Lê Bê La kể hậu trường Tiếng sét trong mưa: Nhìn anh Cao Minh Đạt diễn thấy thương
(Thethaovanhoa.vn) - Lê Bê La cho biết ở phân đoạn Cao Minh Đạt đánh cô, đạo diễn quay rất nhiều góc máy nên cả 2 diễn nhiều lần đến kiệt sức.
>> Link xem Tiếng sét trong mưa tập 36 lúc 20h tối thứ Bảy 12/10 trên kênh THVL1:
https://www.thvli.vn/live/thvl1-hd/aab94d1f-44e1-4992-8633-6d46da08db42
http://hplus.com.vn/xem-kenh-thvl1-truyen-hinh-vinh-long-1-899.html
>> Link xem trọn bộ phim Tiếng sét trong mưa trên THVLi:
https://www.thvli.vn/phim-viet-nam
https://www.thvli.vn/detail/tieng-set-trong-mua
Lê Bê La là gương mặt quen thuộc của màn ảnh phía Nam. Dù không nổi đình đám như nhiều đồng nghiệp, nhưng cô vẫn có vị trí chắc chắn trong lòng khán giả. Nữ diễn viên nổi lên từ vai Tùng trong Cổng mặt trời – bộ phim ăn khách nhất trong năm 2009. Cũng nhờ vai diễn này, cô có mặt trong Top 5 Mai Vàng.
Nhiều người kỳ vọng với đà phát triển, Lê Bê La sẽ bứt phá để trở thành diễn viên nổi tiếng. Thế nhưng, cô lại chọn cuộc sống gia đình bằng việc kết hôn và sinh con sau đó.
Cùng thời điểm này, phim truyền hình phía Nam bị bão hòa do sản xuất với số lượng ào ạt, không quan tâm đến chất lượng. Thêm vào đó, gameshow bùng lên như một “cơn sốt” mới khiến người xem không còn tha thiết với phim ảnh.
- Tiếng sét trong mưa: Thêm những cuộc tình yêu trong vô vọng
- Tiếng sét trong mưa tập 36: Lịch phát sóng trên kênh THVL1
- Tiếng sét trong mưa tập 36: Thanh Bình hôn Phượng, bà Bảy than 'oan nghiệt'!
- Tiếng sét trong mưa tập 36: Hai Sáng dọa mẹ chồng 'tụng kinh 10 kiếp cũng không hết tội'
Thế nhưng, Lê Bê La chưa bao giờ hối tiếc về quyết định lấy chồng sinh con, bởi cô muốn làm nghề lâu dài thay vì nổi tiếng chỉ trong phút chốc. Và Tiếng sét trong mưa, một lần nữa đưa Lê Bê La trở lại chinh phục người xem nhưng lần này không phải theo cách một nhân vật được thần tượng.
“Hiểm ích kỷ nhưng theo kiểu của con nít sợ bị đòn roi”
* Vai Hiểm – một kẻ hầu ưa nịnh của Lê Bê La làm khán giả ghét cay ghét đắng, chị đón nhận phản ứng của người xem thế nào?
- Tôi khá bất ngờ vì phản hồi của khán giả. Nhưng cũng bình thường khi mọi người ghét Hiểm. Vì như vậy, họ đã tiếp nhận vai diễn của tôi thành công. Tôi thấy tốt đó chứ.
Ban đầu, khi đọc kịch bản, tôi đã thấy vì nhân vật Hiểm khá lạ so với những vai diễn từ trước đến nay của tôi. Hiểm cũng có nhiều đất diễn nên làm tôi đau đầu.
* Điều gì ở vai diễn này thu hút chị?
- Nhân vật Hiểm trải qua 2 thời kỳ, tuy ít nhưng xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối phim và càng ngày lại gay cấn hơn. Tuy Hiểm ác nhưng ở giai đoạn sau lại đòi hỏi cuộc đấu tranh nội tâm, tôi cho rằng đây là đoạn đinh của thử thách diễn xuất.
Mà nhân vật này lại khá hài hước, vì Hiểm ích kỷ theo kiểu của con nít, nó sợ bị đòn roi mới gây nên tội lỗi. Đó không phải dã tâm, tôi thấy nhiều điểm lạ nên bắt đầy yêu thích Hiểm.
* Hiểm cũng không phải vai diễn thường thấy của Lê Bê La trên màn ảnh. Chị hóa thân thành Hiểm ra sao?
