Nhà văn Lê Phương Liên với 'Câu hỏi trẻ thơ': Người đồng hành âu yếm của tuổi thơ

Cuốn sách dày dặn với 25 truyện ngắn và 25 tản văn - con số 50 đánh dấu 50 năm thăng hoa, quý giá của đời người cầm bút. Nhà văn Lê Phương Liên lựa chọn cho nó cái tên vừa nhẹ nhõm, vừa sâu sắc: Câu hỏi trẻ thơ (NXB Kim Đồng, 2020).
20/02/2021 07:45

(Thethaovanhoa.vn) - Cuốn sách dày dặn với 25 truyện ngắn và 25 tản văn - con số 50 đánh dấu 50 năm thăng hoa, quý giá của đời người cầm bút. Nhà văn Lê Phương Liên lựa chọn cho nó cái tên vừa nhẹ nhõm, vừa sâu sắc: Câu hỏi trẻ thơ (NXB Kim Đồng, 2020).

Nhà văn Lê Phương Liên - Hết mình vì văn học thiếu nhi

Nhà văn Lê Phương Liên - Hết mình vì văn học thiếu nhi

Nhà văn Lê Phương Liên có 2 trang tác giả ở những sách giáo khoa thuộc các lớp đầu cấp. Ở sách Tiếng Việt 1 (tập 2), bộ Cùng học để phát triển năng lực là truyện ngắn Ngày em tới trường. Ở sách Ngữ văn 6 (tập 1, bộ hiện hành) là bài Nụ cười của mẹ.

Sống nửa đời người rồi, tôi mới nghiệm ra một điều, cái đích đến của con người sau cả chặng đường vất vả xa xôi, hóa ra lại là tuổi thơ. Người ta càng về sau càng thích trở về hoài niệm, lục tìm trong ký ức những khoảnh khắc quen thuộc, hạnh phúc của tuổi nhỏ, để bám víu lấy cảm giác và cảm xúc của đứa trẻ xưa, dường như chỉ có cô bé hay cậu bé ấy mới biết rõ thế nào là hạnh phúc.

Và với Câu hỏi trẻ thơ, tôi một lần nữa hiểu về hạnh phúc như một đứa trẻ, một lần nữa hiểu, để có được hạnh phúc ấy, người ta không đơn giản là sống, mà phải phấn đấu cho mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm đều thấm đẫm tình yêu con người, nhất là “những con người bé bỏng như trẻ em”.

Tiếng gọi tuổi thơ quá mạnh mẽ

Nhà văn Lê Phương Liên đã có được hạnh phúc lớn lao như vậy khi không chỉ “mong mỏi sống trong một xã hội thắm tình yêu thương chân thật” mà còn góp phần xây đắp những yêu thương trong trẻo ấy giữa những con người.

Chú thích ảnh
Bìa sách”Câu hỏi trẻ thơ” của Lê Phương Liên

Giữ cuốn sách ở dạng bản thảo mà nhà văn tin cậy đưa cho đọc trước, tôi đã đọc rất lâu. Đọc chậm, như thể đặt mình ở vị trí những người đọc khác nhau. Tôi thấy mình là một cô bé có đôi bím tóc xanh, tha thẩn vườn bà, gọi cây gọi cỏ như trong Khu vườn biết nói, vuốt ve trò chuyện với con mèo mướp với những âm thanh không lời, giao lưu với những nàng tiên hoa, tiên rau đập cánh lấp lánh khắp vườn. Có khi, một ngày khác, tôi lại là một cô giáo trẻ, háo hức tìm con đường đến với trái tim, tâm hồn học trò. Đôi quãng, tôi lại đã thành một độc giả có tuổi, ngẫm sự đời trong mối giao tiếp kỳ ảo với người trong quá khứ...

Tôi hiểu ra rằng, tiếng gọi tuổi thơ trong văn của Lê Phương Liên quá mạnh mẽ, cho dù nó có vẻ không ồn ào, nhiều lời. Nó chỉ như tiếng đạp thầm của đứa trẻ trong bụng mẹ (như trong Mùa Xuân Hồ Gươm) hay như tiếng Tết cụng cựa xôn xao trong thế giới âm thanh của một người già (như trong Tiếng Tết). Sức mạnh của tiếng gọi nằm ở tiếng vọng dội trở lại khi nó chạm vào miền sâu thẳm trong ký ức mỗi người. Tiếng gọi vì thế cũng là lời đáp.

