Nhà văn Lê Văn Ba (kỳ 2): Cần phục dựng không gian văn chương Hà Nội thời tạm chiếm

Nhà văn Lê Văn Ba năm nay đã 85 tuổi. Cuốn Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 - 1954 mà ông đã dày công biên khảo mới chỉ là "sự khởi đầu" cho mong muốn phục dựng lại không gian văn chương giai đoạn này của ông...
16/08/2018 11:00

Chú thích ảnh

  (Thethaovanhoa.vn) - Nhà văn Lê Văn Ba năm nay đã 85 tuổi. Cuốn Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 - 1954 mà ông đã dày công biên khảo mới chỉ là "sự khởi đầu" cho mong muốn phục dựng lại không gian văn chương giai đoạn này của ông...

"Còn sống, còn sức khỏe, tôi còn khảo cứu về đời sống văn nghệ giai đoạn này, ngõ hầu góp một phần nhỏ công sức trong việc đánh giá lại thật đúng những đóng góp của nó trong đời sống chung của văn học Việt Nam" - nhà văn Lê Văn Ba nói.

Trả lại những giá trị của quá khứ cho quá khứ

Thực ra, mong muốn "phục dựng" không gian văn chương và chiêu tuyết đội ngũ văn nghệ sĩ giai đoạn kể trên cũng đã được Hội Nhà văn Việt Nam rất quan tâm. Bằng chứng là các nhà văn như Ngọc Giao, Hồ DZếnh... đã được khẳng định, công nhận là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam lớp đầu tiên ngày thành lập năm 1957. Có nhiều nhà văn lăn lộn từ những ngày khó khăn gian khổ ấy như Hoàng Công Khanh, Sao Mai, Vân Long, Trần Chinh Vũ và cả nhà văn Lê Văn Ba đã được kết nạp vào Hội. Các nhà văn Sao Mai, Hồ DZếnh đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Chú thích ảnh
Nhà văn Lê Văn Ba

Cách đây 2 năm, tại Hội thảo "Nhận diện thành tựu văn chương Hà Nội thời tạm chiếm 1947 - 1954", nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã thừa nhận: "Chúng ta còn nợ một sự chiêu tuyết với cả một phong trào, cả một đội ngũ vì chúng ta chưa có một cách nhìn toàn diện, cảm thông, khách quan để đánh giá hết lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua những cống hiến không nhỏ của đội ngũ này... Việc khẳng định ngay trong lòng Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954 có một bộ phận văn nghệ sĩ đồng hành với kháng chiến, dân tộc là một việc làm cần thiết, trả lại những giá trị của quá khứ cho quá khứ..."

"Văn chương Hà Nội thời ấy đã góp sức chiến đấu vào cuộc kháng chiến cứu nước, góp phần tinh hoa văn chương vào tiến trình phát triển văn học nước nhà" – nhà thơ Vũ Quân Phương nói. "Chúng ta cần ghi nhận, cần có kế hoạch tái bản tác phẩm, nghiên cứu tác giả, quảng bá tới công chúng trong nước, ngoài nước như mọi chặng phát triển văn chương khác. Ở đâu có người Việt Nam thì ở đó có lo nghĩ, buồn vui, hy vọng Việt Nam, ở đó có văn chương Việt Nam với tất cả đặc thù của thời gian và không gian ấy. Đấy là máu thịt của dân, của nước. Chúng ta trân trọng hết thảy, thâu nhận hết thảy, tận tụy gạn đục khơi trong, làm phong phú, làm giàu sang cho gia tài văn chương thiêng liêng của đất nước ta.

Chú thích ảnh
Bìa cuốn "Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược" của Lê Văn Ba

Cũng tại hội thảo năm ấy, nhà thơ Hữu Thỉnh còn cho biết sẽ bàn với các Hội chuyên ngành tiến hành biên soạn tài liệu về văn nghệ sĩ sống và sáng tác trong giai đoạn 1947 - 1954 trong lòng Hà Nội tạm chiếm. Ông tin rằng mỗi hội chuyên ngành ra một cuốn sách chắc chắn sẽ "khôi phục được bức tranh toàn diện về một giai đoạn văn học nghệ thuật rất sôi động, đánh giá đầy đủ về hoạt động yêu nước của một đội ngũ".

