Lợi ích của Mỹ, Trung, Nga trên Biển Đông

Rõ ràng việc Nga quay trở lại châu Á Thái Bình Dương, khu vực đa trung tâm quyền lực và có nhiều mối quan hệ phức tạp khác với Đại Tây Dương, không chỉ gắn với việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
10/05/2016 15:19

(Thethaovanhoa.vn) - Rõ ràng việc Nga quay trở lại châu Á Thái Bình Dương, khu vực đa trung tâm quyền lực và có nhiều mối quan hệ phức tạp khác với Đại Tây Dương, không chỉ gắn với việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ là quốc gia đang chống lại sự tăng cường ảnh hưởng và mưu đồ kiểm soát các tuyến đường biển của Bắc Kinh.

Trang mạng Tin tức quốc gia của Nga số ra ngày 9/5 có bài viết nhan đề “Trung - Mỹ đối đầu: Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Biển Đông”.

Theo bài viết, tạp chí Phố Wall trích dẫn một nguồn tin trong Chính phủ Mỹ cho biết Washington đã huỷ chiến dịch quân sự nhằm khẳng định tự do hàng hải tại Biển Đông được ấn định tổ chức vào tháng 4. Theo nguồn tin, Washington muốn "hạ nhiệt căng thẳng" xung quanh bãi đá Scarborough mà Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền.

Manila khẳng định Trung Quốc đang có kế hoạch xây "hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm" tiếp theo ở bãi đá Scarborough, nghĩa là một căn cứ quân sự với hạ tầng đi kèm có khả năng tiếp nhận máy bay và tàu quân sự. Trung Quốc đã xây dựng trái phép các căn cứ tương tự trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam.

Tại đây, Bắc Kinh không tiếc tiền bạc, đã bồi đắp các hòn đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự. Tại bãi đá Scarborough công việc bồi đắp chưa được tiến hành.


Trung Quốc đã có hành vi xây dựng trái phép trên nhiều đá thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền Việt Nam. Ảnh: SIA

Xung đột xung quanh bãi đá Scarborough chỉ là một trong số các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nơi lợi ích của các quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á xung đột với Trung Quốc - quốc gia có tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Sau khi xây dựng hệ thống các căn cứ quân sự ở trung tâm Đông Nam Á, Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng mở rộng sức mạnh quân sự ra toàn tiểu khu vực. Mong muốn này của Trung Quốc đã được chính một số quan chức của nước này nêu lên khi tuyên bố về khả năng thiết lập tại Biển Đông “vùng nhận dạng phòng không” giống như đã làm ở biển Hoa Đông năm 2013.

Nếu Trung Quốc thiết lập được quyền kiểm soát đối với vùng biển này thì tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi hàng năm có lưu lượng hàng hoá trị giá lên đến 5 nghìn tỷ USD đi qua, có thể bị đe dọa.

Mỹ là quốc gia chống lại sự tăng cường ảnh hưởng và mưu đồ kiểm soát các tuyến đường biển của Trung Quốc. Về bản chất, Mỹ đang thể hiện là chỗ dựa của các quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh.

Lập trường của Mỹ được Nhật Bản và Hàn Quốc ủng hộ vì lo ngại hành động của Trung Quốc sẽ đe dọa các tuyến đường vận tải dầu mỏ từ các nước vùng Vịnh Pexic đi qua Biển Đông. Ấn Độ cũng mong muốn kiềm chế người láng giềng phía Bắc, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của mình ra tiểu khu vực.

Như vậy, một mặt trận chống Trung Quốc đang được hình thành giữa các quốc gia Đông Nam Á và các cường quốc lớn như Mỹ, Nhận Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Việc Mỹ huỷ bỏ chiến dịch khẳng định tự do hàng hải ở Biển Đông không có nghĩa là Mỹ sẽ chấm dứt ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á.

Ví dụ tuần trước, 4 máy bay cường kích của Mỹ đã bay sát bãi đá Scarborough, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ashton Carter có chuyến thăm Philippines.

Trong khi đó, Nga trong rất nhiều năm tuyên bố giữ lập trường trung lập và không đứng về bên nào của cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, về khách quan Moskva cũng không hề muốn các tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đông bị một quốc gia nào đó kiểm soát.