Chú thích ảnh
Nhà văn Lê Phương Liên (bìa trái). Ảnh: Internet

Nhà văn Lê Phương Liên lựa chọn cho cuốn sách cái tên vừa nhẹ nhõm, vừa sâu sắc: Câu hỏi trẻ thơ. Trẻ con đứa nào chẳng lắm câu hỏi! Nhưng cái cách vài thập kỷ nay ta dạy trong trường học đang tước dần của chúng thói quen và năng lực... hỏi. Chúng luôn phải trả lời. Mà thậm chí, trả lời cũng không hoàn toàn được theo cách của mình. Các câu hỏi thường có đáp án sẵn, chúng chỉ cần học thuộc và nhắc lại.

Nhan đề cuốn sách là tên của một truyện ngắn, khẳng định một thái độ ứng xử của nhà văn, đại diện cho người lớn, đối với trẻ em: Trân trọng những câu hỏi của trẻ, không coi thường, bỏ qua hoặc gạt đi những băn khoăn dù là ngây ngô nhất của các em, thậm chí còn khuyến khích các em phản biện, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Câu hỏi trẻ thơ ở tâm thế ấy là sự đồng hành âu yếm với tuổi thơ!

Chú thích ảnh
Lê Phương Liên ký tặng độc giả nhí. Ảnh: TL

Tôi có thể nói như vậy về nhà văn Lê Phương Liên không chỉ khi đọc Câu hỏi trẻ thơ. Tôi có may mắn được chứng kiến cuộc đồng hành ấy ngay cả ngoài đời, khi nhà văn luôn ưu tiên thời gian, tâm sức của mình cho những hoạt động của thiếu nhi và cùng thiếu nhi. Đến với các em, dường như, bà không chỉ đứng ở vị trí người đi trước chia sẻ và chỉ dạy mà bà như trở thành một người cũng trẻ trung hồn nhiên, cũng háo hức được nghe, được quan sát, được học, được trải nghiệm. Bà không ngại tham gia các trò chơi, điệu nhảy, vào vai một nhân vật cổ tích tương tác cùng trẻ. Các cháu nhỏ CLB Đọc sách cùng con chúng tôi thường gọi bà bằng cái tên vui nhộn thân thương: “Bà Thủy Thần”- một vai bà từng đảm nhận trong các buổi sinh hoạt đọc sách.

Dấu ấn đặc biệt của thiên nhiên

Trong cuốn sách ghi dấu ấn sáng tác xuyên suốt chiều dài nửa thế kỷ đời cầm bút của mình, nhà văn Lê Phương Liên cũng khắc họa con đường miệt mài bà đồng hành với trẻ nhỏ. Trên con đường ấy, phần đặc biệt đáng nhớ và lung linh là hình bóng êm đềm mà lộng lẫy của thiên nhiên.

Ngòi bút tả cảnh của nhà văn đã tặng người đọc nhỏ tuổi một đôi mắt nhiều cảm xúc để có thể nhận ra những biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên quanh mình. Với Bốn mùa trong ánh nước, một Hà Nội đẹp kỳ lạ đã được lưu giữ lại với những khoảnh khắc giao mùa mơ màng mà dứt khoát. Hồ Hoàn Kiếm, như nhà văn thổ lộ, là “một bóng hình của tâm hồn” bà, nơi bà soi mình từ thuở ấu thơ cho đến mãi sau này để đón nhận hơi ấm tỏa lên từ mặt nước hồ gợn sóng - hơi ấm của người thân đã khuất, của thời gian đã lặng trôi qua.

