Lại ra Bưu điện Bờ Hồ gửi thư...

Nhân chuyện Bưu điện Hà Nội bị đổi tên, tôi bỗng nhớ ra rằng lâu lắm mình không đạp xe ra Bờ Hồ bỏ lá thư nào vào thùng. Cái thói quen ấy và cái thời ấy quả tình đã xa lắm.
06/02/2019 11:00

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân chuyện Bưu điện Hà Nội bị đổi tên, tôi bỗng nhớ ra rằng lâu lắm mình không đạp xe ra Bờ Hồ bỏ lá thư nào vào thùng. Cái thói quen ấy và cái thời ấy quả tình đã xa lắm.

Tòa nhà Bưu điện Hà Nội: Ba thế kỷ 'chảy' qua một cái tên

Tòa nhà Bưu điện Hà Nội: Ba thế kỷ 'chảy' qua một cái tên

Những phản ứng gay gắt của dư luận về vụ “xóa tên” tòa nhà Bưu điện Hà Nội khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao kiến trúc này luôn được mặc định coi là một biểu tượng của thành phố?

Thời ấy không có điện thoại, không có máy tính cho nên con đường duy nhất giao tiếp với nhau khi ở xa chủ yếu bằng thư từ qua bưu điện hoặc nhờ người cầm thư đưa tới tận tay người nhận.

Ngóng về bưu điện

Hà Nội có hai nhà bưu điện. Bưu điện Trong nước nằm bên trái nhà Bưu điện thành phố mới xây, cạnh vườn hoa Lý Thái Tổ. Nhà Bưu điện Quốc tế nằm bên phải bưu điện mới. Hai nhà bưu điện của Pháp xây rất đẹp dù qua nhiều lần sửa chữa và bị thay thế một phần, còn nhà bưu điện của ta xây theo thiết kế của Nga thì từng bị cho là hơi cứng, tuy nhiên, theo thời gian thì cũng đi vào ký ức của Hà Nội.

Nhà bưu điện Bờ Hồ xưa, Pháp định xây làm tòa thị chính, xây xong phần móng, thanh thép nhô lên hàng mấy mét, xong cứ để như thế mấy chục năm không xây tiếp vì nghe đồn là, chính quyền thuộc địa Pháp cũng tin phong thủy sái cổ. «Thầy» dọa rằng, nếu xây tòa thị chính ở đây thì chính quyền thuộc địa Pháp chẳng tồn tại được bao lâu, vì đây là chính là... mồm của con rồng đen.

Chú thích ảnh
Bưu điện Bờ Hồ xưa

Kết quả là tòa thị chính thời Pháp đã được chuyển sang xây ở chỗ đất hình mai rùa bên cạnh, được dựa trên 4 cái “trụ” là Nhà bưu điện cũ, Ngân hàng quốc gia, Nhà kèn trong vườn hoa Lý Thái Tổ và phía trước có tháp Hòa Phong để giữ cho phong thủy được yên bình thành địa linh nhân kiệt, vì thời ấy xung quanh Bờ Hồ còn hoang vu lắm. Những đám cưới đi qua đây còn có cả ngan, bò và trâu đi bên cạnh.

Dĩ nhiên đấy chỉ là những đồn đại của dân gian. Nhưng nó cũng cho thấy rằng việc quy hoạch khu vực này là rất hợp lý, tạo sự hài hòa, vững chắc.

Bên cạnh Bưu điện ở Bờ Hồ, các quận cũng đều có phòng bưu điện. Phòng bưu điện này chỉ nhận thư gửi trong nước. Muốn gửi thư đi quốc tế phải lên nhà Bưu điện Quốc tế nằm ở Bờ Hồ. Nhà bưu điện là trung tâm của thành phố - cây số 0.

Chờ thư

Gửi thư vào hòm, người gửi rất thấp thỏm chờ đợi và không hiểu số phận của bức thư ra sao. Vì thư đi thư lại không biết bao giờ mới đến được nhau cho nên cuối thư thường có phần: “Tái bút: Nhận được thư gửi ngay tin cho biết.”

Chuyện thư từ thất lạc xảy ra như cơm bữa. Có khi gửi đi năm trước đến năm sau thư mới tới nơi. Thời đất nước chưa thống nhất có khi gửi thư phải ba, bốn năm sau mới đến tay người nhận là thường. Trong thư đề: “Hiện nay bố vẫn khoẻ”. Khoẻ là khoẻ cách đây bốn năm, còn khi người nhận được tin vẫn khoẻ thì bố đã mồ yên mả đẹp ba năm rồi.

Thời bao cấp dùng cơm để dán phong bì. Dán xong còn thừa mấy hạt cơm bỏ ngay vào mồm ăn cho đỡ phí. Cơm nhai lâu trong mồm thành vị ngọt.

Mấy lần tôi nhờ chú bé hàng xóm đi gửi thư hộ đều thất lạc. Tôi vặn hỏi chú bé vì sao thư tôi không đến tay người nhận. Sau mới rõ là chú bé này vì quá cẩn thận nên đã dán tem thư vào trong phong bì, sợ người khác bóc ra lấy mất.