- Tôi quen đóng những vai có chiều sâu và độ đằm nhất định, nhưng Hiểm lại khác. Ở giai đoạn đầu, tôi phải thể hiện một Hiểm rất ồn ào, kiểu miệng thì nói còn khua tay múa chân, buộc phải dùng hình thể nhiều. Nó khác với những nhân vật trong phim Dập tắt lửa lòng hay Phận làm dâu.
Đạo diễn Phương Điền động viên, nói tôi cố gắng vì anh cần Hiểm phải thế này, thế kia. Ra phim trường, anh Điền cũng chỉnh sửa nhiều cùng tôi để tạo ra phản hồi tốt từ người xem.
* Sự tương tác giữa Lê Bê La và các bạn diễn cũng tạo ra sự sinh động cho nhân vật. Chị và đồng nghiệp làm việc thế nào?
- Phải thừa nhận nhờ có bạn diễn, tôi mới được thăng hoa trong diễn xuất. Trong phim này, tôi làm việc với "song Đạt" và thật lòng rất cảm ơn 2 anh nhiều.
Lần đầu tiên, tôi làm việc với Hứa Minh Đạt nhưng vì anh vui tính, thoải mái nên 2 anh em dễ tương tác với nhau. Tôi biết anh Cao Minh Đạt đã lâu. Hồi sinh viên, tôi đóng một vai nhỏ trong bộ phim Tình yêu còn lại do anh và chị Thanh Thúy là diễn viên chính.
Nhưng đóng cùng bộ phim, chứ tôi chưa diễn chung với anh bao giờ. Lúc ra phim trường, tôi thấy anh làm việc rất chuyên nghiệp, anh chỉ tập trung vào nhân vật. Mọi người nói chuyện, anh chỉ cười điềm đạm.
Nhưng khi vào cảnh, anh làm cho bạn diễn được đôn cảm xúc lên rất nhiều. Đó là may mắn của tôi, vì cần bạn diễn để phối hợp ăn ý. Những bậc đàn anh có sức diễn dồi dào, tinh thần cao sẽ kéo được bạn diễn theo.
“Tôi sống bình tĩnh, không cạnh tranh bằng cách này hay cách khác”
* Điều khó khăn nhất trong quá trình quay là gì?
- Anh Phương Điền làm việc quá kỹ. Mỗi phân đoạn, anh “set up” vài tiếng là bình thường, nhiều khi diễn viên phát bực luôn, phải kêu lên “trời ơi, anh chuẩn bị lâu quá, tụi em ngồi đợi cũng mệt nữa”.
Riêng phân đoạn anh Cao Minh Đạt vai cậu ba Khải Duy đánh Hiểm phải lấy nhiều góc máy nên rất mệt. Chúng tôi phải diễn mấy tiếng đồng hồ, nhìn anh Đạt thấy thương luôn. Tôi nói thầm trong bụng, diễn kiểu này chắc chết anh ấy.
Vì cảnh tôi khóc, khán giả chỉ thấy vài giọt nước mắt nhưng phải quay rất nhiều góc. Mỗi lần xong, đạo diễn kêu làm đi làm lại cho cảnh toàn, rồi đến cảnh trung chỉ quay anh Cao Minh Đạt, đến cận cảnh thì lúc này mình mới “chết” thật.
Khó nhất là làm sao giữ được cảm xúc như ban đầu, mà cảnh bị đánh vì quay nhiều nên tôi bị đau. Lúc đầu anh Đạt giáng đòn roi, tôi diễn theo kiểu hoảng hốt, bất ngờ. Nhưng sau đó lại quen đòn nên toàn bị sợ trước, bởi vậy rất căng thẳng.
* Nhân vật Hiểm có sự chuyển biến về tâm lý ở giai đoạn sau này. Hiểm sẽ tạo ra sự bất ngờ cho phim?
- Tôi không dám hứa điều gì, nhưng sau này, chắc chắn khán giả sẽ yêu thích Hiểm. Dù mọi người có ghét Hiểm bao nhiêu trước đây, thì sau này sẽ thương cô ấy bấy nhiêu.
Không biết người xem thấy Hiểm về già ra sao, còn tôi lúc hóa trang nhìn rất ghê, như một bà điên đúng nghĩa. Trông tôi lúc đó rất kinh dị, vì mặc bộ đồ tối màu, mắt lúc nào cũng trợn lên, tóc lại bạc mà cứ đi lủi thủi.
