thỉnh các cao tăng từ Trung Quốc sang, nhiều chùa như Vạn Đức, Chúc Thánh ở Hội An là các trung tâm khắc in kinh điển Phật giáo, các chúa Nguyễn và nhiều quan lại thọ Bồ Tát giới tại gia (tu hành theo hạnh của các bậc Bồ Tát mà không xuất gia)... Nguyễn Hoàng có công đầu trong sự hưng thịnh này”.

* Được biết, ông ẩn mình 3 tháng trong một ngôi chùa ở Vũng Tàu để hoàn tất Minh sư. Có phải ở chùa nhà văn dễ minh triết hơn khi viết Minh sư?

- Năm ngoái tôi có hẳn một mùa an cư (từ rằm tháng Tư đến rằm tháng Bảy âm lịch) trong một Tịnh viện. Lúc đó tôi đã viết xong Minh sư. Trong mùa an cư tôi thực hành những thời khóa tu tập của nhà chùa, lâu lâu mới giở vài trang sách mình đã viết ra đọc, cũng có sửa chữa chỗ này chỗ khác, không nhiều. Chỉ sau mùa an cư tôi mới yên tâm công bố cuốn sách. Qua một mùa an cư người ta thường tịnh tâm và tỉnh táo hơn. Còn “minh triết” là cả một chuyện khác, lớn lao hơn nhiều.

* Nhân vật Nguyễn Hoàng trong tiểu thuyết đi giữa lằn ranh: là một anh hùng mở rộng bờ cõi về hướng Nam nhưng lại là anh hùng “bất đắc dĩ” vì sợ anh rể Trịnh Kiểm sát hại nên mới vào Nam. Ông mất 5 năm viết Minh sư chỉ nhằm lý giải “lằn ranh” này về chúa Nguyễn Hoàng?

- Những “lằn ranh” trong cuộc đời như xấu - tốt, sáng - tối, cao thượng - lố bịch... thì các bậc hiền giả đã nói nhiều rồi. Ở Nguyễn Hoàng chẳng có “lằn ranh” nào như vậy. Đơn giản là để giữ cho dòng họ Nguyễn không bị họ Trịnh tận diệt, ông tìm mọi cách để thoát thân, mà cách để Trịnh Kiểm có thể chấp nhận được là xin vua Lê Anh Tông vào trấn thủ Thuận Hóa, vùng biên viễn loạn lạc và đầy bất trắc.

Ở đây cũng có sai lầm của Trịnh Kiểm. Thay vì tống khứ một địch thủ đi thật xa thì lại trao vào tay địch thủ ấy vùng đất sau này thành một vương quốc. Nguyễn Hoàng là người trí lực không thể không nắm lấy thời cơ ấy. Như tôi đã để ông nói với hai người lính trên núi Hải Vân: “Nào ta có nghĩ được chuyện mở cõi như giờ đâu, nhưng nếu gặp vận không làm là có tội”.

* Như ông “định nghĩa”: Minh sư là những ai dám “phản biện”, kể cả kẻ thù của chúa Nguyễn Hoàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp nhận “minh sư” như thế?

- “Minh sư” nghĩa thông thường là người thầy sáng suốt. Theo Phật giáo, bậc minh sư là những người tu hành có đủ phương tiện để giáo hóa đệ tử của mình và những người đến học đạo một cách rành rẽ, chính xác, minh bạch, không sai lạc.

Trong tiểu thuyết này, qua Nguyễn Hoàng khái niệm “minh sư” được mở hơn: “Không phải chỉ có những người gần gũi ta, những người nói hợp với lòng ta, mà ngay cả những người nói điều trái ý ta, cả những người muốn hại ta, kẻ thù của ta, họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ dạy ta nhiều điều...”. Và theo cảm nhận của Thành về Nguyễn Hoàng “Một thời người ta xóa tên ông khỏi những trường học, những công trình, những con đường mà người trước đặt ra để nhớ ơn ông. Nhưng nếu bây giờ có sống lại ông sẽ nói ngay rằng cả chuyện đó cũng là minh sư của ta và ông sẽ nở một nụ cười xả bỏ...”. Nhưng chúng ta không nên đi xa quá nữa vì như vậy nó sẽ bớt đi chất thơ của nhân vật. Anh có đồng ý thế không?

* Xin cảm ơn ông!

Trần Hoàng Nhân (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ VH,TT&DL vừa chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Khai quật di chỉ Vườn Chuối: Những hiện vật khảo cổ chưa từng thấy ở Việt Nam

Những phát hiện khảo cổ học ở di chỉ Vườn Chuối (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được công bố trong thời gian qua đã làm kinh ngạc giới nghiên cứu và công chúng.

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

30 năm vịnh Hạ Long được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới: Khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu

Phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long về công tác bảo vệ, phát huy giá trị mang tính toàn cầu, tiêu biểu về thẩm mỹ, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và lịch sử văn hóa của di sản này.

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Tìm những giá trị văn hóa cốt lõi phát triển du lịch trong tình hình mới

Sáng 13/12, tại thành phố Nha Trang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức diễn đàn "Những giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển du lịch Khánh Hòa trong tình hình mới".

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Người Nhật bình chọn chữ Hán của năm là "kim"

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (chữ Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "kim". Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "kim" được bình chọn là chữ Hán của năm.

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

50 năm văn học Việt Nam từ 1975 (kỳ 3): Bước chuyển mình mạnh mẽ của văn xuôi

Bức tranh văn xuôi đương đại sau năm 1975 ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ của nhiều thể loại. Trong đó, tiểu thuyết và truyện ngắn được đánh giá có nhiều thành tựu hơn cả khi phản ánh những chiều hướng vận động phát triển mới của nền văn học Việt Nam.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.