Kỷ luật học đường và những ý kiến trái chiều
(Thethaovanhoa.vn) - Người Việt ta có câu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Chính vì vậy mà có lẽ thực thi kỷ luật học đường bằng những biện pháp mạnh sẽ là chủ đề tranh cãi bất tận, khó có hồi kết.
Nếu ai đó nghĩ rằng câu ngạn ngữ trên chỉ đúng với văn hóa Á Đông thì clip sau đây sẽ cho thấy giữa văn hóa Tây Âu và văn hóa Á Đông không có sự khác biệt rõ rệt nhiều lắm khi nói đến kỷ luật học đường.
Theo thống kê có tới 22 tiểu bang ở Mỹ cho phép đánh học sinh vào mông bằng thước bằng gỗ dẹt tét vào mông trẻ, mà tiếng Mỹ gọi là “Paddling”. do nhà trường cung cấp. Những tiểu bang không cho phép đánh học sinh thì họ trừng phạt học sinh bằng cách đứng vào một góc phòng học không được nói chuyện trong thời gian đó.
Nhiều người sẽ bất ngờ trước thông tin này và có thể đặt câu hỏi là tại sao tại một đất nước có nền giáo dục hiện đại như Mỹ mà hình phạt roi vọt này vẫn còn tồn tại? Điều đáng nói nữa là nó được sự đồng ý giữa nhà trường và gia đình.
Nhiều chuyên gia giáo dục ở Mỹ vẫn tin rằng hình phạt này sẽ có tác dụng trực tiếp nhất đối với sự thay đổi hành vi của trẻ. Khi nhập học cho con, phụ huynh sẽ điền vào một tờ đơn, trong đó có thể lựa chọn có cho phép sử dụng hình phạt với các em hay không. Tuy nhiên, đôi khi sự lựa chọn đó bị phớt lờ, như tại thanh phố De Soto ở Dallas.
Đó là câu chuyện khi Jalijah 5 tuổi, giáo viên ở trường mầm non đánh em bằng tấm bảng gỗ.do trêu chọc một giáo viên khác.
Sau khi sự việc xảy ra, cha mẹ của Jalijah đã chuyển em sang một ngôi trường khác nhưng ngôi trường mới vẫn nằm trong quân De Soto, nơi hình phạt đòn roi vẫn được áp dụng. Sự lo lắng vẫn hiện lên trên khuôn mặt những người làm cha làm mẹ.
Theo thống kê, hiện ở Mỹ mỗi ngày có khoảng 800 học sinh bị đòn roi ở trên lớp và mỗi niên khóa có khoảng 150 nghìn vụ áp dụng hình phạt roi vọt.
Vnews