Đơn cử, xuất khẩu dầu của Nga từ cảng Kozmino sang Đông Nam Á phải đi qua Biển Đông. Trong đó, xuất khẩu sang Malaysia chiếm 6,5%, Thái Lan - 5,7%, Philippines - 5,3% và Singapore - 4,5% tổng xuất khẩu của Nga.

Việc hội nhập vùng Viễn Đông của Nga với châu Á - Thái Bình Dương cũng phụ thuộc nhiều vào việc đảm bảo tự do hàng hải ở Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, trong số các quốc gia xung đột lãnh thổ với Trung Quốc còn có Việt Nam, đối tác chiến lược toàn diện của Nga và Nga đang có các dự án lớn về năng lượng đang triển khai trên thềm lục địa của nước này.

Mặt khác, Nga cũng mong muốn giữ mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Việc châu Âu và Mỹ đóng cửa thị trường tài chính đối với Nga đã buộc phần lớn các công ty lớn của Nga phải tìm đến với Trung Quốc, thị trường duy nhất có khả năng tài chính ngang ngửa với phương Tây. Bên cạnh đó, trong số các nước phản đối Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông còn có cả các đối thủ của Nga trên trường đối ngoại.

Hồi giữa tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng xung đột lãnh thổ ở Biển Đông cần phải do chính các bên xung đột giải quyết, "không có sự can dự của bên thứ ba và không quốc tế hoá các tranh chấp này".

Phát ngôn này của ông Lavrov ngẫu nhiên được hiểu giống như sự ủng hộ của Nga đối với Bắc Kinh. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đánh giá cao tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga.

Trong khi đó, Việt Nam cũng ngay lập tức có thông tin phản hồi khi người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này Lê Hải Bình tuyên bố "các vấn đề liên quan đến tất cả các nước trong khu vực như an ninh, tự do hàng hải và hàng không cần phải được thảo luận và giải quyết với tất cả các bên liên quan". Phản ứng này của Việt Nam không có gì đáng ngạc nhiên vì tất cả các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á đều lo ngại phải đơn phương đối mặt với Trung Quốc.

Rõ ràng là Bắc Kinh đang nỗ lực tăng cường vị thế của mình trước khi Toà trọng tài quốc tế về luật Biển tại La Haye sẽ đưa ra phán quyết đối với vụ việc Philippines kiện Trung Quốc vào tháng tới. Trung Quốc cho rằng việc toà xem xét vụ việc chính là một trong những hình thức quốc tế hoá cuộc tranh chấp này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Lavrov tại Moskva, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã đề nghị người đồng nhiệm Nga ra tuyên bố phản đối "quốc tế hoá tranh chấp" và tính bắt buộc các phán quyết của toà.

Phát ngôn trên của ông Lavrov hiển nhiên được các nước Đông Nam Á hiểu là sự ủng hộ của Nga đối với yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc triệt để tranh thủ tuyên bố này, đã khiến các quốc gia Đông Á lo ngại. Điều này đặt chính sách "Bước ngoặt về phía Đông" của Nga dưới một dấu hỏi lớn.

Rõ ràng việc Nga quay trở lại châu Á - Thái Bình Dương, khu vực đa trung tâm quyền lực và khá phức tạp với nhiều mối mâu thuẫn (khác với Đại Tây Dương) không thể gắn với việc tăng cường quan hệ chỉ với Trung Quốc, quốc gia tuy có ảnh hưởng trong khu vực song cũng còn khá hạn chế.

Việc hội nhập vùng Viễn Đông với khu vực này cũng phụ thuộc vào khả năng thúc đẩy mối quan hệ láng giềng thân thiện với tất cả các trung tâm quyền lực, hay ít nhất là giữ thái độ trung lập.

Về khách quan, việc tự do hàng hải ở Biển Đông bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện Thoả thuận đơn giản hoá thủ tục cho tàu chiến Nga ở Cam Ranh và đặt các tuyến đường giao thương hàng hải tối cần thiết để phát triển vùng Viễn Đông của Nga trước sự đe doạ.

Và cuối cùng, việc đứng về một bên trong cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ làm giảm đáng kể không gian hành động của Nga ở Đông Á và thu hẹp cơ hội Nga thể hiện với tư cách trung gian hoà giải tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á.

Quang Vinh (P/v TTXVN tại Nga)

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.