Martin Nguyễn: Giấc mơ của tôi là làm một chút gì đó cho Việt Nam
* Khi thành phần nhà sản xuất có số lượng nhiều hơn cả đội ngũ diễn viên trong phim thì điều đó có lạ với nền điện ảnh Việt Nam và Hollywood?
Nhà sản xuất Martin Nguyễn. Ảnh: Bùi Dũng
* Được biết, 8 giám đốc sản xuất trong Để Mai tính cũng chính là 8 nhân vật chủ chốt của Early Risers Media Group được thành lập chưa lâu. Vậy vai trò riêng của anh trong bộ phim và trong công ty là gì?
- Như tên “group” thì tôi phải một trong những người luôn dậy sớm! Còn vai trò riêng của tôi ngang hàng, bình đẳng với các anh em khác và tôi chịu trách nhiệm chính về phần TV show hậu trường. Tôi lên ý tưởng và tổ chức sản xuất 16 tập phim đã phát trên các kênh truyền hình trước khi Để Mai tính chính thức ra rạp. Đây là điều rất mới đối với điện ảnh trong nước: lần đầu tiên có một chuỗi các tập phim dạng truyền hình thực tế về chuyện hậu trường làm phim được khai thác kỹ càng và chân thực. Xem những TV show này khán giả sẽ thấy được đằng sau những cảnh diễn là một thế giới khác, không phải là sự hào nhoáng mà là sự vất vả, cực nhọc, với cường độ lao động dồn dập. Trên trường quay, không có ai là ngôi sao hay nghệ sĩ.
Trong công ty, chúng tôi cũng hoạt động theo hình thức “team work” và tôi chuyên trách phần thực hiện các TV show, theo dõi hậu trường. Early Risers Media Group chỉ mới thành lập được hơn một năm, với mục tiêu chính là sản xuất và phát hành nội dung truyền thông cho thị trường Việt Nam và toàn cầu, tập trung vào phim truyện, show truyền hình và âm nhạc.
Để Mai tính chính là dự án đầu tiên của tôi ở Việt Nam sau sau 10 năm làm ở Hollywood, hai năm ở Thái Lan. Tôi đến Thái Lan khi công ty mà tôi làm việc muốn bành trướng sang châu Á, muốn lấy khách hàng ở châu Á mang về Mỹ. Đó cũng là lúc Thái Lan đang bùng nổ về thị trường phim thương mại, giải trí. Lúc này tôi tiếp tục kết nối với Dustin Nguyễn sau khi chúng tôi đã quen nhau từ Mỹ. Rồi như số phận sắp đặt, bây giờ chúng tôi cùng làm việc với nhau và trở về Việt Nam.
Martin Nguyễn (ngoài cùng bên phải) trong cảnh hậu trường bên bờ biển Nha Trang
- Tôi sung sướng vì khán giả rất quan tâm đến phim này, cho phản hồi rất tốt. Thực sự, bộ phim đã hoàn thành vượt quá mong đợi nên tôi không thấy có điều gì đáng phiền lòng cả.
* Kể cả những tiêu chuẩn cần có để bán được ra thị trường bên ngoài?
- Đúng vậy, tôi hoàn toàn yên tâm khi đưa phim này ra nước ngoài.
* Kế hoạch đó cụ thể thế nào?
- Cái này tôi không rõ lắm, vì do anh Dustin phụ trách. Nhưng tôi được biết, trong kế hoạch đưa phim ra thị trường quốc tế sẽ có Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hong Kong… Tôi ở Thái Lan hai năm, tôi cũng biết những phong tục mà người Thái Lan thích, đó là xem phim được cười, có yếu tố lãng mạn, nội dung nhẹ nhàng, cảnh quay đẹp. Phim này có yếu tố đồng tính nữa nên càng dễ thu hút khán giả Thái. Chúng tôi đã có nhà phát hành ở Thái Lan và tự tin rằng Để Mai tính có chất lượng còn tốt hơn nhiều bộ phim khác của nước này! Tôi mong muốn khi người Thái họ xem, họ phải ngạc nhiên vì đó là sản phẩm “Made in Vietnam”. Song song với việc đưa phim ra phát hành bên ngoài thì ở trong nước, chúng tôi sẽ thực hiện chương trình truyền hình Trở thành Ngôi sao.