* Sau khi tỏa sáng với vai Tùng trong “Cổng mặt trời”, nhiều người nói Lê Bê La sẽ nổi tiếng nhưng cuối cùng, chị lại có phần lặng lẽ hơn so với đồng nghiệp. Vì sao vậy?
- Cái này thuộc về duyên phận rồi. Thứ nhất, tôi không chọn cách đánh bóng tên tuổi bằng nhiều cách. Làm nghề này phải truyền thông tốt. Nhưng tôi lại mải mê, cắm đầu vào lo cho gia đình, con cái nên đường sự nghiệp không bằng. Dĩ nhiên, tôi phải hy sinh một thứ chứ đầu phải cái gì cũng tham.
Thứ hai, giờ diễn viên rất đông và khi tôi nghỉ sinh con, đã mất một khoảng thời gian khá dài. Thứ 3, không phải ai cũng may mắn ở trên đỉnh cao mãi.
Vai diễn lớn của tôi trong sự nghiệp là Tùng, được mọi người yêu thích, đến giờ vẫn không có vai nào nổi trội hơn. Những phim như Duyên nợ miền Tây, Dập tắt lửa lòng, Phận má hồng, Ở lại thế gian… được mọi người yêu thích nhưng những vai này không có cá tính mạnh như Tùng.
Nhân vật Tùng quá hay, bao nhiêu đức tính tốt đẹp của cuộc đời mà người ta muốn có đều nằm ở một nhân vật này. Hồi nhỏ tôi xem phim kiếm hiệp, thường thích người trừ gian diệt bạo. Tùng nghĩa khí, hào hiệp nên khán giả luôn nhớ đến. Sau này vai của tôi thiên về chiều sâu nhiều hơn.
Nhưng tôi không ân hận, bởi vì mình đã có một số vai để đời, từ thiện đến ác đều có đủ. Chỉ tiếc một điều là tôi rất mê đóng phim hành động nhưng chưa có cơ duyên trải nghiệm.
Tổ cho gì tôi nhận đấy, chứ không đòi hỏi. Nếu Tổ cho thì mình nhận, không thì thôi. Vì cái duyên mỗi người với nghề nó vốn như vậy nên tôi không cạnh tranh khốc liệt bằng cách này hay cách khác. Tôi sống bình tĩnh, không việc gì phải vội vàng.
Tiếng sét trong mưa và những tên tuổi lẫy lừng
Tiếng sét trong mưa - bộ phim của đạo diễn Phương Điền được phóng tác từ vở cải lương nổi tiếng Lôi Vũ được chuyển soạn bởi 2 soạn giả Thế Anh – Thế Châu, Tiếng sét trong mưa từng được trình diễn bởi những tên tuổi lẫy lừng: Minh Vương, Lệ Thủy, Tô Kim Hồng, Diệp Lam, Thanh Nguyệt…
Dù xuất phát điểm là kịch phẩm của tác giả Tào Ngu (Trung Quốc), nhưng khi được chuyển soạn thành cải lương, nó trở thành một trong những tác phẩm kinh điển trên sân khấu cải lương Việt Nam.
Sau mấy chục năm ra đời, tồn tại tác phẩm vẫn luôn được nhiều thế hệ khán giả nhắc nhớ. Giờ đây, dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Nguyễn Phương Điền, Tiếng sét trong mưa mang bối cảng Nam bộ xưa xoay quanh cuộc sống của Thị Bình – người đàn bà lam lũ, thật thà sống cùng cô con gái Kim Phượng, thiếu nữ 16 tuổi xinh xắn, dịu dàng.
Bà Bình trở thành vợ của ông Quý sau biến cố đặc biệt cách đây đã 30 năm, khi chính ông – với chiếc thuyền câu nhỏ bé đã cứu được bà cùng cậu con trai đỏ hỏn trong một đêm mưa gió. Từ đó, bà an phận sống ở vùng quê nghèo, nuôi con xa lánh thế sự còn ông Quý đi làm ăn xa nuôi gia đình. Phượng chính là kết quả của cuộc tình nhiều ân nghĩa hơn tình yêu giữa cả hai.
Một ngày, ông Quý – ba của Phượng từ thành phố trở về muốn đưa cả hai mẹ con lên thành phố, sau khi xin được công việc tốt, với mong muốn tiện việc chăm sóc. Nhất mực không muốn rời làng quê nhưng trước sự kiên quyết của ông Quý, bà chấp nhận cho Phượng lên thành phố với yêu cầu hai cha con phải hứa không được vào làm cho bất kỳ gia đình giàu có nào. Nhưng, số phận đưa đẩy Phượng trở thành người giúp việc cho gia đình ông Khải Duy, một chủ đồn điền cao su khét tiếng, độc ác và gia trưởng.