Chú thích ảnh
Nhà văn Lê Phương Liên

Thiên nhiên của Lê Phương Liên không chỉ lồ lộ sắc màu mà còn là thứ thiên nhiên của tâm tưởng, nó đã hòa vào tâm hồn bà thành một. Vì thế, nó là “Tiếng trò chuyện vô thanh” (tên của một tản văn của Lê Phương Liên), bất tận giữa con người với cây cỏ hoa lá, vạn vật, là sự giãi bày không e dè, tin cậy đến cùng của thế giới. Dẫu là Hà Nội hay Huế, dẫu là Việt Nam hay Đức, Nhật, Lào, thì thiên nhiên của bà đều tỏ ra “thân mật và cảm thông với con người”, còn những con người lại nặng lòng với cảnh vật xung quanh. Họ nghe được nhau, nghe được mình, những âm thanh vang lên tinh tế từ bên trong là tiếng lặng đẹp đẽ còn lại từ những âm thanh hỗn tạp bên ngoài.

Với Rừng thu, “rừng cây xạc xào như dàn nhạc dây dạo khúc mở đầu”, những con chim hót khúc tình ca, tiếng vó ngựa lốc cốc dắt người vào miền cổ tích. Trong Giấc mơ Xuân ở ngôi nhà Huế lại có cảnh “trời đang bệnh, nắng ôm ốm”, gió sông Hương nhẹ như sợi tóc mẹ chạm vào má đứa trẻ, có người bà hiền hậu cúi nhặt hoa mà thầm thì cùng ai...

Đọc Cây chanh, các em lại thấy được nỗi đau của một cây chanh bị chiết cành, cây mẹ chịu đựng cơn đau và nhận về mình những xơ xác héo gầy để cây con tách ra tự lập. Các em sẽ biết nỗi nhớ dành cho một cái cây có thể là nỗi nhớ có thật, tha thiết, theo cả vào giấc mơ...

Chú thích ảnh
Nhà văn Lê Phương Liên (bìa phải) trong một cuộc toạ đàm. Ảnh: Internet

Với Chim Lạc Việt trở về, mặt nước thẫm dần, màn sương loang trên hồ cũng đều như vỗ về, hát lời ru thầm thì với đứa bé nào đó, và những tán lá đa thì xao động như nhịp thở một người...

Cùng Én nhỏ, người đọc lại nghe tiếng gió như tiếng nói của người khổng lồ kể chuyện, những tiếng động của cánh chim, tiếng mỏ chim chạm vào lông vũ rũ nước và âm thanh của những giọt nước khô dần - là mối giao cảm mùa Xuân giữa chim én và bạn nhỏ.

Những “câu hỏi trẻ thơ” vang lên bất tận

Đồng hành với tuổi thơ, gia tài văn chương của nhà văn không chỉ có những trang viết về thiên nhiên. Bà còn tặng các em nhiều câu chuyện thú vị gợi nhiều suy ngẫm, từ đó những “câu hỏi trẻ thơ” lại đang vang lên bất tận: Vì sao cây ngải mọc đầy vệ đường lại xoăn lá? Đèn biển được duy trì ánh sáng bằng cách nào? Ngày mình ra đời có gì đặc biệt? Hồ Hoàn Kiếm có những cái tên khác và những câu chuyện thú vị nào? Một giọt mưa rơi từ chiếc lá hoa sữa bên đường có thể gợi một ký ức về ai? Những loài hoa nào có thể mang cả mùa Xuân trong lòng mình? Vì sao các cụ già lại mau nước mắt? Đường tàu điện của Hà Nội ngày xưa đưa người ta qua những chợ nào và vì sao giờ đây không còn tàu điện nữa?...

Trong nhiều truyện ngắn, Lê Phương Liên chia sẻ quan điểm triết lý nhân sinh sâu sắc qua những yếu tố kỳ ảo, những chi tiết thực thực hư hư kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Bà trân trọng sự kết nối ấy và mong muốn các bạn nhỏ của mình biết nhận ra lịch sử trong lòng hiện tại, biết mở lòng đón nhận những câu chuyện cổ tích trong đời thường.

Những truyện ngắn Mưa Xuân Hồ Gươm, Chim hải âu ở đảo Hòn Dấu, Hẹn hò ở phố Hoa, Chim Lạc Việt trở về đều có phong vị kỳ ảo, giả tưởng. Những cuộc trở về của những con người trong ký ức, của con chim Lạc bay ra từ mặt trống đồng đều không thể có được nếu thiếu đi sự hiểu biết lịch sử, tình yêu thương vượt thời gian, không gian mà con người dành cho nhau, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng không giới hạn đi cùng với sự nhạy cảm đến mức tinh tế với thế giới xung quanh và những gì đang diễn ra trong sâu thẳm lòng mình.