* Trở thành Ngôi sao, nghe tên đã thấy giống Vietnam Idol, Sao Mai Điểm hẹn… ở trong nước; X-Factor, Britain’s got talent… ở nước ngoài?
- Có giống và khác. Đây là gameshow kết hợp với truyền hình thực tế. Chúng tôi sẽ tuyển chọn các tài năng trên khắp Việt Nam từ ca hát, nhảy múa, trình diễn – thiết kế thời trang… Với tất cả những gì ứng viên có, họ phải biết cách làm thế nào để trở thành người tốt nhất. Khán giả trẻ xem chương trình này sẽ học hỏi được các kỹ năng cần thiết cho quá trình hoàn thiện bản thân: Ồ, người ta làm được vậy tại sao mình không làm được! Chúng tôi không mua bản quyền của ai mà đây hoàn toàn là chương trình dựa trên ý tưởng của tôi, riêng biệt. Chúng tôi đang làm việc với VTV3 cho kế hoạch thực hiện trong năm nay. Cũng muốn nói thêm là chúng tôi đã làm chương trình FIFA World Cup phát trên VTV2. Tôi đã đi qua nhiều nước như Pháp, Đức, Argentina, Tây Ban Nha…, phỏng vấn nhiều cầu thủ nổi tiếng thế giới, quay những cảnh hậu trường mà mọi người ít thấy, để khán giả có thể thấy bóng đá có liên hệ gì với những phong tục, những nền văn hóa khác nhau.
* Mấy năm qua thị trường truyền hình trong nước có sự bùng nổ rất nhanh chóng, thậm chí hoạt động hỗn loạn. Đó có phải rào cản, thách thức đối với anh?
- Bùng nổ là điều tốt, vì sẽ tốt cho cạnh tranh. Đòi hỏi của khán giả là không ngừng, khi đã có sản phẩm tốt thì họ muốn được phục vụ tốt hơn và tốt hơn nữa. Còn sự hỗn loạn, nếu có, thì tôi không phải người nắm quyền lực để có thể kiểm soát nó. Việc tôi cần làm chính là tạo ra những sản phẩm tốt như mình mong đợi và đóng góp cho nhu cầu ngày càng cao của khán giả.
Giấc mơ của tôi là làm được một chút nào đó cho Việt Nam, để người Việt Nam thấy hạnh phúc hơn. Được vậy thì mai mốt nếu có bay về Mỹ tôi cũng thấy nhẹ nhõm. Tôi không phải người Hàn, người Nhật. Khi Thái Lan mời tôi làm TV show cho Thái Lan, tôi nghĩ, tại sao mình lại làm cho họ mà không phải làm cho Việt Nam?
Martin Nguyễn: “Tôi
qua Mỹ lúc 12 tuổi, học về khoa học máy tính. Công ty tôi làm là Axium
International (nay Entertainment Partner đã mua lại) chuyên thực hiện
các phần mềm về kế toán, tài chính; phụ trách phân bổ ngân sách cho một
số hãng sản xuất phim của Hollywood. Ví dụ, Sony sản xuất một bộ phim
với tổng chi phí là 300 triệu đô, họ phải nhờ một công ty trung gian
phân bổ số tiền đó, trả tiền cho nhân sự làm phim, từ đạo diễn đến diễn
viên. Chúng tôi lập trình cho toàn bộ các khâu chi trả này cũng như
những vấn đề liên quan đến luật pháp, tiền thuế. Bộ phim Người Mỹ trầm
lặng là khách hàng của chúng tôi. Lúc đầu, khi phân bổ tiền cho họ tôi
không biết Người Mỹ trầm lặng làm ở Việt Nam. Chính vì làm những công
việc này mà tôi hiểu sâu về các quy trình sản xuất, các vấn đề hậu
trường từ bên trong. Những producer rất cần những hiểu biết đó. Những
phần mềm như tôi đã thực hiện hiện cũng rất cần cho thị trường và các
nhà sản xuất phim Việt Nam”. |