Phượng bước vào gia đình giàu có kia với biết bao điều kì lạ. Bà ba Hạnh Nhi suốt ngày giam mình trong phòng, đắm chìm trong những cuốn tiểu thuyết diễm tình lãng mạn, chỉ đến giờ cơm mới bước ra ngoài. Trong nhà, căn phòng của bà chủ lớn – được cho là đã mất khi sinh cậu Hai Bình được ông Duy giữ nguyên, nhưng luôn có cảm giác u ám, ghê rợn cùng lời đồn có ma.
Một ngày nọ, ông Quý phát hiện bí mật động trời cậu Hai Bình và mẹ kế có tơ tình với nhau.
Tất cả bắt nguồn từ lần mợ ba Hạnh Nhi bị bệnh, không có ai ở nhà buộc cậu Hai Bình phải vào chăm sóc rồi bị quyến rũ. Cậu trai trẻ mới lớn, cường tráng, lực lưỡng nhưng ngây thơ; tò mò trước giới tính đã sập bẫy người phụ nữ lọc lõi. Dù nhiều lần lảng tránh, từ chối thậm chí bỏ nhà bỏ học đi hoang, nhưng cậu Hai Bình không tránh khỏi được sự cám dỗ của mẹ kế và muốn tìm đến cái chết.
Chính Phượng là người ra tay cứu và từ đó, cả hai nảy sinh tình cảm. Nhưng trớ trêu thay, Xuân – con trai bà Hạnh Nhi, dù ẻo lả, yếu đuối, nhưng tâm hồn trong sáng, nhân hậu cũng cảm mến Phượng. Cuộc tình tay ba này rồi sẽ đi về đâu; và ai mới là người Phượng chọn để gửi gắm đời con gái? Bà Hạnh Nhi sẽ làm gì khi biết “tình trẻ” của mình lại đem lòng yêu người con gái khác?
Truyện phim Tiếng sét trong mưa còn liên quan đến Hải, cậu con trai đỏ hỏn năm xưa được chính ông Qúy cứu vớt; nay làm việc trong đồn điền cao su của Khải Duy. Là anh trai cùng mẹ khác cha; mục đích bà Bình cho Phượng lên thành phố làm việc cũng vì muốn cô chăm sóc cho anh trai. Hải tính tình thẳng thắn, cương trực, luôn đại diện cho các công nhân đòi quyền lợi; nên luôn là người chướng tai gai mắt với ông Duy, và hơn một lần ông muốn đuổi, thậm chí tìm cách hãm hại khiến Hải suýt rơi vào vòng lao lý.
Khi hay tin con gái yêu cậu chủ nhà giàu có, bà Bình quyết lên thành phố. Rồi bà bàng hoàng nhận ra, đó chính là gia đình năm xưa bà cũng từng là người hầu, được cậu chủ Khải Duy đem lòng yêu mến. Và cũng chính gia đình địa chủ này – đứng đầu là bà Hội đồng đã lập nên tấn tuồng bỉ ổi, đẩy bà cùng đứa con nhỏ suýt chết chìm trong dòng nước của đêm mưa gió; nếu không có ông Qúy cứu giúp. Sự thật năm xưa, chuyện con chung con riêng dần hé lộ với những kết cục vô cùng bi thảm...
Phim Tiếng sét trong mưa quy tụ dàn diễn viên tên tuổi. Vai nữ chính trong phim Thị Bình được trao cho Nhật Kim Anh – nữ diễn viên không chỉ sở hữu khuôn mặt hợp với các vai khắc khổ, lam lũ, cam chịu mà còn có nội lực diễn xuất đa dạng.
Vai Phượng, cô con gái 16 tuổi của Thị Bình – được giao cho gương mặt đang rất được yêu thích hiện nay trên màn ảnh nhỏ Oanh Kiều. Vẻ ngoài hiền dịu, đậm chất miền Tây cùng kĩ năng diễn xuất đã được thử thách qua nhiều dự án phim truyền hình, đây là gương mặt được đạo diễn Nguyễn Phương Điền dành nhiều tâm huyết và sự kì vọng.
Ở tuyến nhân vật nữ, vai diễn “mợ ba” Hạnh Nhi được trao cho diễn viên khả ái Thảo Trang. Trong khi đó, vai bà Hội đồng độc đoán, độc ác sẽ được trao cho diễn viên gạo cội NSƯT Diệu Đức.