Theo người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam, ngoài các Hội chuyên ngành, Viện Văn học, để phục dựng được không gian văn chương giai đoạn kể trên rất cần sự vào cuộc của cả ngành giáo dục. Bởi nếu các em học sinh không biết đến nền văn học kháng chiến ngay trong lòng Hà Nội tạm chiếm là một thiếu sót, phải sửa ngay giáo trình nhân việc đổi mới SGK để bổ sung văn học sử.

Chú thích ảnh
Tranh minh họa bìa cuốn "Hà Nội một thời xa" là tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Chấp nhận “đơn thương độc mã”

Và cũng tại Hội thảo kể trên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đề nghị nhà văn Lê Văn Ba suy nghĩ đề xuất với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, sau đó, Liên hiệp sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, trước hết là lãnh đạo TP Hà Nội.

Được người đứng đầu Hội đề nghị và "tiếp lửa" nhà văn Lê Văn Ba đã cần mẫn trong gần 2 năm lập hẳn một dự án, trong đó trước mắt là làm 2 tuyển tập truyện ngắn, 2 tuyển tập tiểu thuyết, 2 tuyển tập thơ, 1 tuyển tập về kịch sân khấu, 1 tuyển về lý luận phê bình...

"Tôi dự toán để làm được dự án này cần phải thành lập một hội đồng chuyên môn, chi phí cho dự án khoảng 2 tỷ đồng. Khi trình bày với nhà thơ Hữu Thỉnh, anh ấy rất hoan nghênh và nói đùa với tôi rằng số tiền ấy chắc bán cả Hội Nhà văn đi cũng chưa đủ" - ông nói - "Đấy là anh ấy nói đùa thế, ý là kinh phí nhiều vậy thì muốn phục dựng không gian văn chương thời ấy cũng không phải dễ, cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn mới mong dự án thành hiện thực".

Nhưng cho đến nay, dự án xuất bản những tuyển tập kể trên đang dần khôi phục bức tranh toàn cảnh về văn nghệ Hà Nội trong những năm tạm chiếm vẫn nằm trong ngăn tủ của nhà văn Lê Văn Ba. Ông vẫn mong tấm lòng của ông dành cho những người bạn văn nói riêng, đội ngũ văn nghệ sĩ thời ấy nói chung sẽ chạm đến tấm lòng của những Mạnh Thường Quân để văn học Việt Nam không bị khuyết đi một thời kỳ cũng vô cùng rực rỡ và đáng trân trọng.

Và trong lúc chờ đợi, nhà văn Lê Văn Ba vẫn cần mẫn khảo cứu. Hàng đêm ông vẫn đọc sách, phân loại tài liệu đến 1 - 2h sáng mới chịu ngả lưng. Chợp mắt đến đúng 5h sáng ông lại thức dậy, bật máy tính ngồi viết...

Chú thích ảnh
Báo "Nhựa sống", tờ báo mà nhà văn Lê Văn Ba từng tham gia viết bài, in ấn thủ công và phát hành bí mật thời Hà Nội tạm chiếm

Và ông vẫn viết về quãng thời gian ấy (1947-1954), nên sau Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 - 1954, nhà văn Lê Văn Ba đang hoàn thiện bản thảo tập Trẻ 1947 - 1954, viết về lớp tuổi trẻ trong giai đoạn đó với những khát khao, hoài bão và cả những buồn, vui, sướng, khổ của họ mà ông cũng là một "người trong cuộc".

Hỏi ông khi nào sách sẽ in, ông lắc đầu: "Chưa biết, tôi cứ viết đã. Khi nào có tiền thì in". Rồi ông kể một kỷ niệm cay đắng, rằng đợt 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông và một số bạn bè có làm một cuốn sách, nhưng chỉ vì thiếu nhà xuất bản 700 ngàn đồng mà sách bị đình lại qua Tết mới in, nghĩa là muộn đến cả gần nửa năm.

"Cuốn Văn nghệ Hà Nội những năm 1947-1954 ra đời là nhờ tiền thưởng của cuốn Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược trong Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ hồi tháng 7 năm ngoái đấy" - nhà văn Lê Văn Ba kể.

Chỉ với hai mẩu chuyện ấy thôi đủ để thấy rằng lao động viết văn nói chung và mong mỏi phục dựng lại không gian văn chương Hà Nội trong thời tạm chiếm của cá nhân nhà văn Lê Văn Ba không hề dễ dàng và là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu ông vẫn chỉ "đơn thương độc mã".

