King Kong ngày càng 'người' hơn trên màn bạc
(Thethaovanhoa.vn) - Qua gần 9 thập kỷ, quái vật khổng lồ King Kong đã xuất hiện ngày một ấn tượng và "người" hơn trên màn bạc qua nhiều tập phim bom tấn.
- VIDEO: Xem King Kong quần thảo khủng long trên đầm nước Ninh Bình
- Phim 'Kong: Skull Island' quay ở Việt Nam không phải là King Kong 2
- Sau phim PAN, đến lượt 'King Kong 2' bị Sơn Đoòng, Hạ Long quyến rũ
Trong phim "King Kong" (1933), quái vật này là "stop-motion" (hoạt hình tĩnh vật)
Với bộ phim này, O'Brien đã có một sự pha trộn chưa từng có giữa hình ảnh của một quái vật "stop-motion" (tĩnh vật) với những thước phim do người đóng.
Trong khi với phim King Kong vs. Godzilla, do Nhật Bản sản xuất hồi năm 1962, đạo diễn hiệu ứng hình ảnh Eiji Tsubaraya quyết định thuyết phục khán giả bằng tạo dựng King Kong bằng người thật "đội lốt" quái vật được chế tạo bằng cao su.
Trong phim "King Kong vs. Godzilla" (1962), Kong là người "đột lốt" quái vật bằng cao su
Trong một thế kỷ làm phim, King Kong vẫn được xem là một quái vật sinh lợi. Chính vì vậy mà nhân vật này luôn được các chuyên gia công nghệ dày công tạo dựng hình ảnh sao cho thuyết phục nhất và qua đó King Kong cũng đã góp phần thúc đẩy kỹ xảo điện ảnh.
Trong phim "King Kong" (1976), quái vật này cao 40m và được điều khiển bằng thủy lực học. Nhưng chi phí tạo dựng nhân vật bị đội lên nên quái vật này chỉ được sử dụng trong hơn 1 phút quay, các phần quay khác do diễn viên mặc đồ gorilla và đeo nhiều mặt nạ khác nhau để truyền tải cảm xúc
Trong tập phim mới nhất về quái vật khổng lồ này, mang tựa đề Kong: Đảo đầu lâu (Kong: Skull Island) của đạo diễn Jordan Vogt-Roberts, hình ảnh King Kong được đánh giá là lớn nhất và hiện thực nhất.
"King Kong" (2005) của Peter Jackson là quái vật cao 24m
Trong tập phim này, King Kong được các chuyên gia của công ty Industrial Light & Magic tạo dựng, trông nhân vật này sừng sững như một tòa nhà với chiều cao 30 và có bộ lông được tạo bằng 19 triệu sợi lông kỹ thuật số.
Trong Kong: Skull Island (2017), quái vật trông "người" hơn, biết truyền tải cảm xúc sâu hơn
Jeff White, người giám sát phần kỹ xảo điện ảnh trong phim, nói với tờ Time rằng, chân dung King Kong trong tập phim này không chỉ gây ấn tượng với ngoại hình kổng lồ mà còn với cách nhân vật tương tác với môi trường của mình, như côn trùng bám đầy đầu hay bùn bám vào lông, cách quái vật vục tay xuống nước.
Thêm nữa, sức mạnh của Kong Kong không chỉ đơn thuần được thể hiện qua hình thể, mà đôi mắt của quái vật cũng truyền tải cảm xúc sâu sắc.
Song đương nhiên, nhóm thực hiện kỹ xảo của tâp phim này không chỉ tìm cách tạo ra hình ảnh một quái vật mới, mà theo giải thích của White, đạo diễn Jordan muốn nhân vật này không chỉ là một gorilla.
"Ý tưởng của Jordan là đưa Kong trở về với bản phim hồi năm 1933 nhưng diện mạo trông phải sống động hơn" – White nói.
Tuấn Vĩ
Theo Time