Tuyến nhân vật nam, vai cậu ba Khải Duy được trao cho Cao Minh Đạt, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm diễn xuất. Khải Duy là vai diễn đa tính cách, bề ngoài độc ác, lạnh lùng, gia trưởng nhưng thực chất là con người chung thủy, nhân hậu.
Bộ phim lấy nhiều nước mắt
Trước đó, tại cuộc họp báo giới thiệu về bộ phim Tiếng sét trong mưa, đạo diễn Nguyễn Phương Điền chia sẻ rằng, bộ phim rất nhiều nước mắt từ quá trình quay đến dựng.
Diễn viên Nhật Kim Anh (vai Thị Bình) cho hay: "Khi được nhà sản xuất, đạo diễn gửi lời mời, tôi thậm chí còn không tin mình được giao vai. Vai diễn này đòi hỏi không chỉ diễn về mặt hình thể, cơ mặt mà đặc biệt phải lột tả được tâm lý qua ánh mắt. Sau 2 năm đóng phim, cảm xúc với tôi vẫn rất vẹn nguyên".
Theo Nhật Kim Anh, vai Thị Bình trong Tiếng sét trong mưa là vai diễn và là bộ phim kinh điển mà cô có cơ hội tham gia. Mọi thứ đều được thực hiện quá chỉn chu, kĩ lưỡng. Từ lúc đọc kịch bản đã khóc và sống cùng nhân vật suốt thời gian qua. Hai năm qua từ sau Tiếng sét trong mưa, đọc các kịch bản khác cô đều không có cảm xúc và không nhập được vai nên đều từ chối.
Phim không chỉ là chuyện tình, là chuyện đời của Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt), mà còn là câu chuyện của Nam Bộ thời phong kiến - thực dân trước 1945. Phim đi từ chuyện những tá điền cam phận đến những mâu thuẫn giai cấp và ý thức hệ, để cuối cùng là câu chuyện Nam Kỳ khởi nghĩa.
Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền.
Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.
Với 54 tập phim về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí làm Tiếng sét trong mưa chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.
Vì sao Tiếng sét trong mưa gây sốt?
Chuyển thể gián tiếp từ vở kịch nói kinh điển Lôi vũ (1933) của Tào Ngu, phim truyền hình Tiếng sét trong mưa (kịch bản: Phạm Hạ Thu, đạo diễn: Nguyễn Phương Điền, 54 tập trên THVL1) đang tạo nên một cơn sốt đặc biệt với khán giả phía Nam.
Đưa bối cảnh còn đậm chất phong kiến ở Trung Quốc vào câu chuyện thời phong kiến - thực dân tại Nam Bộ ở Việt Nam là việc rất khó và cũng rất đáng khích lệ. Để rồi, cả đạo diễn và ê-kíp đều khá thành công với lựa chọn của mình.
“Tam sao” không… “thất bản”
Gọi là chuyển thể gián tiếp, vì Tiếng sét trong mưa không “uống nước tận nguồn” từ nguyên tác của Tào Ngu, mà phóng tác theo vở cải lương Lôi vũ, vốn do hai soạn giả Thế Anh - Thế Châu chuyển soạn từ kịch bản của Hồng Căn hồi 1985. Có thể nói kịch bản phim là một dạng “tam sao thất bản”, nhưng nhờ vậy mà ít bị lệ thuộc, có thể thêm bớt nhân vật, biến hóa câu chuyện và lột xác về văn hóa.
“Khi làm phim Tiếng sét trong mưa từ một câu chuyện rất nổi tiếng của kịch tác gia Tào Ngu, tôi cứ đắn đo mãi vì lo sợ ảnh hưởng văn hóa của họ. Tôi cùng biên kịch Phạm Hạ Thu đã có những trao đổi cởi mở để làm sao kịch bản chuyển thể phải là chính mình, kịch bản gốc chỉ còn là cái cớ, là cảm hứng để kể câu chuyện Nam Bộ trước năm 1945” - đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho biết.
Tiếng sét trong mưa không chỉ là chuyện tình, là chuyện đời của Thị Bình (do Nhật Kim Anh thủ vai) và Khải Duy (Cao Minh Đạt), mà còn là câu chuyện của Nam Bộ thời phong kiến - thực dân trước 1945. Phim đi từ chuyện những tá điền cam phận đến những mâu thuẫn giai cấp và ý thức hệ, để cuối cùng là câu chuyện Nam Kỳ khởi nghĩa.