Nhưng vì sao qua bao bận gian nan trong việc ra sách, đề án như đã kể trên của ông chưa biết bao giờ mới có kinh phí triển khai mà ông vẫn "lao đầu" vào khảo cứu về không gian văn chương ấy không biết mệt mỏi?!

Có lẽ vì ông nghĩ như Mạnh Tử: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ” (Bần cùng giữ được cái tốt cho mình, thành đạt thì tạo phúc cho thiên hạ).

Đưa hiện vật văn nghệ Hà Nội thời tạm chiếm vào bảo tàng

"Một lần nữa chúng ta cần có cách nhìn đổi mới đối với đội ngũ, phong trào đã từng cống hiến cách mạng, góp phần kháng chiến ngay trong lòng Hà Nội tạm chiếm. Cần trả lại vị trí của nó, đóng góp của nó, những thành tựu của nó bằng những hình thức kỷ niệm, hội thảo, giới thiệu các tác phẩm trong giai đoạn này..., kể cả việc bổ sung một số hiện vật lịch sử vào Bảo tàng Văn học.

Có như vậy chúng ta mới cung cấp cho thế hệ sau bức tranh toàn diện về văn học nghệ thuật thời kỳ kháng chiến 9 năm chống Pháp... Đây là việc làm cần thiết, cấp bách của thế hệ chúng ta. Không nên trao gánh nặng cho thế hệ sau. Đó là sự công bằng của lịch sử". (Phát biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam)

Phạm Huy

Sách tranh 'Lặng phố': Một 'Bùi Xuân Phái' giữa phố cổ Hà Nội thời nay

Sách tranh 'Lặng phố': Một 'Bùi Xuân Phái' giữa phố cổ Hà Nội thời nay

"Lặng phố" - tác phẩm nghệ thuật giới hạn số lượng bản in về Hà Nội - ra mắt công chúng vào tháng 2/2018 là sự kết hợp giữa họa sỹ 7x Phạm Bình Chương và nữ nhà văn 9x Lê Nguyễn Nhật Linh.

Tin cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Chiêm ngưỡng những khoảnh khắc xanh mát của Hà Nội

Trong khuôn khổ Lễ trao giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, báo Thể thao và Văn hóa đã tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Một Hà Nội trong mắt chúng ta

Tròn 40 năm sau khi danh họa Bùi Xuân Phái xuất hiện ở phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai", giải thưởng mang tên ông vẫn gắn với hành trình đi tìm những giá trị của Hà Nội.

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Những suy tư về hồn cốt của Hà Nội

Việc đạo diễn Trần Văn Thủy được trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đúng dịp tròn 40 năm "Hà Nội trong mắt ai" ra đời đã thôi thúc chúng ta phải xem lại bộ phim này, và cả "Chuyện tử tế" (được xem là phần 2 của nó).

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Giải Bùi Xuân Phái 2022: Tiếp tục tôn vinh những con người đã tận tụy cống hiến cho Thủ đô

Chiều 6/10 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 năm 2022.

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Thiết lập 'mốc son' cho biệt thự cũ Hà Nội

Sau cảnh hoang phế kéo dài nhiều năm, ngôi biệt thự Pháp cổ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Hàng Bài đang “lột xác” để trở thành một điểm đến văn hóa đặc thù của Hà Nội theo một dự án do UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện.

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Vinh danh những nghệ sĩ nhiếp ảnh vì 'Hà Nội mát xanh'

Trong khuôn khổ của Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần 15 – 2022, đánh dấu một thập kỷ rưỡi đồng hành với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, báo Thể thao và Văn hóa tổ chức tổng kết, triển lãm và trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Kết quả Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 15-2022. Đạo diễn Trần Văn Thủy được vinh danh 'Giải thưởng Lớn'

Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố kết quả giải thưởng lần thứ 15 - năm 2022 và Triển lãm, trao giải Cuộc thi ảnh, video clip “Hà Nội mát xanh”.

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

'Giải Bùi Xuân Phái đã góp phần tạo ra nguồn lực văn hóa to lớn cho Thủ đô'

Từ năm 2008 đến nay, Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội đã tôn vinh những nhân vật cống hiến suốt đời cho Hà Nội, gắn bó máu thịt với Hà Nội trong cả cuộc đời và sự nghiệp của mình bằng giải thưởng Lớn; đã kịp thời ghi nhận nhiều tác phẩm, ý tưởng, việc làm bảo vệ các giá trị của Hà Nội, làm đẹp cho Thủ đô.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.