Lập nghiệp, quản nghiệp, giữ nghiệp đều nên học Tư Mã Ý: 3 thuật quản trị của người nghĩ lớn, làm lớn!
Có câu nói: “Lập nghiệp học Lưu Bị, quản nghiệp học Tào Tháo, giữ nghiệp học Tôn Quyền”. Tuy nhiên, trên vũ đài lịch sử lại có một người hội đủ 3 yếu tố trên, đó là Tư Mã Ý. Sau mấy chục năm sóng gió tranh giành, Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền đều không thể thống nhất được thiên hạ, để cuối cùng, cả giang sơn đều rơi vào tay gia tộc Tư Mã.
Mới đầu Tư Mã Ý được sử sách ghi lại như một kẻ không thích làm quan, sống đời bình dị. Sau nhiều lần tìm cố từ chối, mãi đến năm 30 tuổi (năm 209), khi Tào Tháo trở thành Thừa tướng, Tư Mã Ý mới chính thức bước vào quan trường.
Thế nhưng, khi đã bước chân lên vũ đài chính trị, Tư Mã Ý lại thể hiện rõ là một người có đức tính nhẫn nai hơn người, một tư duy chính trị sắc bén hơn hẳn so với hầu hết các đối thủ lớn thời bấy giờ. Và để rồi từ một “Văn Học Duyện” nhỏ bé dưới trướng của Tào Tháo, từ một quan Chủ bộ vốn bị Tào Tháo nghi ngờ, Tư Mã ý trở thành “Lục Thượng Thư Sự” dưới trướng Tào Phi, được Phi ví như “Tiêu Hà” của mình, trở thành Phiêu Kỵ Đại tướng quân nắm Dự Châu và Kinh Châu dưới thời Tào Duê.
Từ một kẻ bị tước bỏ quyền lực thời Tào Phương, Từ Mã Ý một lần nữa giành lại thực quyền, giết chết Tào Sảng, Vương Lăng, trở thành kẻ còn lại sau cùng, đặt nền tảng cho sự thống nhất của Trung Hoa cuối thời Đông Hán.
Vây điều gì giúp Tư Mã ý làm lên điều đó? Dưới đâu là 3 điều rút ra từ bậc kỳ tài Tư Mã Ý. Phàm ai muốn mưu đại sự, làm việc lớn, gặt hái được thành công cũng nên “tầm sự học đạo”.
Thứ nhất: Chọn đúng người hợp tác
Tư Mã Ý biết chọn đúng người khi nhìn ra được trong số con của Tào Tháo thì Tào Phi là người có khả năng thừa kế sự nghiệp của Tào Tháo cao nhất, nên tạo mối quan hệ tốt với Tào Phi. Sau khi Tào Phi trở thành Thái tử, Tư Mã Ý nghiễm nhiên trở thành thầy của Tào Phi, thành người Tào Phi hết mực tin dùng.
Thứ hai: Biết mình, biết ta, ẩn thân chờ thời, ra mặt đúng lúc
Mặc dù Tào Tháo sớm đã phát hiện Tư Mã Ý là người có tướng “Lang cố, chí tại thiên hạ”, nhất quyết không phải là người an phận thủ thường, chịu cảnh làm tôi tớ, nên Tào Tháo đã nhiều lần có ý muốn giết Tư Mã Ý để trừ hậu họa về sau.
Tuy nhiên Tư Mã Ý là bậc kỳ tài với thuật ẩn thân, biết địch biết ta, đoán được dụng ý của Tào Thào nên Tư Mã Ý xin rút về phía sau chuyên tâm nghiên cứu học vấn, trông coi phần mộ của Tào Xung. Khi bên cạnh Tào Tháo, trong số các bậc anh tài của Tào Tháo, Tư Mã Ý luôn thể hiện là một người bình thường, mãi đến năm 209, sau khi Tào Tháo bại trận Xích Bích trở về, Tư Mã Ý mới bắt đầu dần xuất đầu lộ diện, ra tay tương trợ Tào Tháo.
Thứ ba: Lấy nhân chờ thời
Ngay từ đầu, Tào Tháo đã sớm nhận ra Tư Mã Ý là mầm mống đe dọa không hề nhỏ cho cơ đồ của mình. Tuy nhiên, Tư Mã Ý vẫn tài tình nhẫn nhịn mà đóng vai “trung thần” của mình qua 4 đời quân vương nhà Ngụy. Khi về già, Tư Mã Ý còn được Ngụy đế Tào Duệ trước lúc lâm chung ủy thác, gửi gắm trách nhiệm quan trọng, làm phụ chính đại thần cho hoàng đế mới.
Tư Mã Ý âm thầm nhẫn nhịn trong suốt 50 năm chỉ để chứng minh bản thân mình là một “trung thần” trong mắt các hoàng đế nhà Ngụy, để cuối cùng tới khi hơn 70 tuổi, Tư Mã Ý mới đột ngột làm binh biến, nắm lấy toàn bộ quyền lực của nhà Ngụy. Đây gọi là “Nhất kiếm định giang sơn” mà không phải ai cũng có thể thi triển.
Tư Mã Ý chính là nhân vật dung hòa, hội tụ đầy đủ tài năng: thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng, hùng tài đại lược của Tào Tháo, sự đa tài đa nghệ của Chu Du và dáng vẻ ôn hòa, ôn nhu đức độ của Lỗ Túc. Tư Mã Ý chính là bậc thầy sử dụng “thuật ẩn nhẫn” để giấu mình chờ thời, không để lộ tài năng, sở hở cho đối thủ. Đây chính là một trong những nhân vật thành công nhật thời Tam Quốc.
Quả đúng là: “Tam Anh” tranh hùng đành bỏ ngỏ; Một mình tự tại định giang sơn; Ấy bởi tài kia cao Bắc Đẩu hay là chữ Nhẫn định càn khôn?
Ngọc Tú