Nếu thay Từ Hi Thái Hậu thành Tần Thủy Hoàng, kết cục của nhà Thanh sẽ ra sao?
Tần Thủy Hoàng đã thực hiện biến pháp trong thời gian cai trị, bao gồm một loạt cải cách và tạo ra vô số thành tựu được công nhận trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hi liệu có làm được như vậy?
Tần Thủy Hoàng được mệnh danh là Thiên cổ nhất đế, thống nhất Trung Quốc chỉ mất 10 năm. Nếu Tần Thủy Hoàng “xuyên không” đến cuối thời kỳ nhà Thanh thì có lẽ đại cục đã khác.
Tần Thủy Hoàng 10 năm thân chinh, tâm niệm thống nhất 6 nước. Ông trọng dụng thừa tướng Lý Tư, thành lập pháp quyền, trọng dụng võ tướng Vương Tiễn, thi hành chế độ phần thưởng cho binh lính, bao gồm vàng bạc và thay đổi thân phận địa vị.
Loại trọng thưởng này đã chiêu dụ càng nhiều người dấn thân vào quân lữ, cuối cùng toàn dân đều làm binh, trong đó tinh nhuệ có 1 triệu người, mà toàn bộ dân cư của Tần quốc lúc đó mới có 7 triệu.
Dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng, quân Tần, còn được gọi là Sư đoàn hổ lang, đã dành 10 năm thiết lập triều đại thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Nếu để Tần Thủy Hoàng cai trị vào cuối triều đại nhà Thanh, quân đội sẽ lớn mạnh không tưởng vì dân số Trung Quốc lúc bấy giờ là 400 triệu. Theo chính sách của Tần Thủy Hoàng, ai cũng có thể làm binh sĩ, quân đội tinh nhuệ đạt đến hàng chục triệu, đó là một lực lượng quân sự khủng khiếp.
Ngược lại, Từ Hi Thái Hậu nắm giữ quyền lực triều đình suốt 47 năm. Trong thời gian này, nhà Thanh cắt đất bồi thường cho các cường quốc phương Tây, ký kết một loạt hiệp ước, Viên Minh Viên bị đốt cháy, một lượng lớn kho báu bị lấy đi, công khai đặt ở các bảo tàng lớn trên thế giới.
Vì vậy, có người đặt câu hỏi, nếu đổi lại là tần Thủy Hoàng cai trị, kết cục có thể thay đổi hay không?
Từ Hi sống xa xỉ mặc cho đất nước lâm nguy
Để nói rõ vấn đề này, trước hết chúng ta phải xem khi đối mặt với các vấn đề quốc gia, Từ Hi đã đưa ra những quyết định sai lầm nào, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh. Và nếu đổi lại là Tần Thủy Hoàng, có thể tránh được những sai lầm này hay không?
Từ Hi dùng toàn bộ thủ đoạn để củng cố sự thống trị của mình, căn bản không để ý quốc gia hưng vong. Không nói đến cuộc sống của bà xa xỉ cỡ nào, chỉ cần đưa ra ví dụ về hai lần sinh nhật của bà là có thể thấy được.
Năm 1884, Từ Hi bước qua đại lễ 50 tuổi, Trung Quốc lúc bấy giờ đang lo lắng về những rắc rối bên ngoài. Vào thời điểm đó, Lý Hồng Chương, quan viên đi đầu phong trào Tây hóa, đề nghị thành lập một lực lượng hải quân càng sớm càng tốt để sử dụng trong phòng thủ trên biển.
Từ Hi lấy cớ kho bạc không có tiền, từ chối yêu cầu của Lý Hồng Chương, vì bà muốn tiêu tiền vào đại thọ lần thứ 50 của mình. Theo đó, bà đã trắng trợn tu sửa Trữ Tú cung nơi mình ở, chỉ riêng nơi đây cũng tiêu tốn 1,25 triệu lượng bạc, những chi phí khác càng không cần phải nói.
Năm đó, chiến tranh Trung-Pháp nổ ra, Lão Phật gia đã trải qua sinh nhật của mình trong tiếng pháo đạn ầm ầm. Tuy nhiên, Từ Hi không rút ra được bài học nào.
Năm 1894, nhân dịp sinh nhật lần thứ 60, Từ Hi đã mở ngân khố triều đình, dành 3.200 lượng bạc để tổ chức sinh nhật, trong đó 2.200 lượng là chi phí quân sự hải quân bị chiếm đoạt. Năm 1894, khi chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, tin tức về sự thất thủ của vịnh Đại Liên lan truyền đến Bắc Kinh, Từ Hi lại nói để bà tận hưởng đại thọ 60 tuổi, không nên lấy chuyện lông gà tỏi để làm phiền.