Một lần tôi viết thư hẹn gặp người yêu ở Bách hoá Tổng hợp. Tôi đến chờ đến một tiếng mà người yêu không tới. Tôi đi lại sốt hết cả ruột, lại nghĩ, có lẽ mình hẹn nhầm là Đại học Tổng hợp – Trường Y bây giờ - vì cả hai đều có chữ “Tổng hợp”. Tôi đạp xe vòng quanh giữa hai nơi, nóng ruột đến vỡ tim. Mãi đến ba giờ sau mới gặp được người yêu ở Bách hoá Tổng hợp. Bao nhiêu uất ức của sự chờ đợi tôi định trút lên người yêu bỗng tiêu tan hết.

Chú thích ảnh
Bưu điện Hà Nội khi bị đổi tên thành VNPT Hà Nộigây xôn xao dư luận

Bức thư đặc biệt

Bố tôi, nhà thơ Nguyễn Hữu Mão ở số 7, phố Ô Quan Chưởng, Hà Nội có cách gửi thư cực kì lãng mạn: Người yêu của nhà thơ mất gần 80 năm mà tuần nào thi sỹ cũng gửi thư đến địa chỉ nghĩa trang của người tình. Ngay cả khi làm thơ tặng con cái cùng nhà, cụ cũng gửi bằng đường bưu điện. Cụ bảo thơ gửi qua bưu điện mới thiêng.

Cụ sinh năm 1911 mất năm 2006. Năm 17 tuổi, cụ sống cùng ông chú làm tuần phủ Lạng Sơn. Mối tình đầu của cụ với cô sơn nữ thật say đắm và thê thảm. Cô sơn nữ bị một thanh niên cùng bản ghen và đẩy xuống vực thẳm, mấy ngày sau mới tìm thấy xác. Cụ làm thơ khóc mối tình đầu đầy xúc cảm, trong đó có câu:

Ngẩn ngơ trong đám bụi hồng

Giữa nơi phú quý cõi lòng buồn tênh

Hàng ngày cụ ngâm nga bài thơ từ sáng đến tối, ngâm tới mức độ tất cả người ghét thơ trong nhà đều phải thuộc lòng.

Cụ treo bức ảnh truyền thần cô sơn nữ ngay cửa ra vào - nơi trân trọng nhất. Dưới bức ảnh là hàng chữ: “Nàng sơn nữ”. Cụ Mão còn viết một pho truyện dày hàng nghìn trang về nàng sơn nữ. Tên sách: “Nàng Sơn nữ”, “Truyện thực rừng xanh”… cuối sách đề: “Tác giả Nguyễn Hữu Mão không xuất bản và giữ bản quyền”.

Sau đó cụ đi suốt núi rừng Lạng sơn viết vào các vách đá như động Tam thanh, Nhị thanh… những bài thơ cụ tặng cô sơn nữ. Cụ viết thơ vào vách đá bằng vôi. Vôi viết trên vách đá ở trong hang động rất bền. Cụ viết từ năm 17 tuổi. Đến năm 85 tuổi, cụ tìm vào trong hang núi xưa, khi soi đuốc thấy bài thơ vẫn còn chỗ tỏ
chỗ mờ.

Thời điện thoại bàn và di động

Ngày trước, muốn gọi điện thoại phải lên nhà bưu điện thành phố đăng ký ngày, giờ và định gọi cho ai, địa chỉ ở đâu. Sau đó, bưu điện thành phố sẽ gửi giấy báo cho người nhận: Đúng ngày, đúng giờ lên bưu điện thành phố nghe điện thoại.

Sau này, điện thoại bàn mới được đặt ở nhà tư nhân. Rồi điện thoại di động ra đời làm nhân tâm náo loạn. Tác động tích cực là chính, song tác động tiêu cực cũng không kém phần nguy hại. Mọi người dùng điện thoại di động để đắm chìm vào thế giới ảo. Người ta không thích ngắm một bông hoa trong thiên nhiên mà chỉ lăm le chụp lại để ngắm hoa trong ảnh.

Đặc biệt, mọi người đều ngạc nhiên thấy thời gian đi nhanh quá, vì điện thoại di động bắt não nhận quá nhiều thông tin. Nếu ta bỏ điện thoại, sống ở nơi thanh tịnh, tốc độ sống chậm lại, thì sẽ cảm thấy ngày dài lê thê. Ngày xưa, gửi thư cho nhau có khi hàng tháng mới nhận được hồi âm. Thời gian sao dài thế, một ngày chờ thư người yêu thấy như “ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.

Cuộc sống gấp, điện thoại dồn dập đã rút ngắn đời người lại. Từ Thức khi nhập thiên thai rất ít nhận các loại thông tin nhiễu loạn nên ở trên tiên cảnh một năm bằng sống dưới trần gian cả trăm năm:

“Từ Thức khi nhập thiên thai

Không mang điện thoại ngày dài bằng năm”

Năm mới Kỷ Hợi này, có lẽ mỗi người cũng phải viết một bức thư tay, kèm theo tấm postcard, chạy ra Bờ Hồ bỏ vào thùng thư nhỉ. Gửi thì gửi được, nhưng nghĩ mãi chưa biết người nhận là ai?

Nhà thơ dân gian Bảo Sinh, tác giả của hàng ngàn bài thơ kiểu Hồ Xuân Hương mà chốn "giang hồ" ai cũng thuộc, còn là một cây viết tản văn có hạng. Tập "Bát phố" của ông được đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội" năm 2014 chỉ là một vài mảnh ghép trong bức tranh "cực thực" về Hà Nội trong ký ức ông.

Nguyễn Bảo Sinh (nhà thơ dân gian)
Thể thao & Văn hóa Xuân Kỷ Hợi

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.