Nhà tuyển dụng: ‘Một cái bàn hình vuông có 4 góc, nếu cắt bỏ 1 góc, vậy còn bao nhiêu góc?’ - Những người trả lời 5 góc đều bị loại thẳng!
Cô gái được tuyển đưa ra 3 đáp án khiến nhà tuyển dụng đứng bật dậy vỗ tay không ngớt. Rốt cuộc, cô ấy đã nói những gì?
Bởi vì không biết ở đâu ra mà các nhà tuyển dụng ngày càng moi ra được nhiều hơn các câu hỏi "quái đản" để "thử lòng" ứng viên. Những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra, đa phần đều khiến người ta cảm thấy cho dù trả lời như thế nào cũng không vừa lòng các nhà tuyển dụng. Không ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác hoặc là câu trả lời chính xác cơ bản hoàn toàn không tồn tại.
Lý Lôi là một bạn học thời đại học của tôi. Anh ấy đã nghỉ việc ở công ty hơn 2 năm nay và chỉ ở nhà làm bán thời gian qua mạng. Dạo gần đây anh có nhận được một lời mời đi phỏng vấn tại một công ty niêm yết. Đến buổi hẹn, anh mặc âu phục và đến rất đúng giờ. Khi đến nơi, ban đầu những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra hầu như đều không khó, thậm chí anh cảm thấy bản thân không cần suy nghĩ nhiều cũng có thể dễ dàng trả lời được.
Nhưng chỉ ít phút sau, không biết là nhà tuyển dụng đã nhìn thấy cái gì, liền đột ngột hỏi mọi người một câu hỏi rất quái gở, rằng: "Một cái bàn hình vuông có 4 góc, nếu cắt bỏ 1 góc, vậy còn bao nhiêu góc?"
Trong lúc nhất thời, tất cả mọi người đều cảm thấy hơi mơ hồ, không hiểu đề tài này có liên quan gì đến công việc mà họ ứng tuyển không, đối với buổi phỏng vấn có lợi ích gì. Nhưng vì nhà tuyển dụng hỏi nên buộc các ứng viên phải bắt đầu suy nghĩ để trả lời.
Khi nhà tuyển dụng tuyên bố hết thời gian, một người trong số các ứng viên liền đứng dậy và nói ngay: "Tôi không biết ý nghĩa của việc hỏi một câu hỏi như vậy là gì. Tôi chỉ đến đây để phỏng vấn xin việc. Muốn tuyển thì cứ tuyển, không tuyển tôi cũng chẳng sao, ít ra cũng đừng hỏi những câu như vậy, tôi không muốn trả lời!" Nói xong, anh ta di chuyển chiếc ghế đẩu ra và đi về phía cửa, bỏ về, khiến nhà tuyển dụng có vẻ bất lực.
Sau đó là phần trả lời của Lý Lôi, anh ấy trông rất tự tin và nói với nhà tuyển dụng, rằng: "Tôi sẽ không bao giờ mắc bẫy mà trả lời là 3. Đáp án chắc chắn là 5!" Sau khi anh ấy nói xong, nhà tuyển dụng chỉ mỉm cười và tiếp tục ra hiệu cho ứng viên cuối cùng trả lời.
Người cuối cùng là một cô gái 9x trông rất trẻ trung, cô hít một hơi lấy bình tĩnh, rồi nói: "Thực ra câu hỏi này không chỉ có một câu trả lời, mấu chốt là chúng ta cắt nó như thế nào? Cắt chéo thì còn 3 góc, cắt song song còn 4 góc, nếu cắt ít hơn thì còn 5 góc!"
Nhà tuyển dụng sau khi nghe xong lập tức đứng dậy vỗ tay. Cuối cùng người đẹp 9x đã được tuyển thẳng, còn Lý Lôi, anh bạn đáng thương trả lời 5 góc của tôi đã bị loại.
Cho nên, nhiều khi một câu hỏi đưa ra, chưa chắc nhà tuyển dụng sẽ cần một con số hay một câu trả lời chính xác. Thứ họ cần chính là quan sát cách mà bạn tư duy và tiếp cận vấn đề. Từ những câu hỏi tưởng chừng như "quái gở" đó, họ có thể dễ dàng nhìn thấy được tính cách, EQ, IQ, v.v... toàn diện về bạn. Trong một cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều dạng câu hỏi và yêu cầu kỳ lạ, có thể nói tất cả đều có chủ đích của nó. Vì thế việc bạn cần làm chính là nghiêm túc tư duy và trả lời một cách lịch sự, chứ không phải là để cái tôi của mình cao quá đầu, rồi phản bác tất cả và ra về nông nổi như anh chàng ứng viên đầu tiên.
Ngoài ra, hãy nghe kỹ câu hỏi, điều này sẽ có lợi cho lúc chúng ta suy nghĩ đáp án. Vì chúng ta thường không nhìn nhận vấn đề như bản chất của nó vốn là vậy, mà chúng ta đa phần đều nhìn nhận vấn đề theo cách mình muốn. Do đó, khi lắng nghe kỹ câu hỏi, chúng ta sẽ dễ nhìn thấy vấn đề thật sự của nó hơn, nhờ đó mà tìm ra đúng đáp án hơn.
Hy vọng câu chuyện này đã góp được cho bạn đôi chút kinh nghiệm. Khi gặp các câu hỏi tương tự, tin chắc rằng bạn đã có được cho mình câu trả lời xuất sắc!