Thất bại lần này làm cho các nước phương Tây không còn một tia kính sợ đối với triều Thanh. Ngay sau đó là làn sóng phân chia, các vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc bị mất hàng loạt, triều đình nhà Thanh không thể gượng dậy.
Tần Thủy Hoàng liệu có thể thay đổi đại cục nhà Thanh?
Từ Hi thiếu tầm nhìn xa trông rộng, đóng cửa và phong tỏa đất nước, không thấy sự phát triển của thế giới phương Tây. Vào thời điểm đó, thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, điện được sử dụng rộng rãi, các nước phương Tây sử dụng điện để sản xuất động cơ đốt trong và động cơ diesel, công nghệ nấu chảy thép có một bước đột phá lớn.
Vì vậy, một chiếc xe đã ra đời, tiếp tục tạo nên một sự thay đổi lớn trong vũ khí, súng trường gắn sau xuất hiện, nhanh chóng thay thế súng trường được trang bị trước phổ biến trong hơn 400 năm, pháo cũng được thay thế bằng vũ khí tiên tiến hơn. Song mọi thứ đã ngoài tầm với của Thanh triều lúc bấy giờ.
Nếu năm đó là Tần Thủy Hoàng, khi đối mặt với liên quân tám nước, cục diện lịch sử có lẽ đã thay đổi. Nhìn lại nước Tần, lúc đó vũ khí bằng sắt mới bắt đầu sử dụng, Tần Thủy Hoàng hao phí rất nhiều tài lực cho một lượng lớn vũ khí sắt, do đó quân Tần đã có được vũ khí tiên tiến nhất thời bấy giờ, nâng cao đáng kể sức chiến đấu của quân binh. Nếu Tần Thủy Hoàng cai trị vào cuối triều đại nhà Thanh, với tài năng của mình, ông sẽ tập hợp mọi tài lực để có vũ khí tối tân nhất.
Từ Hi tuyên chiến sai lầm với 11 quốc gia, trực tiếp dẫn đến liên quân tám nước xâm lược Trung Quốc. Lúc ấy Vinh Lộc (nhà quân sự thuộc Bát Kỳ cuối Thanh triều) trình lên Từ Hi Thái Hậu một bản chiếu thư do 11 công sứ phương Tây cùng đề xuất, lần này có thể chọc giận Từ Hi.
Lúc đó quốc khố Thanh triều thiếu hụt, quân khố không có dự trữ đạn dược, lực lượng quân sự đôi bên chênh lệch rất lớn, thế mà Thanh triều trực tiếp tuyên chiến với 11 nước. Chỉ trong 56 ngày ngắn ngủi, Từ Hi đã thất bại và liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh.
Lúc này Từ Hi không phái quân binh chống cự, ngược lại chỉ tự bảo vệ mình và mang theo Quang Tự chạy trốn, mặc cho dân chúng thành Bắc Kinh bị quân xâm lược tàn sát, Viên Minh Viên bị thiêu rụi, một lượng lớn văn vật trân quý bị lấy đi, hơn nữa còn ký kết hiệp ước Tân Sửu cắt đất bồi thường.
Nếu lúc đó là Tần Thủy Hoàng cầm quyền, cho dù 11 quốc gia thực sự đồng thời nộp văn kiện, Tần Thủy Hoàng cũng sẽ hòa hoãn, sau đó đánh từng nước, tuyệt đối sẽ không khai chiến với 11 nước cùng lúc. Về phương diện này, Tần Thủy Hoàng là một tay lão làng, khi thống nhất 6 nước, ông đã áp dụng phương pháp “xa thì kết giao, gần thì tấn công”, trước yếu sau mạnh, đánh tan từng nước một, cuối cùng thành công mỹ mãn.
Từ Hi cực kỳ ghét biến pháp (cải cách đất nước trên quy mô lớn), sai lầm cho rằng biến pháp là tước bỏ quyền lực của bà, nên có chết cũng không muốn làm.
Tần Thủy Hoàng đã thực hiện biến pháp trong thời gian cai trị, bao gồm một loạt cải cách và tạo ra vô số thành tựu được công nhận trong lịch sử Trung Quốc.
Song mọi thứ cũng chỉ là giả thiết. Lịch sử đã trải qua và không thể thay đổi. Nhà Thanh suy tàn cũng không phải nguyên nhân hoàn toàn thuộc về Từ Hi Thái Hậu. Đồng thời, nếu Tần Thủy Hoàng thật sự “xuyên không” đến thời nhà Thanh, chúng ta cũng không dám chắc ông có thể thay đổi đại cục hay không.
Nguồn: Sohu