Để có thể tái hiện được những hình ảnh ngày xưa, với kinh phí rất giới hạn của phim truyền hình, đoàn phim Tiếng sét trong mưa phải mất rất nhiều thời gian trong việc chọn cảnh và thiết kế hiện trường sao cho “ngó tàm tạm được” - chữ của Nguyễn Phương Điền.
Họ đã đi qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai… để khảo sát hơn 100 ngôi nhà xưa, với mong muốn có thể tìm được một căn hợp với bối cảnh giàu sang của gia đình Khải Duy. Căn nhà này cũng phải chưa hoặc ít xuất hiện trên các phim trước đó, đặc biệt là phim truyền hình, để khán giả khỏi bị quen mắt.
Với 54 tập phim Tiếng sét trong mưa về bối cảnh trước năm 1945, nhưng kinh phí chỉ gần 10 tỷ đồng, chứng tỏ nhà sản xuất và ê-kíp đã rất “thắt lưng buộc bụng”. Xem phim, nếu ở trong nghề thì khó hình dung họ có thể làm được điều này, quả là kỳ diệu.
“Việt hóa” nhuần nhuyễn và thu hút
Trong cuộc họp báo ra mắt phim Tiếng sét trong mưa, nhà sản xuất Vũ Thị Bích Liên cho biết: “Là người làm kinh doanh, đôi khi tôi tự hỏi tại sao mình lại bỏ nhiều tiền như vậy. Quá trình làm cũng rất vất vả, kể cả khi chọn kịch bản cũng rất khó khăn. Nhưng tôi xác định nó là nghề, không đơn thuần là kinh doanh. Ngay cả khi lợi nhuận của phim thậm chí không bằng bỏ vốn vào ngân hàng, nhưng tôi vẫn chấp nhận. Thực tế, nếu yêu cầu đài truyền hình trả nhiều hơn cũng làm khó cho đài”.
Như lời kể, sau hai năm sản xuất, với gần 10 tỷ đồng bỏ ra, họ lãi chưa được 1 tỷ đồng, khá thấp, nhưng vẫn chấp nhận phiêu lưu để có được một Tiếng sét trong mưa… coi được.
Làm Tiếng sét trong mưa, ê-kíp phim còn gặp một khó khăn gián tiếp, đó là vở kịch Lôi vũ (đạo diễn: Hoa Hạ) từng làm mưa làm gió trên sân khấu Kịch 5B từ 1986. Những cách nhập vai của Việt Anh (nhân vật Chu Phác Viên), Hồng Vân (Thị Bình), Thành Lộc (Chu Xung), Minh Trang (Phồn Y), Hữu Châu (Lỗ Quý)… đã trở thành những vai diễn để đời, đi vào lịch sử sân khấu Việt Nam.
Nguyễn Phương Điền cho biết cái bóng từ kịch nói và cải lương đã ăn sâu vào tâm khảm của anh, nay muốn lột xác để câu chuyện thuần Việt và nhuần nhị, quả là không đơn giản.
Chưa nói, nghĩa của Lôi vũ là “giông tố”, nhưng các soạn giả không chọn vì Vũ Trọng Phụng đã quá nổi tiếng với tiểu thuyết Giông tố, xuất bản thành sách từ năm 1936. Trước đó, khi đăng trên tờ Hà Nội báo, tiểu thuyết này có tên Thị Mịch, mà xét về cuộc đời thì Thị Mịch và Thị Bình trong Lôi vũ có nhiều nét tương đồng. Đạo diễn cho biết cũng vì lý do kinh phí và văn hóa của bản thân, nên khi làm Tiếng sét trong mưa, anh đưa hết câu chuyện về Nam Bộ, để bớt chịu ảnh hưởng. “Thoát xác trước hai nguồn cảm hứng lớn này thật không đơn giản” - Nguyễn Phương Điền nói.
Năm 1997, phim truyền hình Đất phương Nam (đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn, 11 tập) lên sóng, tạo một dấu ấn khó khai mờ trong lòng người xem. Sau cũng có một số phim truyền hình khai thác tương đối thành công chủ đề Nam Bộ trước 1945. Với lượng người xem rất cao như hiện nay, nhiều người đang hy vọng Tiếng sét trong mưa sẽ nối gót Đất phương Nam để tạo ra một dấu ấn mới.
Kim Chi