Chú thích ảnh

Tôi rất tâm đắc với hình ảnh cô bé “cúi xuống nhặt mẩu diêm bé mọn” để giữ lại dấu vết của một trò chơi chia sẻ giấc mơ ngày thơ ấu trong truyện Cô bé Kì Duyên. Tôi thích cách nhà văn hướng dẫn trẻ nhìn ra những “người bạn” kỳ lạ có trong mình và bên mình như “hoàng hôn”, “ban mai, “nỗi buồn”... trong Vị ngọt ban mai. Tôi cũng đặc biệt thích tản văn Tiếng trò chuyện vô thanh với triết lý “vạn vật hữu linh” và lời kể của bà về những ngày hạnh phúc của loài mèo ở Hà Nội.

Thời gian khó xa xôi, khi ăn thiếu chất, mặc không đủ ấm, lại có những góc êm ấm kỳ lạ, khi loài mèo “tha hồ lang thang đi chơi, chạy nhảy trên những vỉa hè rộng rãi, leo trèo lên những mái nhà ngói cổ rêu phong mà ngắm ánh trăng, nằm phơi nắng trên những ban công lim dim hưởng mùi thơm hương hoa hồng bạch”. Cái hạnh phúc của loài mèo cũng sang trọng như nếp sống nhẹ nhõm, khoan hoà của người Hà Nội một thời vậy!

Một người Hà Nội rất hiểu Hồ Gươm

Lê Phương Liên sinh ra và lớn lên ở một con phố nhỏ bên hồ Hoàn Kiếm. Dẫu thời thế có thay đổi, bà đã bôn ba khắp nơi, lên rừng xuống biển dạy học, viết văn, gắn bó không ít thời gian với nông thôn làng xóm, thì tinh thần bà vẫn thuộc về nơi này: Hà Nội, Hồ Gươm. Đó là lý do mà trong các câu chuyện bà kể, Hồ Gươm hiện ra không chỉ là một địa danh, một không gian văn hóa lịch sử mà còn như một nhân vật! Nhân vật đặc biệt ấy thay đổi tâm trạng theo 4 mùa trong năm, theo cả những biến động của thời cuộc. Khi rầu rĩ mang nặng những nỗi buồn, lúc lại ngời lên ánh mắt thanh xuân.

Và giữa những trang viết của nhà văn, ta thấy hiện lên hình ảnh một người mẹ, một nhà giáo, một người Hà Nội. Người mẹ thường mặc áo dài thong thả dạo bước trên đường, ẩn cả trong dáng thả bước của người con gái trên đường phố Nhật Bản mùa Thu. Người mẹ cầm tay học trò, mỉm cười với các em bé quê đang vất vả dùng bàn tay chai sần của mình tập viết.

Cái vẻ chậm rãi, ung dung của người Hà Nội trong hình ảnh người mẹ và trong chính hình ảnh nhà văn trò chuyện với con kiến, con sẻ trong Mùa Xuân Corona tạo cảm giác bình an, yên ổn cho người đọc, như nước Hồ Gươm sau những vui buồn chỉ êm đềm gợn sóng, như hơi thở đều đều của phố phường Hà Nội trong giấc ngủ mùa Đông đang đợi sang Xuân bừng mắt đón niềm vui hiền hậu... Vì thế, tôi thích đọc bà, nhà văn Lê Phương Liên, để tìm lại tâm an đang bị xáo trộn. Và cũng xin cảm ơn bà về cái điều lớn lao ấy!

Tiễn năm 2020 đầy biến động của chúng ta, đón năm mới 2021, điều lớn lao quý giá là sự tĩnh lặng cho tâm hồn, sự bình an cho từng người, chứ quyết không phải là những kỷ lục dữ dội xa xôi.

Nguyễn Thụy Anh (Tiến sĩ giáo dục)

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.